Thảo luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Truyền dẫn chính sách tài khóa từ các quốc gia có quan hệ thương mại đến việt nam ứng dụng mô hình gv ar (Trang 103 - 108)

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.5 Thảo luận kết quả nghiên cứu

Trong số các đối tác thương mại lớn của Việt Nam thì Trung Quốc có tác động lớn nhất lên nền kinh tế Việt Nam. Sự gia tăng chi tiêu chính phủ Trung Quốc có thể mang lại tác động ngắn hạn và dài hạn cho nền kinh tế Việt Nam. Các tác động này được tổng hợp như sau:

Bảng 10: Kết quả ước lượng trung vị của hàm phản ứng đẩy tổng quát cho nền kinh tế Việt Nam trước sự gia tăng (+1σ) chi tiêu chinh phủ Trung Quốc trong

8 quý đầu

Biến Quý

0 1 2 3 4 5 6 7 8

Reg -0.4511% 0.6010% -1.1452% 0.9614% -0.7209% 0.0276% 0.0917% -0.5004% 0.0730%

Prg 0.1872% -1.0466% 0.2786% -0.6075% 0.1008% -0.3457% -0.5213% -0.1080% -0.4630%

Rhog 0.1420% 0.9947% -0.1208% 0.5266% -0.2101% 0.2455% 0.2642% -0.0780% 0.3014%

Roug 0.0732% 0.9950% -0.1300% 0.5777% -0.1935% 0.2427% 0.3482% -0.0523% 0.3481%

Rmg -2.0713% 3.6404% -1.7983% 2.0566% 0.8621% 0.1961% 2.5512% 0.2333% 1.3433%

Trong ngắn hạn, sự gia tăng chi tiêu chính phủ Trung Quốc đã tác động đẩy tốc độ tăng tỷ giá thực đa phương của Việt Nam đạt 0.6% ở quý 1 và điều chỉnh giảm về mức 1.2% ở quý 2. Khi tỷ giá thực đa phương của Việt Nam sụt giảm cho thấy giá

-0.025 -0.02 -0.015 -0.01 -0.005 0 0.005 0.01 0.015

0 4 8 12 16 20 24 28 32 36 40

bán hàng hóa của Việt Nam cạnh tranh hơn so với giá hàng hóa nước ngoài. Điều này sẽ mang lại lợi thế cho cán cân mậu dịch của Việt Nam, và điều ngược lại sẽ xảy ra nếu tỷ giá thực đa phương của Việt Nam gia tăng. Qua đó, tác giả cũng nhận thấy rằng khi tỷ giá thực đa phương của Việt Nam gia tăng ở quý 1 làm giảm sức cầu về hàng hóa của Việt Nam đối với người nước ngoài. Tổng cầu hàng hóa trong nền kinh tế sụt giảm đã khiến cho giá cả nội địa của Việt Nam giảm theo. Điều này được thể hiện thông qua sự sụt giảm 1.1% trong tỷ lệ tăng giá cả nội địa của Việt Nam vào quý 1 (Bảng 1). Tuy nhiên, trong trường hợp này, người dân Việt Nam cũng gia tăng mức cầu của mình đối với hàng hóa nước ngoài, làm cho giá hàng hóa nước ngoài tăng lên. Vì thế, tác động này đã điều chỉnh làm giảm tỷ giá thực đa phương của Việt Nam vào quý 2. Cùng với đó, nó cũng làm tăng cầu của người nước ngoài đối với hàng hóa Việt Nam. Vì vậy mà, mức giá cả nội địa của Việt Nam điều chỉnh tăng vào quý 2, đạt mức 0.3% (Bảng 1). Thông qua phân tích trên, tác giả cũng nhận thấy rằng giá cả nội địa của Việt Nam thì nhạy cảm với tỷ lệ mậu dịch giữa Việt Nam và Trung Quốc. Điều này là do hàng hóa mậu dịch giữa Việt Nam và Trung Quốc chủ yếu là những hàng hóa mang tính thay thế. Vì thế, hành vi của nhà nhập khẩu có thể thay đổi nhanh chóng với sự thay đổi trong giá bán và hướng đến những nơi có giá rẻ hơn.

Kết quả này thì tương đồng với lý thuyết của Corsetti và Pesenti (2001), Obstfeld và Rogoff (1995).

Hành vi chi tiêu của hộ gia đình cũng thay đổi để phản ứng với sự thay đổi trong giá cả nội địa của Việt Nam trước cú sốc chi tiêu của chính phủ Trung Quốc. Từ đó, nó có thể tác động lên tốc độ tăng sản lượng của nền kinh tế. Tác giả đã nhận thấy tốc độ tăng chi tiêu hộ gia đình đã tăng gần 1% vào quý 1 khi giá cả nội địa giảm, và giảm 0.12% vào quý 2 khi giá cả nội địa tăng. Tốc độ tăng sản lượng cũng theo đó mà thay đổi, tăng gần 1% vào quý 1 và giảm 0.13% vào quý 2. Lực tăng chi tiêu hộ gia đình và sản lượng của Việt Nam được hỗ trợ bởi sự gia tăng trong tốc độ tăng trưởng cung tiền vào quý 1 (tăng 3.7%). Sự sụt giảm trong mức tăng trưởng giá cả nội địa trong nền kinh tế vào quý 1 đã làm gia tăng mức cung tiền thực. Khi cung tiền tăng sẽ tạo áp lực giảm lãi suất, vì thế làm gia tăng trong sức mua hàng hóa của hộ

gia đình hiện tại và từ đó thúc đẩy tăng sản lượng trong nền kinh tế. Điều này tương đồng với lý thuyết của Obstfeld và Rogoff (1995), Corsetti, Meier và Muller (2010) khi cho rằng sự gia tăng chi tiêu chính phủ ở những quốc gia lớn làm giảm lãi suất thế giới, từ đó kích thích tiêu dùng và làm gia tăng sản lượng.

Trong dài hạn, tác giả cũng nhận thấy sự sụt giảm trong tỷ giá thực, giá cả nội địa của Việt Nam và gia tăng trong chi tiêu hộ gia đình và sản lượng của Việt Nam.

Qua đó, ta có thể khẳng định hiệu ứng “làm giàu hàng xóm” mà nền kinh tế Việt Nam đã nhận dược từ sự gia tăng chi tiêu chính phủ Trung Quốc. Điều này được nhìn thấy trong trạng thái cân bằng của nền kinh tế Việt Nam trong đồ thị phản ứng đẩy sau:

reg prg

rhog roug

-0.04 -0.03 -0.02 -0.01 0 0.01 0.02 0.03

0 4 8 12 16 20 24 28 32 36 40

-0.025 -0.02 -0.015 -0.01 -0.005 0 0.005 0.01 0.015

0 4 8 12 16 20 24 28 32 36 40

-0.015 -0.01 -0.005 0 0.005 0.01 0.015 0.02 0.025

0 4 8 12 16 20 24 28 32 36 40 -0.015

-0.01 -0.005 0 0.005 0.01 0.015 0.02 0.025

0 4 8 12 16 20 24 28 32 36 40

rmg

Hình 11: Phản ứng của nền kinh tế Việt Nam trước sự gia tăng chi tiêu chính phủ Trung Quốc

Nguồn: tính toán từ tác giả

-0.1 -0.08 -0.06 -0.04 -0.02 0 0.02 0.04 0.06 0.08 0.1

0 4 8 12 16 20 24 28 32 36 40

TỔNG KẾT CHƯƠNG 4

Trong số các đối tác thương mại lớn của Việt Nam thì Trung Quốc có tác động lớn nhất lên nền kinh tế Việt Nam. Một sự gia tăng một độ lệch chuẩn chi tiêu chính phủ Trung Quốc thì tương đương với một sự gia tăng 5% trong mức tăng trưởng chi tiêu chính phủ của quốc gia này sẽ làm tăng chi tiêu hộ gia đình Việt Nam, làm tăng sản lượng và số dự tiền thực, làm giảm giá cả nội địa đồng thời cải thiện cán cân tài khoản vãng lai. Do đó, tác giả nhận thấy rằng tác động chi tiêu chính phủ Trung Quốc làm tăng sản lượng cho nền kinh tế Việt Nam, mang theo hiệu ứng “làm giàu hàng xóm” (prosper-thy-neighbour).

Những tác động tìm thấy ở những quốc gia còn lại thì là nhỏ và không đáng kể đến nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên tổng hòa các cú sốc từ tất cả các đối tác thương mại đến Việt Nam thì ảnh hưởng của Trung Quốc chiếm vị trí chủ đạo, giải thích gần 53% các tác động của chi tiêu chính phủ nước ngoài. Qua đó, cho thấy sự phụ thuộc qua lại rất giữa hai nền kinh tế Việt Nam và Trung Quốc.

Một phần của tài liệu Truyền dẫn chính sách tài khóa từ các quốc gia có quan hệ thương mại đến việt nam ứng dụng mô hình gv ar (Trang 103 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)