Đặc điểm việc làm ở nông thôn

Một phần của tài liệu Giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn miền núi ở huyện sơn dương tỉnh tuyên quang (Trang 26 - 29)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN CỦA VIỆC LÀM VÀ TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN MIỀN NÚI

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.2. Đặc điểm việc làm ở nông thôn

Việc làm của lao động ở nông thôn là những hoạt động trong tất cả các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội của một bộ phận lực lƣợng lao động sinh sống ở nông thôn để mang lại thu nhập mà pháp luật không ngăn cấm.

Người lao động ở nông thôn thường làm việc trong những ngành nông, lâm, thuỷ sản - những loại việc làm có thể khai thác từ nguồn tài nguyên tự nhiên chính nơi họ sinh sống. Ví dụ, người sống ở rừng núi hay làm nghề rừng, người sống ở vùng duyên hải hay làm nghề biển…Việc làm của họ chủ yếu phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và sức lao động của chính mình. Trong điều kiện nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, việc làm của người lao động ở nông thôn càng mang tính thủ công, nặng nhọc và có thu nhập thấp. Khi kinh tế nông thôn vẫn chủ yếu là nông nghiệp, ở đó ẩn chứa nhiều nguy cơ thiếu việc làm hữu hình. Vì vậy, đa dạng hoá các ngành nghề, mở nhiều loại việc làm, phát triển kinh tế, xã hội ở nông thôn là phương hướng chủ yếu giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn.

Ở nông thôn, dân cƣ chủ yếu sản xuất nông nghiệp và những ngành gắn với nông nghiệp, nông thôn. Các loại việc làm ở nông thôn rất đa dạng với hàng trăm ngành nghề khác nhau. Tuy nhiên có thể phân thành các loại việc làm thuần nông và việc làm phi nông nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Việc làm thuần nông là hoạt động trong lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi. Hiện nay, chăn nuôi và trồng trọt vẫn là công việc chính của nhà nông các nước đang phát triển. Trong trồng trọt cây lương thực chiếm chủ yếu diện tích cơ cấu cây trồng, cây rau màu và cây công nghiệp chỉ chiếm một diện tích nhỏ… Còn chăn nuôi ở nông thôn phần lớn chỉ để tận dụng thức ăn dƣ thừa và cung cấp phần nào nhu cầu thực phẩm ở nông thôn.

Thế mạnh của lĩnh vực này là người lao động được kế thừa kinh nghiệm sản xuất của cha ông để lại. Người lao động ở nông thôn lớn lên đã theo cha mẹ ra đồng làm việc nên họ thường quan niệm rằng không cần phải qua trường lớp đào tạo. Kiến thức nhà nông được tích luỹ dần trong quá trình người lao động tham gia sản xuất từ nhỏ với tư cách là lao động phụ của gia đình. Bên cạnh đó, loại công việc này còn nhiều hạn chế, đó là:

+ Sản xuất chịu ảnh hưởng trực tiếp của các điều kiện tự nhiên nên năng suất và hiệu quả công việc không cao.

+ Sản xuất năm này theo năm khác, lặp đi lặp lại nên người lao động chỉ làm việc theo kinh nghiệm, ít có cải tiến, sáng tạo…làm cho tiến trình phát triển kinh tế-xã hội ở nông thôn diễn ra một cách chậm chạp.

+ Sản xuất có tính chất mùa vụ nên lao động ở nông thôn sẽ thiếu việc làm lúc nông nhàn. Mặt khác, cùng với quá trình đô thị hoá, đất nông nghiệp bị chuyển mục đích sử dụng làm cho người nông dân mất tư liệu sản xuất và với trình độ tay nghề thấp họ sẽ gặp khó khăn trong tìm kiếm việc làm và phải làm những công việc nặng nhọc với mức lương thấp…Đặc biệt là trong quá trình hội nhập, người lao động làm việc trong lĩnh vực thuần nông có nguy cơ bị thiếu việc làm và bị thất nghiệp cao.

- Việc làm phi nông nghiệp là lĩnh vực rộng lớn, gồm tất các ngành, nghề ngoài nông nghiệp ở nông thôn. Hiện nay đã có nhiều loại hình công việc ngoài nông nghiệp ra đời và phát triển mạnh. Bên cạnh sự phát triển của các ngành nghề truyền thống nhiều ngành nghề chế biến nông, lâm, thuỷ sản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

mới xuất hiện. Đặc biệt cùng với sự phát triển của kinh tế hàng hoá, dịch vụ ở nông thôn cũng phát triển mạnh mẽ. Nhiều loại hình dịch vụ đời sống trước kia chỉ có ở thành thị thìnay đã có ở nông thôn nhƣ dịch vụ vệ sinh nông thôn, dịch vụ cung cấp nước sạch…Nhiều việc làm trước đây đã bị xã hội coi rẻ nhƣ giúp việc gia đình, chạy chợ…thì nay đã đƣợc công nhận nhƣ một nghề.

Tất cả những biến đổi đó đã tạo ra nhiều loại hình việc làm đa dạng cho người lao động ở nông thôn.

Việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn có vai trò tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn:

- Phát triển ngành nghề ngoài việc đem lại việc làm ổn định, thường xuyên cho người lao động trong lĩnh vực đó, còn có khả năng thu hút thêm lao động nhàn rỗi ở nông thôn. Ngoài ra sự phát triển của nó lại nảy sinh những ngành nghề mới, những hoạt động dịch vụ liên quan tạo thêm nhiều việc làm mới cho người lao động.

- Loại việc làm này thường đem lại thu nhập ổn định và cao hơn cho người lao động.

- Việc làm phi nông nghiệp có vai trò to lớn thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xu thế hội nhập nền kinh tế thế giới.

Tuy nhiên, sự phát triển của loại việc làm này cũng gặp khó khăn do hạn chế về trình độ tay nghề của người lao động, về công nghệ cũng như giới hạn về khả năng quản lý của chủ hộ sản xuất kinh doanh, về nguồn vốn và phong tục tập quán. Người dân có nghề phi nông nghiệp vẫn chưa mạnh dạn bỏ ruộng để tập trung sản xuất ngành nghề.

Tóm lại, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển ngành nghề ở nông thôn, nhƣng so với việc làm thuần nông thì sự phát triển gia tăng của việc làm phi nông nghiệp hiện nay đang chiếm ƣu thế và đang trong xu thế phát triển. Bởi vì so với lĩnh vực thuần nông, lĩnh vực phi nông nghiệp ít gặp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

những giới hạn của giới tự nhiên, ngƣợc lại nó còn đƣợc thúc đẩy mạnh mẽ bởi sự phát triển của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nếu nhƣ việc làm thuần nông ngày càng bị thu hẹp thì việc làm phi nông nghiệp đang trong xu thế phát triển mở rộng do chính sự phát triển của một nền nông nghiệp hàng hoá đưa lại. Hơn nữa, nông thôn các nước đang phát triển đang vươn mình phát triển. Điều đó tạo ra thị trường rộng lớn cho sản xuất, hình thành cơ cấu kinh tế công, nông nghiệp, dịch vụ và cơ cấu tiến bộ ở nông thôn.

Một phần của tài liệu Giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn miền núi ở huyện sơn dương tỉnh tuyên quang (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)