Truyền dẫn chính sách tài khóa quốc tế thông qua các nhân tố vĩ mô khác

Một phần của tài liệu Truyền dẫn chính sách tài khóa từ các quốc gia có quan hệ thương mại đến việt nam ứng dụng mô hình gv ar (Trang 28 - 33)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY

2.1 Lý thuyết cơ sở về truyền dẫn chính sách tài khóa quốc tế

2.1.4 Truyền dẫn chính sách tài khóa quốc tế thông qua các nhân tố vĩ mô khác

Điều này là do gia tăng chi tiêu chính phủ trong nước làm tăng năng suất lao động, gia tăng thu nhập. Theo hiệu ứng thu nhập, điều này sẽ kích thích mua hàng nước ngoài, làm sản lượng nước ngoài tăng. Hiệu ứng này càng mạnh khi độ co giãn của tiêu dùng với lãi suất càng cao. Nhưng cú sốc chi tiêu chính phủ này cũng làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa nước ngoài do đồng ngoại tệ tăng giá, làm giảm sản lượng nước ngoài. Hiệu ứng này càng mạnh khi độ co giãn đối với hàng hóa thay thế càng nhỏ.

Ngoài ra, sự lan tỏa tài khóa có tương quan ngược chiều tuyến tính với quy mô quốc gia. Khi nước ngoài gia tăng quy mô sản lượng sẽ làm giảm quy mô sản lượng trong nước. Do đó, hiệu ứng lan tỏa tài khóa cũng giảm theo tỷ lệ. Đồng thời, sự lan tỏa tài khóa cũng có tương quan dương với độ mở thương mại của quốc gia.

Bên cạnh đó, sự lan tỏa tài khóa ra nước ngoài còn phụ thuộc vào điều kiện chính sách tiền tệ trong nước. Khi chính sách tiền tệ quốc gia trong nước đặt nặng vào kiểm soát lạm phát, nó sẽ làm giảm tác động cầu của việc gia tăng chi tiêu chính phủ. Nhưng cùng lúc đó, điều này làm cho tỷ lệ mậu dịch gia tăng nhiều hơn, làm tăng tác động lan tỏa ra nước ngoài. Vì vậy, một chính sách tiền tệ thắt chặt làm tăng tác động lan tỏa của cú sốc tài khóa ra nước ngoài. Tác giả cho rằng dưới cơ chế tỷ giá cố định có thể làm giảm tỷ lệ mậu dịch nhiều hơn ngay lập tức. Điều này hướng nhu cầu thế giới đến hàng hóa nước ngoài. Cùng lúc đó, điều kiện chia sẻ rủi ro quốc tế sẽ dẫn đến giảm chi tiêu trong nước và nước ngoài, dẫn đến giảm cầu về hàng hóa nước ngoài. Điều kiện chia sẻ rủi ro quốc tế được định nghĩa là tốc độ tăng trưởng trong tiêu dùng giữa các quốc gia là tương quan cao với nhau và sự biến động trong tiêu dùng thì tách rời với biến động trong sản lượng. Tác giả cũng cho rằng số nhân tài khóa trong nước dưới cơ chế tỷ giá cố định và tỷ giá linh hoạt thì không chênh lệch nhiều. Khác với mô hình Mundell –Fleming khi cho rằng số nhân tài khóa sẽ lớn hơn dưới cơ chế tỷ giá cố định. Tuy nhiên, cú sốc chi tiêu chính phủ trong nước dưới cơ chế định giá theo đồng tiền nhà sản xuất thì sản lượng nước ngoài sẽ tăng ngay lập tức. Nhưng dưới cơ chế định giá theo đồng tiền địa phương thì sản lượng nước ngoài gần như không thay đổi, nhưng dẩn dần tăng lên sau khoảng 5 quý. Dưới cơ chế này, tỷ lệ mậu dịch tăng lên dần dần như sự dịch chuyển của tỷ giá hối đoái phản ánh vào trong giá mà người tiêu dùng phải đối mặt.

Trong điều kiện lãi suất nằm trong giới hạn zero, một cú sốc tài khóa trong nước có thể làm tăng kì vọng lạm phát và làm giảm lãi suất thực khi lãi suất danh nghĩa gần 0. Điều này kết hợp với tỷ lệ mậu dịch trong nước giảm, kích thích làm tăng tiêu dùng hàng hóa trong nước. Ngoài ra, tỷ lệ mậu dịch nước ngoài tăng tạo ra hiệu ứng lan tỏa âm lên GDP nước ngoài.

Ngoài ra, Giorgio và Guido (2018) cũng nghiên cứu tác động của sự mở rộng chi tiêu chính phủ bằng phương pháp mô phỏng DSGE cho hai quốc gia. Tác giả xem xét tác động này lên sản lượng và lạm phát ở hai quốc gia (trong nước và nước ngoài) dưới hai cơ chế tài trợ (tài trợ bằng tiền và tài trợ bằng nợ). Tác giả đã nhận thấy rằng, ở cả hai trường hợp, sự kích thích tài khóa đều làm tăng sản lượng cũng như lạm phát.

Tuy nhiên, dưới cơ chế tài trợ bằng tiền, tác động này cao hơn gấp 3 lần đối với sản lượng và gấp 15 lần đối với lạm phát, so với cơ chế tài trợ bằng nợ. Sự mở rộng tài khóa được tài trợ bằng tiền thì có tác động lớn và dai dẳng lên việc tăng sản lượng và lạm phát. Sự gia tăng lạm phát này đến từ sự mở rộng tài khóa tài trợ bằng tiền, và nó cũng làm giảm lãi suất thực và vì vậy mà tiêu dùng tư nhân gia tăng. Khác với trường hợp mở rộng tài khóa tài trợ bằng nợ, tác động này tạo áp lực tăng giá trị thực đồng tiền. Tác động này làm giới hạn sự gia tăng trong sản lượng khi mở rộng tài khóa. Do đó, so với tài trợ bằng nợ, việc gia tăng cung tiền sẽ bù trừ cho việc tăng tỷ lệ mậu dịch gây ra do cú sốc tài khóa. Tác giả cũng nhận thấy sự khác biệt giữa hai cơ chế tài trợ liên quan đến sự truyền dẫn quốc tế của cú sốc tài khóa. Đối với nền kinh tế nước ngoài, họ cũng quan sát thấy rằng có một sự mở rộng sản lượng trong trường hợp kích thích tài khóa tài trợ bằng nợ ở quốc gia trong nước, nhưng làm suy thoái sản lượng nước ngoài trong trường hợp kích thích tài khóa trong nước tài trợ bằng tiền. Điều này là do kích thích tài khóa trong nước được tài trợ bằng nợ thì làm tăng tỷ giá hối đoái thực nên cải thiện sức cạnh tranh hàng hóa nước ngoài, từ đó làm tăng sản lượng của nước ngoài.

Giorgio và cộng sự (2018) đã xem xét phản ứng của tỷ giá hối đoái thực trước cú sốc chi tiêu chính phủ trong mô hình hai quốc gia bằng phương pháp mô phỏng DSGE. Họ đã tìm thấy kết quả là tỷ giá hối đoái thực giảm khi có sự gia tăng chi tiêu chính phủ trong nước. Trong khi đó những mô hình kinh tế mới, mở cửa truyền thống thì cho rằng cú sốc tài khóa này có thể làm tăng tỷ giá hối đoái thực. Cơ chế truyền dẫn này được diễn ra thông qua việc làm tăng năng suất lao động khu vực tư nhân trong nước, được thúc đẩy bởi việc mua hàng của chính phủ và làm giảm chi phí cận

biên thực tế. Khi năng suất lao động và chi phí cận biên giảm xuống làm lãi suất trong nền kinh tế cũng phản ứng giảm theo.

Qua các mô hình lý thuyết truyền dẫn tài khóa quốc tế, ta nhận thấy rằng tác động của chúng lên tỷ giá hối đoái thực, sản lượng, tiêu dùng và giá cả hàng hóa có thể phản ứng theo những chiều hướng khác nhau, tùy thuộc vào đặc điểm của mỗi nền kinh tế.

Bảng 1: Tóm tắt cơ chế truyền dẫn chính sách tài khóa quốc tế

Mở rộng tài khóa trong nước lan tỏa theo các kênh

Lãi suất

*Mở rộng CTCP bằng trái phiếu:

-Thu nhập trong nước tăng làm lãi suất trong nước tăng dẫn đến đồng nội tệ tăng giá. Vì vậy, cầu hàng nước ngoài tăng làm sản lượng nước ngoài tăng.

Tác động trên có thể bị bù trừ khi:

-Lãi suất thế giới tăng làm cầu hàng nước ngoài giảm làm cho sản lượng nước ngoài có thể giảm lại.

*Mở rộng CTCP bằng thuế:

-Đôi khi, nó không tác động đến lãi suất thế giới nên sản lượng nước ngoài có thể không đổi

*Mở rộng CTCP bằng nợ tạm thời:

-Kì vọng về tăng thuế tương lai làm giảm lãi suất ngắn hạn tương lai nên lãi suất dài hạn hiện tại giảm theo làm gia tăng chi tiêu hàng nước ngoài nên sản lượng thế giới tăng.

*Vị thế dòng vốn vào ròng và chi tiêu chủ yếu cho hàng hóa nước ngoài ở cả khu vực công và khu vực tư:

-Lãi suất trong nước giảm làm tiêu dùng hàng nước ngoài tăng nên sản lượng nước ngoài có thể tăng.

Hành vi tiêu dùng

*Mở rộng CTCP bằng thuế:

-Thu nhập trong nước tăng và tăng thuế tài trợ CTCP làm số dư đồng ngoại tệ có thể không đổi nên sản lượng nước ngoài không bị tác động.

*Mở rộng CTCP bằng tiền:

-Lạm phát tăng làm gia tăng tiêu dùng hiện tại nên sản lượng nước ngoài tăng (nếu hàng hóa giao dịch mang tính thay thế)

*Mở rộng CTCP ở nước phát triển:

-Tăng giá đồng tiền làm giá cả hàng hóa tăng ở các nước phát triển nên cán cân mậu dịch ở các quốc gia đang phát triển có thể giảm (nếu sở thích tiêu dùng của các nước đang phát triển là hàng hóa có giá trị cao ở nước ngoài).

Tỷ lệ mậu dịch

*Một phần CTCP dành cho hàng hóa nước ngoài:

-Khi giá cả linh hoạt: sản lượng nước ngoài tăng nhưng sản lượng trong nước có thể giảm do giá hàng hóa trong nước tăng dẫn đến CTHGĐ giảm.

-Khi giá cả chậm thay đổi: Sản lượng trong và ngoài nước đều tăng vì CTHGĐ giảm, dẫn đến cung tiền nhỏ hơn cầu tiền nên đồng nội tệ giảm giá làm cho cán cân mậu dịch tăng nên sản lượng trong nước cũng tăng.

*CTCP chỉ dành cho hàng hóa trong nước:

-Thu nhập tăng làm tăng CTHGĐ trong nước nên làm tăng giá cả hàng hóa trong nước và làm tăng sức cạnh tranh của

hàng hóa nước ngoài làm cho cán cân mậu dịch của nước ngoài tăng.

-Về dài hạn, cầu hàng nước ngoài tăng làm tăng giá hàng hóa nước ngoài và làm giảm CTHGĐ nước ngoài. Điều này xảy ra là nếu hàng hóa giao dịch giữa hai quốc gia này là mang tính thay thế.

Các nhân tố vĩ mô

-Quy mô quốc gia tỷ lệ nghịch với hiệu quả lan tỏa nước ngoài.

-Độ mở thương mại tương quan dương với hiệu quả lan tỏa nước ngoài.

-Chính sách tiền tệ thắt chặt làm tăng tác động lan tỏa của cú sốc tài khóa ra nước ngoài.

+ Nếu lãi suất nằm gần giới hạn zero sẽ tạo hiệu ứng lan tỏa âm lên sản lượng nước ngoài.

Một phần của tài liệu Truyền dẫn chính sách tài khóa từ các quốc gia có quan hệ thương mại đến việt nam ứng dụng mô hình gv ar (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)