Chương 3: THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN MIỀN NÚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SƠN DƯƠNG, TỈNH TUYÊN QUANG
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên 3.1.1.1. Vị trí địa lý
Sơn Dương là huyện nằm ở phía Nam tỉnh Tuyên Quang, từ thị xã Tuyên Quang đi dọc theo quốc lộ 37 khoảng 30km sẽ đến huyện Sơn Dương.
- Phía Đông Sơn Dương giáp với tỉnh Tuyên Quang;
- Phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ;
- Phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Phúc;
- Phía Bắc giáp huyện Yên Sơn.
Trước năm 1976, Sơn Dương thuộc tỉnh Tuyên Quang, năm 1976, Hà Giang và Tuyên Quang sáp nhập thành Hà Tuyên, Sơn Dương thuộc tỉnh Hà Tuyên. Năm 1991, tỉnh Hà Giang tách khỏi Hà Tuyên, Sơn Dương trở thành huyện của tỉnh Tuyên Quang.
Sơn Dương cách thành phố Tuyên Quang 30 km, cách thành phố Tuyên Quang 54 km. Có thể đến Sơn Dương bằng ba đường, đi từ Hà Nội theo quốc lộ 3 qua Tuyên Quang đến huyện Đại Từ (Tuyên Quang) đi theo quốc lộ 37 là đến thị trấn Sơn Dương; hoăc có thể đi bằng đường quốc lộ 3 đến Thành phố Tuyên Quang rồi đi theo đường lẻ đến thị trấn Sơn Dương. Ngoài ra, từ Hà Nội đi theo quốc lộ 2 đến thành phố Vĩnh Yên, tới ngã ba Tam Dương rẽ phải, đi thẳng theo quốc lộ 2C là tới thị trấn Sơn Dương, cách này đường dễ đi và gần nhất.
3.1.1.2. Địa hình
Địa hình Sơn Dương có đặc thù của vùng chuyển tiếp giữa trung du và miền núi, rừng núi chiếm 3/4 diện tích đất tự nhiên. Địa hình chia thành 2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
vùng, vùng phía Bắc huyện có địa hình đồi núi cao, độ dốc lớn, xen lẫn núi đá vôi; vùng phía Nam có địa hình đồi núi bát úp, có độ dốc thấp, thoải dần.
3.1.1.3. Khí hậu
Yên Sơn có điều kiện khí hậu chia thành 2 mùa rõ rệt, mùa đông hanh khô, mùa hè nóng ẩm mƣa nhiều. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22 - 240c (cao nhất từ 33 - 350c, thấp nhất từ 12 - 130c). Lƣợng mƣa bình quân hàng năm 1.500mm - 1.800mm. Trên điạ bàn huyện có 2 con sông lớn chảy qua là sông Lô và sông Phó Đáy, ngoài ra còn hệ thống suối, khe, lạch tạo nguồn nước phong phú, thuận lợi cho phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp.
3.1.1.4. Các nguồn tài nguyên và tiềm năng của huyện
Ở Sơn Dương đã phát hiện 12 điểm có quặng thiếc, tổng trữ lượng cả quặng gốc và quặng sa khoáng đạt xấp xỉ 28.239 tấn SnO2; quặng Barit có các điểm thăm dò gồm: Ao Sen, Hang Lương, Thiện Kế, Ngòi Thia, Đùng Bùng;
cao lanh - fenspat có rải rác ở Hào Phú (trữ lƣợng dự báo 1,411 triệu tấn) và Vân Sơn; ngoài ra còn có mỏ chì - kẽm…
Toàn huyện hiện có 47.172,6 ha đất lâm nghiệp, chiếm 59,86 % tổng diện tích tự nhiên, diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 37.311 ha. Trong đó diện tích rừng trồng: 20.320 ha chiếm 54,5% diện tích; diện tích rừng tự nhiên 16.991 ha, chiếm 45,5 % diện tích. Độ che phủ của rừng đạt 52%. Đất đai ở Sơn Dương thích hợp cho việc trồng các loại cây như chè, mía, cây nguyên liệu giấy, các loại cây ăn quả như nhãn, vải…và chăn nuôi bò thịt. Sơn Dương cũng là nơi tập trung các cơ sở chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng nhƣ: quặng thiếc, quặng Volfam, fenspat, Barit; khai thác đá, sỏi, cát, sản xuất gạch đất sét nung, sản xuất vôi bột… Ngoài ra còn có các cơ sở chế biến chè, đường, phân vi sinh và các ngành tiểu thủ công nghiệp như may mặc, gò hàn, sản xuất đồ mộc gia dụng.
Sơn Dương có 2 tuyến đường bộ quan trọng là quốc lộ 37 từ Tuyên Quang đi qua huyện Sơn Dương và quốc lộ 2C từ thị xã Vĩnh Yên lên Sơn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Dương. Huyện Sơn Dương bao gồm thị trấn Sơn Dương và 32 xã: Vĩnh Lợi, Cấp Tiến, Thƣợng Ấm, Tú Thịnh, Minh Thanh, Tân Trào, Tân Trào, Bình Yên, Lương Thiện, Hợp Thành, Kháng Nhật, Phúc Ứng, Hợp Hoà, Thiện Kế, Ninh Lai, Sơn Nam, Tuân Lộ, Thanh Phát, Đông Thọ, Quyết Thắng, Đồng Quý, Vân Sơn, Văn Phú, Đông Lợi, Phú Lương, Hồng Lạc, Hào Phú, Sầm Dương, Lâm Xuyên, Tam Đa và Đại Phú. Sơn Dương là nơi sinh sống của 10 dân tộc gồm: Kinh, Tày, Nùng, Cao Lan, Dao, Hoa, H’ Mông, Sán Dìu, Mường, Ngán. Dân tộc Tày, Dao ở Sơn Dương thường làm nhà bằng thân cây mai, cây vầu, cây tre. Mái nhà khá dốc, kéo dài từ đỉnh nóc xoè gần kín thân nhà chính, bà con thường làm nhà sàn hay nhà đất hoặc nửa sàn nửa đất nhƣng điểm chung là có rất nhiều sàn gác ở trên cao để đồ đạc hoặc làm kho chứa đồ. Nếu là nhà sàn, tường thường được làm bằng ván gỗ, phên vách nứa hoặc cây mai, vầu ken dày. Nếu là nhà đất, tường được làm bằng vách nứa đập dập trộn hỗn hợp rơm, bùn, trấu rồi trát lên cốt tre. Người Sán Dìu ở Sơn Dương thường làm nhà gỗ truyền thống 5 gian, trong nhà lúc nào cũng có nồi cháo quanh bếp lửa, người Sán Dìu có lối hát soọng cô rất độc đáo.
Hiện tại, Sơn Dương đang xây dựng làng văn hoá du lịch của người Sán Dìu kết hợp với du lịch sinh thái mạo hiểm của vùng đệm Vườn Quốc gia Tam Đảo. Sơn Dương có nhiều khu di tích lịch sử nổi tiếng như: khu di tích lịch sử Tân Trào - ATK; cụm di tích Bác Tôn; Ban thường trực Quốc Hội;
mặt trận liên Việt ở xã Tân Trào; đình Hồng Thái; lán Nà Lừa; làng Sảo; cụm 43 điểm di tích tại xã Tân Trào; cụm di tích phủ Chủ tịch, Thủ tướng Chính phủ tại thôn Lập Binh, xã Bình Yên; cụm di tích Nha Công an và các bộ ngành ở xã Minh Thanh.
Ngoài những di tích lịch sử, Sơn Dương còn có những thắng cảnh đẹp nhƣ thác Đát (suối Tiên) xã Hợp Hoà, thác Cao Ngỗi xã Đông Lợi.
Khi đến thác Đát, du khách có cơ hội thưởng thức những món đặc sản như cá phèo, cá quy, ếch ảng....
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
3.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội
- Tình hình tăng trưởng kinh tế: Sơn Dương phấn đấu đến năm 2013, tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm trên 13%. Công nghiệp, thủ công nghiệp và xây dựng đạt khoảng 37%, nông- lâm nghiệp đạt 36%, các ngành dịch vụ, thương mại đạt 27%. Diện tích trồng rừng tập trung 4.000 ha, độ che phủ của rừng trên 55%. Quy hoạch ổn định vùng chè thâm canh 1.500 ha, năng suất bình quân 10 tấn/ha. Quy hoạch vùng mía nguyên liệu trên 4.000 ha, năng suất bình quân trên 60 tấn/ha. Trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 có hướng phát triển khu du lịch sử- văn hoá ở Sơn Dương gồm toàn bộ các di tích lịch sử cách mạng, văn hoá ở khu Tân Trào-ATK tại các xã Tân Trào, Tân Trào, Minh Thanh, Bình Yên, Hợp Thành, Tú Thịnh.
- Cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật : Hiện nay huyện Sơn Dương đã và đang tập trung đẩy mạnh đầu tƣ nâng cấp cơ sở hạ tầng, tập trung cho các dự án phát triển giao thông, hạ tầng các cụm, điểm công nghiệp, quy hoạch khu tái định cư để giải phóng mặt bằng dự án. Tranh thủ tối đa lợi thế quê hương cách mạng, Thủ đô kháng chiến, Di tích lịch sử đặc biệt cấp quốc gia để xin các nguồn vốn của các cấp, các ngành Trung ƣơng, của tỉnh hỗ trợ cho Huyện để đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng. Đặc biệt Huyện đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt lộ trình phát triển lên đô thị loại 4 vào năm 2015, đây là một thuận lợi và là mục tiêu để Huyện nỗ lực nâng cấp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng.
Mạng lưới giao thông trên địa bàn huyện ngày càng được đầu tư, nâng cấp mới, số lượng và chất lượng phương tiện vận tải đáp ứng được nhu cầu đi lại cũng như vận chuyển hàng hóa của người dân trên địa bàn. Vận chuyển hành khách năm 2012 đạt 2.972,63 nghìn lƣợt khách, tăng 4,57% so với năm 2011.
Vận tải hàng hóa đạt 3.497,41 nghìn tấn, tăng 10,91% so với năm 2011 và luân chuyển đƣợc 46.860,97 km. Các trạm thu phát sóng tiếp tục đƣợc đầu tƣ xây dựng ở nhiều địa phương trong địa bàn huyện đã góp phần hiện đại hóa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
mạng lưới viễn thông của huyện. Nâng cấp và xây mới ngày càng nhiều hơn các trạm 3G nhằm phục vụ ngày càng tốt nhu cầu thông tin, liên lạc, trao đổi thông tin cho sản xuất và đời sống.
Y tế: Trong năm 2012 công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân đã đƣợc ngành y tế duy trì và thực hiện tốt. Các đơn vị trong ngành y tế cũng như các ngành chức năng thường xuyên chủ động phối hợp tổ chức tốt công tác truyền thông giáo dục sức khỏe về phòng chống và giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn. Các chương trình mục tiêu quốc gia nhƣ: Tiêm chủng mở rộng, phòng chống sốt rét, phòng chống suy dinh dƣỡng trẻ em, phòng chống HIV/AIDS… luôn đƣợc duy trì, triển khai theo đúng kế hoạch của Sở Y tế tỉnh và Bộ Y tế Trung Ƣơng
Giáo dục: Để đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lƣợng giáo dục, huyện Sơn Dương đã tập trung xây dựng chuẩn đội ngũ giáo viên các cấp về chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp thông qua công tác bồi dƣỡng cho giáo viên các cấp và công tác tuyển mới giáo viên đạt chuẩn. Có thể nói, tình hình kinh tế xã hội của huyện Sơn Dương trong năm vừa qua dù còn gặp nhiều khó khăn thách thức song đã tiếp tục phát triển ổn định và thu đƣợc nhiều kết quả quan trọng. Trong các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế đều đạt kết quả tăng trưởng cao hơn so với năm trước. Đây là điều kiện quan trọng để thực hiện các mục tiêu xã hội như xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của nhân dân, phát triển các lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục… góp phần ổn định an ninh trật tự xã hội trên địa bàn toàn huyện trong những năm tiếp theo.
Các mặt đạt được: Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá đạt 13%; Giá trị tăng thêm khu vực kinh tế công nghiệp và dịch vụ ở mức cao; Thu ngân sách nội địa trên địa bàn huyện tăng 13,09%; Công tác xúc tiến đầu tư, thương mại có nhiều khởi sắc; Tình hình xã hội ổn định, văn hóa, y tế có bước phát triển. Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp trung học phổ thông đạt khá.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Khó khăn, thách thức: Chất lượng tăng trưởng kinh tế và hiệu quả kinh doanh chƣa cao; Giá trị xuất- nhập khẩu đạt thấp; Thực hiện vốn đầu tƣ của Nhà Nước và công tác giải phóng mặt bằng triển khai các dự án lớn còn chậm; còn tiềm ẩn yếu tố lạm phát tương đối cao và khó kiểm soát.