Các giải pháp về chính sách

Một phần của tài liệu Giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn miền núi ở huyện sơn dương tỉnh tuyên quang (Trang 86 - 92)

Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN MIỀN NÚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SƠN DƯƠNG, TỈNH TUYÊN QUANG

4.4. Một số giải pháp chủ yếu

4.4.1. Các giải pháp về chính sách

Chính sách đất đai có vai trò quan trọng đối với lao động và tạo việc làm mới trong nông nghiệp. ở nông thôn đất đai là đối tƣợng cơ bản nhất của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

quá trình sản xuất và phát triển việc làm. Theo chính sách đất đai mới, nông dân được nhà nước giao quyền sử dụng đất lâu dài, được quyền chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình có khả năng sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Đó là điểm rất cơ bản trong lĩnh vực đất đai, góp phần đáng kể giải phóng tiềm năng lao động và tạo mở việc làm ở nông thôn. Tuy nhiên để khuyến khích người lao động tạo việc làm, cần tiếp tục hoàn thiện chính sách đất đai theo hướng khuyến khích nhân dân đầu tư khai hoang, cải tạo đồng ruộng và sử dụng, có hiệu quả ruộng đất vừa tạo thêm nhiều việc làm vừa tạo sản phẩm nông nghiệp có giá trị cao trên một diện tích đất canh tác.

Cần có những thay đổi trong chính sách đất đai mới cần thực hiện:

Một là, cần nhanh chóng thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nông dân và khuyến khích nông dân tự chuyển đổi ruộng để giảm thiểu tình trạng ruộng đất manh mún. Như vậy, người dân sẽ mạnh dạn đầu tư thủy lợi, cải tạo đất và chuyển đổi cơ cấu cây trồng với các loại cây có lợi ích kinh tế cao, thu hút nhiều lao động. Nhà nước chủ động trợ giúp vốn, kỹ thuật, công nghệ, tìm thị trường tiêu thụ cho nông dân để hỗ trợ quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, khai thác có hiệu quả đất canh tác, kể cả việc chuyển một phần ruộng đất trồng cây lúa truyền thống sang làm vườn kinh tế, cải tạo vườn tạp thành vườn kinh doanh. Từng bước hướng nông dân thực hiện quyền chuyển nhƣợng sử dụng ruộng đất để phát triển hàng hóa theo chủ trương người nào giỏi việc gì thì làm việc ấy.

Hai là, khuyến khích các thành phần tự khai hoang và kinh doanh theo kiểu trang trại tại các vùng đất còn hoang hóa, nhất là các vùng miền núi và ven biển, hải đảo... Nhà nước có thể hỗ trợ vốn, cho vay dài hạn với lãi suất ưu đãi, cho mượn hoặc cho thuê đất lâu dài với giá thấp để người dân mạnh dạn bỏ vốn và đầu tư vào vùng đất chưa được sử dụng. Đối với những người đi xây dựng vùng đất còn kém phát triển dân cƣ thƣa thớt, nên có chính sách ƣu đãi về thời hạn cho vay đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi để họ có thể

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất ở nơi ở cũ để lấy vốn kinh doanh ở vùng đất mới.

Ba là, cần quy hoạch lại các nông, lâm trường để giao phần đất chưa đƣợc sử dụng hoặc sử dụng chƣa có hiệu quả cho các hộ gia đình quản lý và sử dụng. Xây dựng mô hình nông lâm trường làm trung tâm đầu mối thương mại, kinh tế-kỹ thuật của vùng mà lấy các hộ gia đình nông dân làm các vệ tinh. Mở rộng mô hình bán các vườn rừng, vườn cây công nghiệp cho các hộ gia đình kinh doanh cùng với giao đất sử dụng lâu dài.

4.4.1.2. Chính sách tạo vốn và tín dụng

Chính sách tạo vốn cho người lao động có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy giải quyết việc làm ở nông thôn. Chính sách tạo vốn nên định hướng vào huy động nguồn vốn trong nước và ngoài nước, trước hết là nguồn tín dụng ngân hàng và huy động trong dân, chú trọng huy động nguồn vốn trong dân thông qua cải thiện môi trường chính sách khuyến khích kinh doanh thông thoáng và thuận lợi để người dân, doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư kinh doanh tạo thêm việc làm. Đồng thời, chính sách tạo vốn cũng phải đồng bộ với các chính sách khuyến khích liên quan khác nhƣ chính sách đất đai, đảm bảo xây dựng đồng bộ các hạng mục cơ sở hạ tầng, cung cấp các dịch vụ xã hội, chính sách thuế và chính sách thị trường tương ứng để người lao động nông thôn có cơ hội tự tạo việc làm mới một cách ổn đinh và lâu bền.

Hiện nay, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng chính sách hàng năm đều lập ra quỹ tín dụng và có những chương trình riêng giúp người nông dân vay vốn ưu đãi, đặc biệt là các hộ gia đình nghèo phát triển kinh tế gia đình, tăng gia sản xuất. Đối tƣợng vay vốn chủ yếu của quỹ là người lao động nông thôn vay vốn để mở rộng mô hình kinh tế vườn, chăn nuôi.

Đối với khu vực nông thôn, vấn đề tạo vốn cho các doanh nghiệp và cho các hộ gia đình sản xuất kinh doanh đang là vấn đề búc xúc. Chính phủ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cũng đã tập trung vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng nông thôn như thủy lợi, đường giao thông và hình thành các chương trình quốc gia có muc tiêu ưu tiên vốn cho phát triển nông thôn như chương trình 135, 120…đầu tư từ ngân sách quốc gia.

Thời gian tới cần thực hiện tiếp tục chính sách tạo vốn và tín dụng theo các hướng sau:

Thứ nhất, khuyến khích tự tạo việc làm, thông qua chính sách cho người có vốn thuê đất để hình thành kinh tế trang trại ở các vùng nông thôn.

Xây dựng các xí nghiệp nhỏ, phát triển tiểu thủ công nghiệp, khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống. Tuyên truyền rộng rãi và thường xuyên chủ trương của Nhà nước về khuyến khích tự tạo việc làm để dân thấy được lợi ích của việc mạnh dạn bỏ vốn vào đầu tƣ kinh doanh.

Thứ hai, trong chính sách tạo vốn, quan trọng nhất hiện nay là phải tiếp tục phát triển và cải tạo thị trường tín dụng nông thôn. Đưa hệ thống tín dụng nông thôn tiến tới hoạt động theo cơ chế thương mại, cho vay thương mại theo các dự án, thủ tục đơn giản và giảm dần lƣợng tín dụng ƣu đãi để đảm bảo sự lành mạnh trong thị trường vốn nông thôn và nâng cao ý thức sử dụng vốn của người đi vay.

Cần xây dựng quy chế quản lý chặt chẽ quá trình cung ứng tín dụng đảm bảo vốn vay được sử dụng đúng mục đích, tới tận tay người cần vay.

Tăng cường tín dụng thương mại trung và dài hạn đến từng hộ sản xuất theo nhu cầu đầu tƣ mới, thực hiện cho vay đến các cơ sở, hộ và doanh nghiệp tƣ nhân, nhóm tiết kiệm-tín dụng để đầu tƣ vào đổi mới kỹ thuật cải tạo cơ sở vật chất ngày càng tạo ra nhiều chỗ làm cho người lao động nông thôn.

4.4.1.3. Chính sách thuế

Thứ nhất, hiện nay trong khu vực nông thôn, các doanh nghiệp tiêu thụ nông sản phẩm của nông dân đang gặp rất nhiều khó khăn do các luật thuế.

Thuế VAT đƣợc đƣa vào sử dụng gây trở ngại trong quá trình tích lũy vốn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

vốn đã nhỏ lẻ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cần tiếp tục sửa đổi thuế VAT theo hướng tính toán lại việc khấu trừ VAT đầu vào cho các doanh nghiệp kinh doanh và sản xuất có sử dụng sản phẩm nông nghiệp để các doanh nghiệp này có thể tiếp tục phát triển ổn định, từ đó mà duy trì chỗ việc làm đã đƣợc tạo ra và có thể tiếp tục đƣợc tạo ra.

Thứ hai, thực hiện chính sách miễn giảm thuế đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ gia đình mới đăng ký kinh doanh lần đầu (từ 1 đến 2 năm đầu) khi thu hút thêm nhiều lao động. Nên có sự phân biệt các đối tƣợng cụ thể áp dụng từng mức thuế suất hợp lý:

Đối với các hộ gia đình, doanh nghiệp sản xuất hàng tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn (làng nghề), cần có những chính sách ƣu đãi về các loại thuế trong thời gian tương đối dài để các hộ và doanh nghiệp có đủ điều kiện tích lũy và mở rộng sản xuất vì đây là loại hình thu hút đƣợc khá nhiều lao động do yêu cầu của ngành tiểu thủ công nghiệp là cần sự tỉ mỉ và khéo léo.

Thứ ba, tiến hành miễn, giảm thuế cho các trung tâm xúc tiến việc làm, trung tâm dạy nghề, khuyến nông, và các cơ sở dạy nghề tƣ nhân là cơ sở vệ tinh của các hệ thống chương trình giải quyết việc làm quốc gia.

Thứ tƣ, thực hiện giảm tiền thuê đất đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh đang sử dụng nhiều lao động và có khả năng mở rộng để thu hút nhiều lao động phi nông nghiệp ở nông thôn và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ nhƣ đào tạo nghề cho đông đảo lao động nông thôn.

4.4.1.4. Một số chính sách xã hội

Ngoài một số chính sách đã nêu trên, Nhà nước cũng cần thực hiện tốt một số chính sách xã hội sau để tạo ra nhiều hơn cơ hội việc làm cho người lao động nông thôn:

Nhà nước cần đầu tư nhiều hơn cho các chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình nông thôn. Mức sinh con thứ trong những năm gần đây có giảm song tốc độ chậm, đặc biệt là những gia đình nông thôn. Cần giữ vững

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

và giảm mạnh hơn nữa tỷ lệ sinh đẻ ở nông thôn bằng nhiều biện pháp giáo dục và kinh tế. Tăng cường các biện pháp tuyên truyền, giải thích và thuyết phục về lợi ích trước mắt và lâu dài của chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình đến từng người dân.

Đặc biệt, về dài hạn vẫn phải tiếp tục đẩy mạnh công tác hướng dẫn sinh đẻ có kế hoạch, chú trọng đến các vùng dân tộc thiểu số, bà con dân tộc ít người.

Triển khai rộng rãi và thiết thực các chương trình xóa đói giảm nghèo ở các vùng nông thôn trên cơ sở Nhà nước, các cấp tỉnh, huyện phải tiến hành khảo sát, nắm bắt và đánh giá tình trạng đói nghèo hiện nay ở từng vùng, làm rõ các nguyên nhân đói nghèo và các kinh nghiệm tốt của từng hộ đã vƣợt khó vươn lên làm giàu, từng bước xóa đói giảm nghèo và cải thiện đời sống cho người nông dân.

* Chính sách chuyển giao công nghệ, cung cấp thông tin, đào tạo tay nghề và tư vấn việc làm ở nông thôn

Triển khai mạnh chính sách chuyển giao công nghệ, cung cấp thông tin, đào tạo tay nghề và tƣ vấn việc làm ở nông thôn cần phải thực hiện một số biện pháp sau:

Cải tiến hệ thống thông tin thị trường, giá cả nhằm hỗ trợ các nhà sản xuất truyền thống nắm bắt tốt hơn những thay đổi về thị hiếu người tiêu dùng trong và ngoài nước để quyết định đầu tư vào sản xuất một cách đúng đắn. Hỗ trợ về nghiên cứu sản phẩm, cải tiến công nghệ cho phù hợp với điều kiện nâng cao tính đặc sắc của sản phẩm nhƣng không lỗi thời để không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

Nhà nước hỗ trợ nâng cấp hệ thống đào tạo kỹ thuật, tay nghề cho thanh niên nông thôn với hình thức đào tạo tại chỗ, đào tạo tại các trung tâm dạy nghề của tỉnh, huyện, dạy kèm. Tổ chức các khóa đào tạo tay nghề cho các chủ doanh nghiệp, chủ hộ dưới hình thức cùng chia sẻ kinh phí, coi đây là một trong những khoản đầu tƣ cơ bản, dài hạn nhƣ đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng cứng ở nông thôn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Mở rộng khả năng cho khu vực tƣ nhân tham gia nhiều hơn vào cung cấp các dịch vụ mà xưa nay Nhà nước toàn quyền cung cấp như điện, viễn thông…và các dịch vụ xã hội, thông qua đó giải quyết việc làm cho một phần lao động xã hội và hưởng lợi từ chính sách Nhà nước.

Một phần của tài liệu Giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn miền núi ở huyện sơn dương tỉnh tuyên quang (Trang 86 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)