Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN MIỀN NÚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SƠN DƯƠNG, TỈNH TUYÊN QUANG
4.1. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2020
* Các mục tiêu chủ yếu:
Căn cứ nghị quyết đại hội Đại hội đại biểu lần thứ XX - Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang đã đặt ra các mục tiêu chủ yếu sau:
- Nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 14,5 - 15%, hướng đến năm 2020 đạt 18%. Trong đó giai đoạn này: công nghiệp - xây dựng tăng bình quân 13,7%, khu vực dịch vụ tăng 16,8%, nông nghiệp tăng 0,8%.
- Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn hàng năm vượt dự toán Tỉnh giao trên 10%.
- Giải quyết việc làm hàng năm 5.000 lao động.
* Phấn đấu đến năm 2020:
- Cơ cấu kinh tế: Thương mại - dịch vụ 49,9%, công nghiệp và xây dựng 46,9%, nông nghiệp 3,2%.
- Tổng sản phẩm xã hội bình quân đầu người đạt 4.500 USD (giá thực tế).
- Tổng mức lưu chuyển hàng hoá và doanh thu dịch vụ đạt 15.957 tỷ đồng; giá trị sản xuất công nghiệp đạt 15.848 tỷ đồng; giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 283 tỷ đồng (giá cố định 1994).
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề trên 60% giai đoạn 2011-2015, mục tiêu dài hạn đến năm 2020 đạt 80-85%.
- Giảm tỷ lệ thất nghiệp thành thị còn dưới 3%; tỷ trọng lao động phi nông nghiệp đạt trên 80%.
- Phấn đấu 100% các trường THCS, Tiểu học, Mầm non đạt chuẩn quốc gia.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ở mức 1%.
- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng dưới 10%.
- Giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 1,2%.
- 100% dân số được sử dụng nước hợp vệ sinh, trong đó trên 95% được sử dụng nước sạch, thu gom, xử lý 100% rác thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp nguy hại, chất thải y tế.
- 80% số xã đạt tiêu chi nông thôn mới.
- Thành lập 1 - 2 phường.
- Thực hiện tốt cụng tác quốc phòng toàn dân, giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
- Xây dựng chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.
- Hàng năm kết nạp từ 180 đảng viên mới trở lên; giữ vững Đảng bộ Thành phố đạt trong sạch vững mạnh tiêu biểu.
4.2. Mục tiêu và phương hướng tạo việc làm cho người lao động giai đoạn 2011 - 2020
4.2.1. Mục tiêu tạo việc làm giai đoạn 2011-2010
Mục tiêu huyện đề ra trong giai đoạn 2010-2015 là hỗ trợ giải quyết tạo việc làm cho từ 27.000 đến 30.000 lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp đến năm 2015 còn 5%. Để từng bước hiện thực hóa mục tiêu này, UBND huyện chủ trương gắn công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm với chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn. Bên cạnh lĩnh vực đào tạo nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ cần đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhƣ nuôi trồng thủy sản, sơ chế, chế biến, bảo quản nông sản thực phẩm và các nghề truyền thống khác. Đa dạng hóa các loại hình trường lớp đào tạo, thực hiện người học nghề và người sử dụng lao động cùng đóng góp kinh phí theo phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm, phấn đấu từng bước nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2010 đạt 45% đến 2015 là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
65%. Huyện sẽ có chính sách hỗ trợ kinh phí cho người lao động theo học một số nghề phổ thông, nhất là đối tƣợng lao động nông nghiệp lứa tuổi trung niên. Tập trung các nguồn vốn cho vay tạo việc làm theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, nguồn vốn vay xóa đói giảm nghèo và các nguồn vốn ưu đãi khác, chú trọng cho vay cải tạo vườn đồi, xây dựng trang trại nuôi cây con đặc sản; phát triển các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa để tạo việc làm ổn định, thu hút nhiều lao động. Tăng cường tuyên truyền phổ biến các chủ trương chính sách pháp luật về đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động, sự bình đẳng về chính trị, pháp luật cũng nhƣ xã hội của các cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn..., qua đó làm thay đổi tâm lý, nhận thức của đại bộ phận người dân là chỉ mong muốn cho con em vào làm việc tại các cơ quan, công sở, doanh nghiệp nhà nước như hiện nay.
4.2.2. Giải quyết việc làm phải gắn với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng trung du và miền núi phía Bắc đến năm 2020 đã đƣợc phê duyệt với mục tiêu phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hằng năm thời kỳ 2011-2015 là 7,5% và thời kỳ 2016-2020 trên 8%. GDP bình quân đầu người đến năm 2020 đạt khoảng 2.000 USD.
Bên cạnh đó, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đến năm 2015 tỷ trọng nông lâm thủy sản trong GDP của vùng là 27%, công nghiệp - xây dựng 34,1% và dịch vụ 38,9%; đến năm 2020, tỷ trọng tương ứng của các ngành là 21,9% - 38,7% - 39,4%.
Để thực hiện được chủ trương của Đảng, phát triển các vùng chuyên canh trên cơ sở tận dụng lợi thế so sánh của địa phương mình và nhu cầu của thị trường, huyện Sơn Dương cần phân bổ nguồn lực, phân loại lao động để đào tạo và đầu tƣ cho hợp lý.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
4.2.3. Giải quyết việc làm phải gắn với phát triển bền vững
Để tạo việc làm bền vững cho lao động nông thôn huyện Sơn Dương thì cần củng cố cả 5 trụ cột của việc làm bền vững.
Hình 4.1: Khung củng cố năm trụ cột việc làm bền vững
Tôn trọng, khuyến khích và công nhận những nguyên tắc và quyền cơ bản tại nơi làm việc: Tuyên truyền phổ biến Bộ Luật lao động đến người sử dụng lao động, tiếp tục điều chỉnh bổ xung các văn bản luật cho phù hợp với tình hình mới. Tăng cường giám sát việc thực hiện Luật lao động và các văn bản pháp luật liên quan.
Xúc tiến việc làm thông qua tạo môi trường kinh doanh, kinh tế và thể chế bền vững: Phát triển và chuyển dịch cơ cấu việc làm thông qua việc tạo môi trường kinh doanh, kinh tế và thể chế bền vững. Đối với từng ngành kinh tế cần có các chính sách chi tiết đối với từng lĩnh vực: doanh nghiệp công nghiệp, doanh nghiệp dịch vụ, doanh nghiệp chế biến,…
Hình thành môi trường khuyến khích đầu tư thông qua các hình thức kêu gọi đầu tƣ, khuyến khích đầu tƣ, phát triển sản xuất kinh doanh nhằm tạo việc làm.
Thúc đẩy đối thoại xã hội và cơ chế
ba bên Xây dựng và
tăng cường thực hiện các biện pháp bảo trợ xã hội,
Bảo hiểm xã hội Thúc đẩy tăng
năng suất lao động, phòng ngừa rủi ro mất việc làm và thu nhập Xúc tiến việc
làm thông qua tạo môi trường kinh doanh, kinh tế và thể chế bền vững Tôn trọng,
khuyến khích và công nhận những nguyên tắc và quyền cơ bản tại nơi làm việc
VIỆC LÀM BỀN VỮNG
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Hoàn thiện hệ thống pháp văn bản pháp quy để hình thành hành lang pháp lý bền vững.
Thúc đẩy tăng năng suất lao động, phòng ngừa rủi ro mất việc làm và thu nhập: Tăng năng suất lao động là giải pháp cơ bản để cải thiện hiệu quả làm việc và tăng thu nhập cho lao động nông thôn.
Đặc trƣng cơ bản của sản xuất nông nghiệp là mang tính mùa vụ và phụ thuộc vào thiên nhiên. Rủi ro trong sản xuất nông nghiệp lớn, mức độ rủi ro tỷ lệ với trình độ kỹ thuật sản xuất và quy mô đầu tƣ. Đặc điểm sản xuất nông nghiệp huyện Sơn Dương vẫn mang tính nhỏ lẻ theo quy mô hộ gia đình do vậy tiềm ẩn rủi ro lớn.
Phòng ngừa rủi ro mất việc làm và thu nhập thông qua việc mở rộng độ che phủ của bảo hiểm nông nghiệp và bảo hiểm thất nghiệp đối với lao động nông thôn là giải pháp căn bản và phù hợp.
Xây dựng và tăng cường thực hiện các biện pháp bảo trợ xã hội - Bảo hiểm xã hội: Xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống biện pháp bảo trợ xã hội - Bảo hiểm xã hội theo mô hình của các nước tiên tiến trên thế giới có gắn với điều kiện kinh tế xã hội Việt Nam: Mở rộng tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội trong nhân dân, dần dần điều chỉnh tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội theo hướng tăng dần bắt kịp với các nước tiên tiến trên thế giới và giảm thâm hụt ngân sách quỹ bảo hiểm.
Thúc đẩy đối thoại xã hội và cơ chế ba bên: Thúc đẩy đối thoại xã hội giữa nhà doanh nghiệp, người lao động, nhà quản lý thông qua các tổ chức chính trị xã hội: Công đoàn, đoàn thể. Phát triển và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy về công đoàn, đoàn thể, phát triển đào tạo cho người lao động và người sử dụng lao động về đối thoại xã hội.
4.2.4. Giải quyết việc làm phải gắn với không ngừng nâng cao chất lượng lao động
Để thực hiện được mục tiêu phát triển nguồn lao động theo hướng bền vững, huyện Sơn Dương cần chủ trương giải quyết việc làm gắn với không
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ngừng nâng cao chất lƣợng lao động. Chất lƣợng lao động thể hiện ở năng lực về thể chất và trí lực của người lao động.
Thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, UBND huyện Sơn Dương đã phối hợp Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh tổ chức lớp tập huấn về nghiệp vụ điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của lao động nông thôn cho cán bộ tham gia công tác điều tra, khảo sát.
Huyện đã xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án; tổ chức các hội nghị tuyên truyền, tƣ vấn học nghề đến các xã, thị trấn, nhằm thu hút lao động nông thôn tham gia học nghề.
Tham gia các lớp đào tạo, người lao động nông thôn người lao động đƣợc hỗ trợ kinh phí, nguyên vật liệu thực hành…Để đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho Lao động nông thôn, huyện phối kết hợp chặt chẽ các cơ sở đào tạo nghề với các cấp Hội để thu hút đông đảo người lao động là thanh niên, phụ nữ, nông dân các xã, thị trấn tham gia. Trong quá trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn, huyện ƣu tiên những đối tƣợng lao động là con em gia đình chính sách, người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số…
Ngay từ đầu năm 2011, trên cơ sở nhu cầu của người dân trên địa bàn huyện, 02 Trung tâm dạy nghề đã và đang tổ chức 12 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn, với số học viên là 386 người tham gia. Trong đó: Trung tâm dạy nghề huyện Sơn Dương tổ chức được 7 lớp, cụ thể: tổ chức 3 lớp nuôi gà với 105 học viên tham gia; 2 Lớp Trồng nấm với 69 học viên tham gia; 2 lớp sản xuất phân bón với 62 học viên tham gia. Phối hợp với Trung tâm day nghề Việt Bắc tổ chức đƣợc 5 lớp dạy nghề cho lao động nông thôn:
3 lớp dạy nghề Kỹ thuật trồng trọt lúa lai - gừng, dƣa hấu với 90 học viên tham gia; 2 lớp trồng cây ăn quả với 60 học viên tham gia…
Qua triển khai thực hiện Đề án, 70% học viên sau khi đƣợc đào tạo nghề đã áp dụng vào sản xuất, lao động, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Các lớp chăn nuôi, trồng trọt, chế biến nông sản, đã phát huy hiệu quả rõ nét tại các xã, thị trấn như: Thị trấn Sơn Dương, xã Tân Trào...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Thiết nghĩ để nâng cao hơn nữa chất lƣợng lao động, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đạt hiệu quả, cần có sự phối hợp giữa các cấp, các ngành chức năng với chính quyền địa phương tìm thị trường đầu ra cho sản phẩm của nông dân; quan tâm hỗ trợ cho nông dân vay vốn đầu tƣ vào sản xuất cũng như đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân nâng cao nhận thức trong việc học nghề và áp dụng việc học vào thực tế.