Chương 3: THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN MIỀN NÚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SƠN DƯƠNG, TỈNH TUYÊN QUANG
3.4. Đánh giá công tác tạo việc làm cho lao động nông thôn miền núi trên địa bàn huyện Sơn Dương Tỉnh Tuyên Quang
3.4.1. Các chủ trương, chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
Chính sách việc làm nhằm giải quyết vấn đề xã hội vừa cấp bách trước mắt hiện nay vừa cơ bản lâu dài. Nó đảm bảo việc làm, đời sống cho lao động toàn xã hội, đặc biệt là khu vực nông thôn- nơi đang tồn tại tỷ lệ người chưa có việc làm, thiếu việc làm cao.
- Chính sách giải quyết việc làm của tỉnh Tuyên Quang
Thực hiện Nghị quyết của Đại hội, các Huyện uỷ, Thành uỷ, các cấp chính quyền đã xây dựng chương trình hành động về giải quyết việc làm. Uỷ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ban nhân dân tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo giải quyết việc làm của tỉnh và chỉ đạo các huyện, thành phố, các xã, phường, các ngành sản xuất kinh doanh thành lập Ban chỉ đạo giải quyết việc làm. Đồng thời tỉnh đã chỉ đạo các ngành quản lý sản xuất kinh doanh xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất, khôi phục lại các nghề truyền thống, tạo đầu ra cho sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất thu hút nhiều lao động. Tỉnh có chính sách đầu tƣ thoả đáng về vốn, mặt bằng sản xuất, đào tạo nguồn nhân lực để thu hút các nhà đầu tƣ vào tỉnh làm ăn, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động.
Ngay sau khi thành lập Ban chỉ đạo giải quyết việc làm của tỉnh, các xã, phường đã tổ chức tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Ban chỉ đạo giải quyết việc làm các cấp đã xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể của cấp mình, xây dựng quy chế làm việc, phân công nhiệm vụ của các thành viên Ban chỉ đạo, xây dựng kế hoạch giải quyết việc làm hàng năm để làm cơ sở đánh giá mức độ hoàn thành của mỗi cấp. Các cấp uỷ đảng và chính quyền đã có sự lãnh đạo và chỉ đạo chặt chẽ về công tác giải quyết việc làm, sự kết hợp giữa chính quyền với các tổ chức đoàn thể, các tổ chức xã hội, giữa các ngành ở các cấp từ tỉnh đến các xã, phường cơ sở. Chương trình giải quyết việc làm của mỗi cấp đều đƣợc Hội đồng nhân dân cấp đó thông qua. Ban chỉ đạo giải quyết việc làm của tỉnh hàng năm đều tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác giải quyết việc làm ở các xã, phường và các huyện, thành phố.
Đi đôi với thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tỉnh đã đầu tư phát triển một số nghề mới nhƣ: May, da giầy, khai thác vật liệu xây dựng, chế biến nông sản thực phẩm... Trong nông nghiệp, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, gắn với thâm canh, tăng vụ, nâng cao chất lƣợng sản phẩm. Tỉnh đã có chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người lao động để họ nhanh chóng tìm được việc làm như: Cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, tăng cường năng lực hoạt động của các Trung tâm dịch vụ việc làm để dạy nghề, tƣ vấn giới thiệu việc làm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
cho người lao động. Cung cấp thông tin về thị trường lao động cho người sử dụng lao động và người lao động. Các trung tâm dịch vụ việc làm của tỉnh đã thực sự là cầu nối giữa người lao động và người sử dụng lao động. Tỉnh đã xây dựng và triển khai đề án dạy nghề, truyền thống gắn với giải quyết việc làm ở nông thôn. Quy hoạch các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ các cơ sở dạy nghề, truyền nghề truyền thống nhƣ nghề đóng giày, nghề mộc, trạm khắc gỗ, Trung tâm khuyến nông, Trung tâm hỗ trợ nông dân của Hội nông dân đã tập huấn chuyển giao công nghệ, hướng dẫn cách làm ăn cho hàng chục ngàn nông dân. Song song với việc giải quyết việc làm ở trong nước, tỉnh đã xây dựng và triển khai đề án xuất khẩu lao động và chuyên gia.
Đặc biệt là phong trào giúp nhau về giống, vốn của các tổ chức quần chúng, các đoàn thể nhƣ: Công đoàn, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân...Các hoạt động này có tác động lớn đến kết quả giải quyết việc làm.
- Chính sách giải quyết việc làm của huyện Sơn Dương
Hàng loạt các chính sách kinh tế lớn và các chương trình tạo việc làm trực tiếp hay gián tiếp cho lao động nông thôn nhằm khuyến khích hộ nông dân phát triển nông nghiệp và đa dạng hóa sản xuất, khuyến khích đầu tƣ phát triển doanh nghiệp nông thôn và triển khai các chương trình nhà nước về phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, gắn với chương trình tạo mở và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn đã được lãnh đạo Sở Lao động thương binh và xã hội của huyện thực hiện.
Huyện Sơn Dương chủ trương, hướng tới giải quyết việc làm gắn với phát triển bền vững. Huyện đã, đang và sẽ thực hiện các biện pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách hợp lý, từ nông lâm ngƣ nghiệp- là những ngành thế mạnh của huyện, phát triển thêm các ngành nhƣ tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Mở rộng diện tích trồng rừng, nuôi trồng các loại cây hoa màu, các loại cây ăn quả có năng suất cao nhƣ cam sành. Học tập theo hướng đi của một số huyện bạn, tạo nên sản phẩm có thương hiệu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
nhƣ: Cam sành Hàm Yên. Khai thác một số tiềm năng ở các làng nghề truyền thống, tạo công ăn việc làm cho lực lƣợng lao động nhàn rỗi ngay tại địa phương, lực lượng lao động theo mùa vụ,… Ngoài ra, huyện còn chủ trương, đào tạo nâng cao chất lƣợng lao động, làm sao lực lƣợng lao động có thể đảm nhiệm nhiều công tác mới, khó khăn hơn, yêu cầu kỹ thuật, chuyên môn nhƣ trong các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, do sự bất ổn chính trị của các nước khác, cũng có ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu lao động của huyện. Trong những năm tiếp theo, huyện chủ trương, ngoài việc tạo việc làm cho lực lƣợng lao động tại chỗ, sẽ đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến cho lao động về xuất khẩu lao động nước ngoài. Cả huyện và tỉnh sẽ có những chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho các nhà tuyển dụng lao động nước ngoài đến làm việc tại tỉnh, huyện. Tạo điều kiện cho lực lƣợng lao động trong tỉnh tiếp cận với những nhà tuyển dụng này, giúp họ có thể tìm kiếm đƣợc việc làm phù hợp. Đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về xuất khẩu lao động để người lao động nắm rõ, hiểu đầy đủ về quyền lợi và trách nhiệm của mình khi xuất khẩu lao động, gia đình, xã hội yên tâm hơn về việc gửi gắm con em mình đi lao động. Nếu chủ trương này thực hiện tốt thì sẽ góp một phần không nhỏ trong việc tạo việc làm cho một bộ phận lao động lớn trong huyện.
Một số chương trình cụ thể tạo việc làm của huyện:
- Thông qua các chương trình phát triển kinh tế - xã hội - Thông qua đề án cho vay vốn hỗ trợ việc làm