Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN CỦA VIỆC LÀM VÀ TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN MIỀN NÚI
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tạo việc làm lao động nông thôn
Trong những nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng nguồn công việc, tạo việc làm cho người lao động, trước hết phải nói đến nhân tố có tính chất tự nhiên, vốn có sẵn ở mỗi quốc gia, mỗi địa phương, đó là nhân tố tài nguyên thiên nhiên.
Tài nguyên thiên nhiên vừa là đối tƣợng lao động, vừa là tƣ liệu lao động. Vì thế nó là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và là cơ sở quan trọng đầu tiên để tạo việc làm cho người lao động.
Tài nguyên thiên nhiên bao gồm tất cả các nguồn khoáng sản, đất đai, năng lượng có trên mặt đất, dưới lòng đất, trong rừng, dưới biển... Ngay cả vị trí địa lý, khí hậu, thời tiết thuận lợi cũng là những tài nguyên quý giá cho sự tồn tại và phát triển của con người và xã hội.
Mỗi quốc gia, mỗi địa phương nằm trên những vị trí địa lý nhất định, có thể thuận lợi hoặc khó khăn về mặt khí hậu thời tiết, nhiệt độ, lƣợng gió, mưa, bão lụt, hạn hán... Những yếu tố này ảnh hưởng đến sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Do đó, mỗi nước, mỗi địa phương có thể có những cách thức tổ chức sản xuất lao động khác nhau. Với những vùng có vị trí địa lý thuận lợi về thời tiết khí hậu như nước ta: cây cối xanh tươi, hoa quả bốn mùa, các loại cây con, thủy hải sản đa dạng phong phú, đất đai màu mỡ, chúng ta có thể phát triển nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xuất khẩu các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
mặt hàng đặc sản quý hiếm trên thị trường quốc tế. Đây cũng là những lợi thế nhất định ở mỗi quốc gia, mỗi địa phương trong việc tạo việc làm, mở rộng số lượng loại việc làm thu hút người lao động. Tất nhiên, cũng có khi khí hậu, thời tiết ảnh hưởng xấu đến sản xuất lao động. Nắng lắm, mưa nhiều, hạn hán, lũ lụt, bão, những cơn "sóng thần" gây rất nhiều khó khăn cho việc tổ chức sản xuất. Vì vậy, mỗi quốc gia, mỗi địa phương phải căn cứ vào điều kiện thiên nhiên nước mình, địa phương mình để tổ chức tạo việc làm cho người lao động sao cho có hiệu quả cao nhất.
Cùng với vị trí địa lý, nguồn tài nguyên đất đai, khoáng sản, sông ngòi, bờ biển, rừng núi... cũng ảnh hưởng rất lớn đến tạo việc làm. Vai trò của đất đai đối với lao động, việc làm là cực kỳ quan trọng. Đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp, đất canh tác là tƣ liệu lao động đồng thời là đối tƣợng lao động của người nông dân. Tỷ lệ đất canh tác ở Việt Nam chỉ chiếm 21% đất tự nhiên nên bình quân diện tích canh tác trên một lao động nông nghiệp rất thấp đã ảnh hưởng đến việc làm và năng suất của lao động nông nghiệp.
Thứ hai: Sự biến đổi dân số
Dân số và kinh tế xã hội là những yếu tố vận động theo các quy luật khách quan trong quá trình tái sản xuất xã hội, nhƣng lại có quan hệ hữu cơ với nhau. Một trong những mối liên hệ quan trọng giữa dân số và lao động là vấn đề tăng trưởng lực lượng lao động và cơ hội tạo việc làm phù hợp.
Khi dân số thay đổi, một vấn đề cần đƣợc đặc biệt quan tâm là sự thay đổi lực lƣợng lao động trong dân số. Chúng ta đều biết rằng quy mô, cơ cấu và sự phân bố dân số có quan hệ ảnh hưởng quyết định đến quy mô, cơ cấu, phân bổ, sử dụng LLLĐ.
Dân số tăng nhanh là áp lực đối với vấn đề tạo việc làm cho LLLĐ.
Quan sát cho thấy, ở tất cả các nước trên thế giới, tỷ lệ tham gia LLLĐ của nhóm tuổi 15 - 60 là cao nhất trong LLLĐ so với các nhóm tuổi khác. Nếu tỷ lệ dân số trong độ tuổi 15 - 60 tăng thì LLLĐ sẽ tăng ngay cả khi sự tham gia
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
LLLĐ theo nhóm tuổi không tăng. Trong kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của nhiều nước, việc khống chế mức tăng dân số thường được gắn với vấn đề giảm áp lực đối với việc làm. Việc giảm tỷ lệ gia tăng dân số cũng có nghĩa là có sự đầu tƣ cao hơn vào các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa nhằm nâng cao chất lƣợng lao động.
Một vấn đề quan trọng cần đƣợc chú ý là, trong vòng 15 năm tới, cho dù mức sinh có đạt đến tỷ lệ giới hạn nào đó thì những người tham gia vào LLLĐ sẽ vẫn còn cao hơn tốc độ tăng dân số. Các nhà quản lý cần phải thấy trước để tạo việc làm cho người lao động. Số lượng việc làm trong xã hội ngày càng phải mở rộng để khai thác tốt LLLĐ này.
Theo chiến lƣợc dân số và kế hoạch hoá gia đình, đến năm 2020 Việt Nam sẽ có một LLLĐ khoảng 56 triệu người, vì vậy nhu cầu việc làm ngày càng lớn. Về mặt kinh tế xã hội, đây là một điều vừa có lợi vừa bất lợi. LLLĐ dồi dào là một lợi thế trong phát triển kinh tế xã hội, nếu biết khai thác và sử dụng có hiệu quả, nhƣng nếu không tạo đƣợc việc làm thì sẽ gây nên những hậu quả khó lường.
Thứ ba: Trình độ tiến bộ khoa học - kỹ thuật - công nghệ
Ngày nay, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đang làm thay đổi tính chất và nội dung nghề nghiệp của người lao động. Cách mạng công nghệ đã dẫn đến việc sử dụng công cụ, phương tiện hiện đại, phức tạp nên lao động trí óc dần dần đã thay thế lao động chân tay. Nếu trình độ học vấn, mặt bằng dân trí được nâng cao thì năng lực làm việc của con người sẽ được mở rộng.
Người lao động có trí tuệ không chỉ nắm vững sâu sắc chuyên môn một nghề mà họ còn có thể tham gia ở những nghề khác, nghĩa là họ có thể có khả năng làm nhiều loại công việc. Tuy nhiên, theo C.Mác thì khi ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại thường dẫn đến tăng kết cấu hữu cơ tư bản và tăng năng xuất lao động, mà:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Sự tăng năng xuất lao động thể hiện ra ở việc giảm bớt khối lƣợng lao động so với khối lƣợng tƣ liệu sản xuất mà lao động đó làm cho hoạt động, hay là thể hiện ra ở sự giảm bớt đại lƣợng của nhân tố chủ quan của quá trình lao động so với nhân tố khách quan của quá trình đó.
Vì vậy, phần bất biến của tƣ bản vận động cùng chiều với sự tăng lên của tích luỹ tƣ bản, còn bộ phận tƣ bản khả biến thì nói chung sẽ vận động ngƣợc chiều với sự tăng lên của tích luỹ.
Không những thế, khi đổi mới tư bản cố định, thường thường người ta thay bằng máy móc thiết bị hiện đại hơn, khiến cho một số lao động ít hơn cũng đủ để vận dụng một khối lƣợng máy móc và nguyên liệu lớn hơn, gây ra sự giảm sút tuyệt đối lƣợng cầu về lao động. Đồng thời công nghệ hiện đại đòi hỏi người vận hành, quản lý công nghệ phải có trình độ tương ứng với trình độ công nghệ sử dụng làm cho lao động có kỹ năng thấp bị xa thải để tuyển chọn lao động có kỹ năng, trình độ tiên tiến.
Ở nước ta hiện nay, trình độ công nghệ sử dụng trong các ngành kinh tế lạc hậu so với trình độ trung bình tiên tiến trên thế giới từ 2 đến 3 thế hệ kỹ thuật (không kể một số lĩnh vực mới nhƣ: dầu khí, viễn thông). Một số ngành công nghiệp then chốt nhƣ cơ khí, chế tạo động cơ...có trình độ công nghệ lạc hậu 30-50 năm so với các nước phát triển trung bình. Vì vậy, công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế mở và hội nhập kinh tế quốc tế nhằm rút ngắn khoảng cách lạc hậu về trình độ công nghệ so với các nước là con đường tất yếu để phát triển nhanh nền kinh tế nước ta.
Nhƣng hiện nay, việc đổi mới công nghệ lại mâu thuẫn với tiềm năng nguồn lực về vốn ít và lực lƣợng lao động dồi dào. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang đặt ra một vấn đề: lựa chọn công nghệ cần đổi mới trong từng thời kỳ, từng giai đoạn nhƣ thế nào cho phù hợp. Ngành nào, khâu nào, lĩnh vực nào cần lựa chọn trình độ công nghệ ra sao để vừa đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá sản xuất, vừa tận dụng đƣợc tiềm năng lao động để tăng việc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
làm trong điều kiện nguồn vốn hạn hẹp đang là bài toán đặt ra trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Thứ tư: Cơ cấu kinh tế:
Quan điểm phát triển kinh tế hàng hóa cùng với việc thực hiện phân công lao động và hợp tác quốc tế tất yếu đặt ra yêu cầu khách quan phải xây dựng một cơ cấu kinh tế mới.
Sự điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo cơ chế thị trường làm cho mâu thuẫn giữa lao động và việc làm ngày càng gay gắt. Việc tổ chức lại lao động trên phạm vi toàn xã hội, điều chỉnh cơ cấu lao động xã hội cho phù hợp với cơ cấu của nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tất sẽ dẫn đến dƣ thừa lao động. Theo V.I. Lênin, thì sự phát triển kinh tế hàng hóa khiến một bộ phậm ngày càng đông trong dân cƣ tách khỏi nông nghiệp, tức là nhân khẩu công nghiệp tăng lên làm cho nhân khẩu nông nghiệp giảm xuống, V.I.Lênin nhắc lại luận điểm của C.Mác:
Xu hướng tách và đẩy lao động là rất lớn, trước hết là lao động ở khu vực nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Đó là sự không phù hợp giữa cơ cấu lao động cũ với cơ cấu nền kinh tế đang trong quá trình chuyển dịch: chúng ta vừa thiếu lao động kỹ thuật, lao động chất xám, lại thừa khá nhiều lao động phổ thông, làm cho năng suất xã hội còn thấp. Từ đó dẫn đến các dòng "di chuyển" chất xám ngày càng lớn, chủ yếu là từ khu vực nhà nước sang khu vực tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, sự di chuyển lao động từ nông thôn ra các thành phố lớn, các đô thị ngày càng tăng lên cùng với sự gia tăng các vấn đề xã hội nổi cộm cần phải giải quyết.
Do đó, tạo việc làm cho người lao động phải lấy mục tiêu của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế để xác định hướng phát triển. Để có một đội ngũ lao động đáp ứng những việc làm đa dạng phù hợp với cơ cấu kinh tế mới, ngay từ khâu đào tạo, bồi dưỡng, hướng nghiệp đến tổ chức nơi làm việc, cần phải nắm bắt các cơ hội, đi tắt, đón đầu, hình thành những ngành kỹ thuật mũi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
nhọn, phát triển theo trình độ khoa học công nghệ tiên tiến của thế giới. Tạo việc làm tập trung vào những khâu cần thiết và có thể thực hiện có hiệu quả các công nghệ tiên tiến, đồng thời cải tiến công nghệ truyền thống nhằm tạo đà cho nền kinh tế phát triển nhanh chóng ở những thập kỷ sau.
Thứ năm: Thị trường lao động
Thị trường lao động là toàn bộ các quan hệ lao động được xác lập trong lĩnh vực thuê mướn lao động (nó bao gồm các quan hệ lao động cơ bản nhất như thuê mướn và sa thải lao động, tiền lương và tiền công, bảo hiểm xã hội, tranh chấp lao động...) ở đó diễn ra sự trao đổi, thoả thuận giữa một bên là người lao động tự do và một bên là người sử dụng lao động [6, tr.112].
Giải quyết việc làm trong cơ chế thị trường về thực chất là giải quyết mối quan hệ giữa cung và cầu về lao động trên thị trường lao động.
Cung về lao động biểu hiện khối lƣợng lao động (số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu của lực lượng lao động) tham gia vào thị trường lao động trong một thời gian nhất định.
Cầu về lao động là khả năng thuê lao động trên thị trường lao động.
Trên thị trường lao động, mức cung - cầu lao động ảnh hưởng trực tiếp tới mức tiền lương và ngược lại, sự thay đổi mức tiền lương cũng làm thay đổi cung - cầu lao động, điều chỉnh quan hệ cung - cầu lao động trên thị trường.
Khi cung lớn hơn cầu sẽ dẫn đến dƣ thừa lao động, làm gia tăng số người không có việc làm và ngược lại. Trên thị trường lao động, cung cầu lao động thường xuyên biến động và chịu sự tác động của nhiều yếu tố, tạo ra mâu thuẫn giữa cung và cầu. Đối với nước ta hiện nay, trình độ phát triển kinh tế còn thấp, khả năng mở rộng sản xuất có hạn trong khi nguồn lao động dồi dào, tỷ lệ tăng cung lao động cao, cung lao động luôn lớn hơn cầu, dẫn đến sức ép rất lớn về việc làm, đòi hỏi Chính phủ phải có những biện pháp nhằm giải quyết việc làm, giảm thất nghiệp để ổn định và phát triển kinh tế - xã hội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Thứ sáu: Các chính sách vĩ mô của Nhà nước
Các chính sách vĩ mô của Nhà nước có vai trò to lớn trong việc tạo việc làm, đồng thời điều chỉnh việc làm phù hợp với mục tiêu, trình độ phát triển của nền kinh tế trong từng thời kỳ.
Có rất nhiều chính sách tác động đến việc làm nhƣ chính sách tạo vốn, chính sách đất đai, chính sách thuế...hợp thành một hệ thống chính sách hoàn chỉnh có quan hệ qua lại, bổ sung cho nhau hướng vào phát triển cả cung và cầu về lao động, đồng thời làm cho cung và cầu phù hợp với nhau. Thực chất là tạo ra sự phù hợp giữa cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động.
Khi các chính sách vĩ mô của Nhà nước đúng đắn và thích hợp sẽ tạo ra nhân tố, môi trường, động lực khuyến khích các chủ doanh nghiệp, chủ sử dụng lao động mở rộng đầu tƣ nhằm thu lợi nhuận, tạo việc làm, khai thác tối ƣu mọi nguồn lực vào mục tiêu phát triển sản xuất kinh doanh. Ngƣợc lại, khi các chính sách vĩ mô của Nhà nước không phù hợp, nó sẽ kìm hãm và tạo nên tâm lý chán nản trong đầu tƣ kinh doanh, quy mô sản xuất thu hẹp dẫn đến việc làm giảm sút.
Vì vậy, số lƣợng, chất lƣợng việc làm, khả năng tạo việc làm chính là một trong những thước đo quan trọng biểu hiện trình độ hoạch định và tính khả thi của hệ thống các chính sách vĩ mô của Nhà nước trong quản lý, điều hành kinh tế - xã hội.
Ở nước ta, phát triển nguồn nhân lực, tạo việc làm cho người lao động là chính sách xã hội cơ bản, là hướng ưu tiên trong toàn bộ các chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước ta.
Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng ta, vấn đề giải quyết việc làm đƣợc đặt biệt nhấn mạnh:
Phương hướng quan trọng nhất là Nhà nước cùng toàn thể nhân dân ra sức đầu tư phát triển, thực hiện tốt kế hoạch và các chương trình kinh tế - xã hội. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi công dân, mọi nhà đầu tƣ mở
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
mang ngành nghề, tạo nhiều việc làm cho người lao động. Mọi công dân đều được tự do hành nghề, thuê mướn nhân công theo pháp luật. Phát triển dịch vụ việc làm. Tiếp tục phân bố lại dân cư và lao động trên địa bàn cả nước, tăng dân cƣ trên các địa bàn có tính chiến lƣợc về kinh tế, an ninh - quốc phòng. Mở rộng kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động.
Giảm đáng kể tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn.
Nhƣ vậy, từ quan điểm giải quyết việc làm chỉ là trách nhiệm của Nhà nước với hai thành phần kinh tế cơ bản là quốc doanh và tập thể trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung thì nay quan điểm mới của Đảng và Nhà nước ta đã có những thay đổi lớn. "Cùng với Nhà nước, mỗi công dân, mỗi gia đình, mỗi tổ chức đều có thể được phép tạo mở việc làm, người lao động được làm việc trong các thành phần kinh tế bao hàm mọi hình thức tổ chức kinh doanh không bị pháp luật ngăn cấm, kinh tế hộ gia đình, các hoạt động trong khu vực kinh tế không kết cấu...".
Với quan điểm nhất quán về giải quyết việc làm, trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, một lần nữa Đảng ta khẳng định: "Giải quyết việc làm là một chính sách xã hội cơ bản", với các phương hướng:
Bằng nhiều giải pháp tạo ra nhiều chỗ làm việc mới, tăng quỹ thời gian lao động đƣợc sử dụng, nhất là trong nông nghiệp và nông thôn. Các thành phần kinh tế mở mang các ngành nghề, các cơ sở sản xuất, dịch vụ có khả năng sử dụng nhiều lao động. Chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, phòng chống thiên tai và bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Khôi phục và phát triển các làng nghề. Tổ chức quản lý chặt chẽ hoạt động xuất khẩu lao động và bảo vệ quyền lợi của người lao động ở nước ngoài. Khẩn trương mở rộng hệ thống bảo hiểm xã hội và an sinh xã hội, xây dựng và thực hiện chính sách bảo hiểm đối với người lao động thất nghiệp.