Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
3.3. Các giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn sau khi được đào tạo nghề
3.3.2. Khó khăn, tồn tại
Các chương trình giải quyết việc làm tuy đã đạt được nhiều kết quả quan trọng nhưng chưa mang tính ổn định cao, công tác vận động tuyên
truyền giải quyết việc làm chưa được thực hiện thường xuyên, giải quyết việc làm tại chỗ còn hạn chế, cơ chế cho vay vốn tạo việc làm còn nhiều thủ tục rườm rà, chưa thông thoáng;
Cấp ủy, chính quyền cơ sở một số xã, phường chưa quan tâm đúng mức công tác giải quyết việc làm, chưa chủ động gắn kết nhiệm vụ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giải quyết việc làm và đào tạo nghề với các chương trình phát triển kinh tế xã hội tại địa phương để tạo, mở việc tại chỗ;
Nguồn lao động của thị xã khá dồi dào nhưng lượng lao động qua đào tạo có trình độ sản xuất, tay nghề cao còn ít. Công tác phối hợp với các đơn vị tham gia dạy nghề đóng trên địa bàn thị xã để tuyển sinh, mở lớp nghề còn có những hạn chế;
Công tác vận động, tuyên truyền về lao động, việc làm cần được đẩy mạnh thực hiện thường xuyên có hiệu quả và sâu rộng hơn;
Sự tham mưu với cấp trên trong việc tuyên truyền về nghề học và việc làm sau đào tạo còn chưa thực sự nhạy bén, lượng học viên đi học về áp dụng những kiến thức đã dược đào tạo vào sản xuất còn ít và hạn chế, chưa coi việc đào tạo nghề là chiếc chìa khóa quan trọng trong xóa đói, giảm nghèo nâng cao thu nhập;
Mức cho vay vốn trên một dự án thấp (20 triệu đồng/1 dự án) do vậy khả năng đáp ứng yêu cầu giải quyết việc làm, khả năng canh tác sản xuất mở rộng chưa cao, tư vấn giới thiệu nghề đào tạo còn nhiều hạn chế, đôi khi chỉ mang tính hình thức.
3.3.3. Nguyên nhân, giải pháp.
3.3.3.1. Nguyên nhân
Kinh tế, xã hội của thị xã đã có bước tăng trưởng khá song còn hạn chế vè quy mô nên chưa đáp ứng được nhu cầu giải quyết việc làm cho người lao động sau đào tạo nghề trên địa bàn;
Công tác tuyên truyền, phổ biến nội dung, phương thức đào tạo, các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất, mở rộng ngành nghề, tạo việc làm, nêu gương những điển hình tiên tiến về áp dụng nghề được đào tạo vào sản xuất, tiên phong đi đầu áp dụng tiến bộ vào sản xuất, canh tác còn hạn chế;
Ban chỉ đạo thực hiện chương trình giải quyết việc làm cho người lao động sau đào tạo tuy đã có sự phân công nhiệm vụ cụ thể đến các thành viên nhưng công tác chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc tổ chức thực hiện ở các xã, phường vẫn chưa được thường xuyên, sâu sát;
Việc mở các mã ngành mới chưa căn cứ vào nhu cầu học nghề của lao động nông nghiệp, việc thực hành còn hạn chế, phương tiện thiết bị cũ kỹ làm cho người học khó tiếp cận thực tế công việc sau này mình sẽ làm;
Sự phối hợp giữa các đơn vị đào tạo, các doanh nghiệp, các chương tình đào tạo nghề của nông thôn, của tỉnh trên địa bàn chưa chặt chẽ, chưa bám vào nhu cầu của xã hội nên hiệu quả đạt được chưa cao;
Công tác phân luồng, hướng nghiệp học sinh tư vấn học nghề cho người tham gia còn hạn chế, đồng thời nhận thức của người dân còn hạn chế, nặng về coi trọng bằng cấp, xem nhẹ học nghề, ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước;
Đội ngũ cán bộ làm công tác lao động, việc làm còn thiếu về số lượng, yếu cả về chất lượng, bên cạnh đo mức thu nhập thấp nên ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của của công tác đào tạo nghề;
Nghề nông nghiệp không thực sự hấp dẫn người học, thời gian học lâu, áp dụng lâu, kết quả thu được phải đợi trong thời gian tương đối dài, nghề nông nghiệp gặp nhiều rủi ro, lợi nhuận không cao, …
3.3.3.2. Một số giải pháp tạo việc làm sau đào tạo
Tiếp tục hoàn thiện xác định cơ cấu sản xuất các ngành;
Đại đa số những người tham gia học nghề đều là nông dân có thu nhập thấp và là hộ nghèo. Do đó để nâng cáo thu nhập cho người học nghề đồng
thời xóa đói, giảm nghèo thì UBND, HĐND thị xã cần xác định cụ thể cơ cấu các ngành đào tạo sao cho sát thực với đời sống của người dân, dần dần có sự chuyển dịch cơ cấu ngành từ manh mún, nhỏ lẻ sang sản xuất chuyên canh mang tính chất hàng hóa, giá trị cao, tập trung vào một số nhóm ngành có khả năng phổ biến rộng, thiết thực và dễ làm.
Do diện tích đất nông nghiệp có hạn vì vậy cần phải đổi mới cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, tăng cường đầu tư thâm canh theo chiều sâu, tập trung chuyên canh, những cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao, các ngành được đào tạo nghề;
Bên cạnh đó, cần phải quy hoạch mạng lưới chợ nông thôn, đa dạng hóa các loại hàng hóa, xây dựng đầu mối lưu thông hàng hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia, giải quyết đầu ra cho các loại sản phẩm mà những người tham gia học nghề ứng dụng sản xuất ra.
Phân bổ sử dụng lao động ở nông thôn và hộ, mở rộng các ngành nghề sản xuất, thương mại dịch vụ trong nông thôn;
Cần có cơ chế chuyển dần 1 bộ phận nông dân sản xuất nông nghiệp sang học các ngành nghề phi nông nghiệp và mang tính chuyên môn hóa cao khác, nhằm giải phóng sức lao động đồng thời tăng giá trị cho nền kinh tế thông qua việc mở rộng sản xuất các ngành nghề phi nông nghiệp, các nghề có giá trị kinh tế cao. Cần phải mở rộng các nghề đào tạo sát thực với điều kiện thực tế ở địa phương theo hướng mở rộng các nghề phi nông nghiệp, tập trung về ruộng đất và kỹ thuật, quan tâm đến thị trường đầu ra.
Nâng cao trình độ lao động;
Lao động nông thôn cần thiết phải được học nghề để thay đổi tư duy sản xuất, tăng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đất đai. Tỷ lệ mù chữ và chưa học hết văn hóa còn cao, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc tiếp cận thông tin, chính sách và việc học nghề của người dân. Do đó chính quyền cần quan tâm nhiều hơn nữa đến việc nâng cao trình độ văn hóa, trình độ nhận
thức về tầm quan trong của việc học nghề để tự tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho bản thân và gia đình;
Cần hướng dẫn nông dân đăng ký học những nghề phù hợp với điều kiện gia đình để thuận lợi trong canh tác hoặc học những nghề phi nông nghiệp phù hợp với kinh tế, khả năng nghề nghiệp, tránh học theo phong trào, hình thức gây tốn kém cho nhà nước, mất thời gian của bản thân;
Cần tích cực áp dụng những nội dung đã học vào sản xuất, tự trau dồi kiến thức thông qua việc học hỏi, tham quan các mô hình, tự nghiên cứu để có những kiến thức nhất định về sản xuất kinh doanh và thị trường, …
Công tác đào tạo nghề gắn với việc làm;
Phối hợp với các cơ sở dạy nghề của tỉnh, liên kết với các cơ sở dạy nghề ở các địa phương khác, tiến tới thành lập trung tâm dạy nghề của huyện để dạy nghề cho lao động dưới nhiều hỡnh thức, nõng cao chất lượng lao động đáp ứng được nhu cầu của các thị trường lao động, đặc biệt chú trọng quan tâm đến người lao động không việc làm, thiếu việc làm.
Đào tạo nghề nâng cao chất lượng lao động để người lao động có cơ hội lựa chọn ngành nghề, công việc đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá của địa phương để giải quyết việc làm tại chỗ hoặc tham gia xuất khẩu lao động, coi xuất khẩu lao động là một giải pháp xoá đói giảm nghèo có hiệu quả cao. Tăng cường tư vấn, tuyên truyền phổ biến và tạo điều kiện để lao động là người nghèo tích cực tham gia xuất khẩu lao động sang các nước, phấn đấu mỗi năm đều có số lao động tham gia xuất khẩu tăng.
Tư vấn, tạo điều kiện, vốn, vật tư kỹ thuật để các hộ thiếu đất sản xuất chuyển đổi sang phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và các hoạt động kinh doanh dịch vụ khác.
Tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển kinh tế tạo việc làm cho lao động xã hội;
Khuyến khích hình thành các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất tư nhân
để khai thác tối đa tiềm năng thế mạnh của địa phương trên mọi lĩnh vực ngành nghề như xây dựng dân dụng, cơ khí gò hàn, chế biến nông lâm sản…
Khuyến khích thu hút mạnh các doanh nghiệp vừa và nhỏ, kinh tế hộ gia đình trong nông nghiệp, nông thôn bỏ vốn đầu tư. Thực hiện các chính sách đặc biệt để hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn có nhiều khó khăn và vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm
Mở rộng thị trường tiêu thụ là giải pháp quan trọng trong phát triển kinh tế và tạo việc làm cho người lao động. Khi sản phẩm người lao động làm ra được tiêu thụ tốt thì mới kích thích được sản xuất hàng hoá, kích thích đầu tư sản xuất, đa dạng hoá ngành nghề và mới tạo ra được việc làm cho người lao động. Để làm được việc này nhà nước và chính quyền địa phương cần có các giải pháp sau:
- Có chính sách giúp đỡ, hướng dẫn người lao động nâng cao năng lực sản xuất, đa dạng hoá ngành nghề để tạo ra được sản phẩm không chỉ đáp ứng nhu cầu của thị trường trong vùng mà cả thị trường trong và ngoài nước;
- Khuyến khích, hỗ trợ các tố chức trung gian tiêu thụ sản phẩm do người lao động trong huyện sản xuất ra;
- Thành lập hợp tác xã dịch vụ để cung ứng đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho người dân
- Huyện cần tạo điều kiện hỗ trợ việc xây dựng chợ mới, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống đường giao thông, hệ thống thông tin liên lạc để sản phẩm của người dân sản xuất ra được nhanh chóng chuyển tới tay người tiêu dùng;
- Đẩy mạnh công tác dự báo, phổ biến rộng rãi thông tin thị trường, các thông tin về khoa học công nghệ để người dân nắm bắt kịp thời và có những quyết định đúng đắn trong sản xuất kinh doanh của mình.
Chương 4