- Một là: Tại sao phải nghiên cứu về vấn đề lao động, việc làm ở huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang?
- Hai là: Những nhân tố nào ảnh hưởng đến tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện Sơn Dương,tỉnh Tuyên Quang
- Ba là: Làm thế nào giải quyết tốt vấn đề việc làm cho lao động nông thôn huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang?
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
* Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Thu thập và tính toán từ những số liệu của các cơ quan thống kê Trung Ương, Tỉnh, huyện Sơn Dương; các báo cáo chuyên ngành và những báo cáo khoa học đã đƣợc công bố, các tài liệu do các cơ quan tỉnh Tuyên Quang cung cấp (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Cục thống kê), của huyện và các xã; những số liệu này chủ yếu đƣợc thu thập ở phòng Thống kê, Phòng Nông nghiệp, phòng Tổ chức Lao động Thương binh và Xã hội, Phòng địa chính, Phòng Môi trường.
* Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp - Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Việc lựa chọn điểm điều tra thỏa mãn mục tiêu nghiên cứu trên một số chỉ tiêu sau:
+ Mang tính đại diện trong toàn huyện
+ Ƣu tiên những nơi có áp lực về diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người thấp, lao động có xu hướng chuyển dịch giữa các ngành và nội ngành.
+ Đại diện về đặc trƣng văn hóa phong tục tập quán theo vùng, dân tộc.
- Phương pháp chọn mẫu điều tra
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Áp dụng chọn mẫu ngẫu nhiên: Chọn địa điểm, chọn hộ, chọn ngành tiến hành lựa chọn từ các đơn vị điều tra trong vùng đƣợc chọn, tổng số hộ điều tra là 200. Trong đó tỷ lệ dân tộc, tôn giáo, tỷ lệ lao động có việc làm, không có việc làm trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Chọn hộ điều tra đại diện cho cả huyện theo tỷ lệ hộ giàu, trung bình, hộ nghèo và hộ thuần nông, hộ nông nghiệp kiêm ngành nghề, hộ ngành nghề chuyên kiêm dịch vụ buôn bán, hộ nông nghiệp kiêm dịch vụ buôn bán.
- Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA): Là phương pháp quan sát, khảo sát thực tế địa bàn nghiên cứu, thu thập thông tin qua phỏng vấn cán bộ địa phương, những hộ nông dân (lựa chọn theo tiêu thức).
- Phương pháp đánh giá nông thôn có người dân tham gia (PRA): Tiếp xúc với người dân tại địa điểm nghiên cứu:
+ Phỏng vấn cá nhân.
+ Phỏng vấn người cung cấp thông tin chủ yếu.
+ Phỏng vấn theo nhóm.
+ Thảo luận nhóm có trọng tâm.
Thông qua phương pháp này để hiểu biết thực trạng, những thuận lợi, khó khăn, nghiên cứu về việc làm của người lao động. Từ đó đề xuất những giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động góp phần cho sự phát triển kinh tế nông thôn.
- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: nhằm thu thập thông tin qua các cán bộ lãnh đạo, các cán bộ chủ chốt của địa phương. Phương pháp này rất quan trọng và đặc biệt hữu ích trong việc nắm bắt các thông tin tổng quát cũng nhƣ cụ thể của địa bàn nghiên cứu.
2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin
- Đối với thông tin thứ cấp: Số liệu đƣợc phân nhóm theo nội dung của đề tài, từ đó tính toán các chỉ tiêu tùy theo mục đích nghiên cứu của đề tài.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Đối với thông tin sơ cấp: Phân nhóm theo các tiêu thức phân tổ và tính toán các chỉ tiêu phân tích trên bảng tính Excel.
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin
- Phương pháp phân tích so sánh: Sử dụng phương pháp dãy số thời gian và so sánh các chỉ tiêu tính toán giữa các ngành, giữa các vùng, giữa các nhóm lao động có ƣu thế và ngƣợc lại, từ đó có những giải pháp cụ thể.
- Phương pháp thống kê mô tả: Đây là phương pháp phổ biến trong phân tích kinh tế. Dựa vào các số liệu thống kê đƣợc, mô tả sự biến động và xu hướng phát triển của một hiện tượng kinh tế xã hội. Từ đó rút ra những kết luận cần thiết phục vụ cho công tác nghiên cứu và ứng dụng.
- Phương pháp dự báo thống kê: Dựa vào tốc độ phát triển bình quân hàng năm của các chỉ tiêu nghiên cứu và các điều kiện kinh tế xã hội có thể diễn ra trong thời gian tới, từ đó đƣa ra dự báo cho các chỉ tiêu nghiên cứu trong các năm tiếp theo.
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
- Cơ cấu lao động theo trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn.
- Cơ cấu lao động theo ngành nghề.
- Số ngày lao động bình quân/lao động/năm.
- Thu nhập bình quân/hộ/năm.
- Thu nhập bình quân/lao động/năm.
- Thu nhập bình quân/lao động/ngày.
- Thu nhập bình quân/ ngày lao động phân theo ngành nghề.
- Thời gian có khả năng làm việc trong kỳ.
- Thời gian làm việc thực tế trong kỳ.
- Tỷ suất sử dụng thời gian lao động.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chương 3