Tác động của chính sách tài khóa của các quốc gia là đối tác thương mại đến tiêu dùng hộ gia đình Việt Nam

Một phần của tài liệu Truyền dẫn chính sách tài khóa từ các quốc gia có quan hệ thương mại đến việt nam ứng dụng mô hình gv ar (Trang 83 - 88)

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.4 Phân tích truyền dẫn tài khóa và phân rã phương sai từ các quốc gia là đối tác thương mại đến Việt Nam

4.4.1 Tác động của chính sách tài khóa của các quốc gia là đối tác thương mại đến tiêu dùng hộ gia đình Việt Nam

Thông qua, hàm phản ứng xung tổng quát GIRFs của chi tiêu hộ gia đình Việt Nam đối với cú sốc tăng chi tiêu chính phủ (+1σ) của các quốc gia là đối tác thương mại với Việt Nam (hình 16), ta có thể thấy được trong số bốn đối tác thương mại lớn của Việt Nam thì Trung Quốc có tác động lớn nhất lên tiêu dùng hộ gia đình Việt Nam.

Trong mẫu nghiên cứu này, cú sốc gia tăng một độ lệch chuẩn chi tiêu chính phủ Trung Quốc thì tương đương với một sự gia tăng 5% trong mức tăng trưởng chi tiêu chính phủ. Khi cú sốc này xảy ra thì tăng trưởng chi tiêu hộ gia đình Việt Nam tăng mạnh đạt mức 1% ở quý 1 và có khuynh hướng điều chỉnh giảm vào quý thứ 5, rồi sau đó tiếp tục điều chỉnh và quay trở về trạng thái cân bằng ở những quý thứ 8.

Do đó, chúng ta có thể kết luận rằng chi tiêu hộ gia đình Việt Nam và chi tiêu chính phủ Trung Quốc có mối tương quan dương.

Liên quan đến từ sự gia tăng trong tốc độ tăng trưởng chi tiêu chính phủ Hàn Quốc tương đương 1,4%, ta nhận thấy rằng, phản ứng của chi tiêu hộ gia đình Việt

-1.00 -0.80 -0.60 -0.40 -0.20 0.00 0.20 0.40 0.60 0.80 1.00

-1.00 -0.50 0.00 0.50 1.00

Nam phản ứng dai dẳng trước cú sốc tài khóa của Hàn Quốc. Tăng trưởng chi tiêu hộ gia đình đã tăng mạnh trong khoảng 2 quý đầu, đạt mức tăng cao nhất là 0,3%, rồi sau đó quay đầu điều chỉnh giảm để trở về trạng thái cân bằng. Do đó, ta cũng nhận thấy có mối quan hệ tương quan dương giữa chi tiêu hộ gia đình Việt Nam và chính sách tài khóa Hàn Quốc. Điều này cho thấy Việt Nam có thể hưởng lợi từ sự gia tăng tốc độ chi tiêu chính phủ ở những quốc gia này. Ngoài ra, ta cũng nhận thấy rằng dù Mỹ và khu vực Châu Âu là những đối tác thương mại lớn của Việt Nam, nhưng tác động của chúng lên tiêu dùng hộ gia đình Việt Nam là không đáng kể.

Tuy nhiên, ta lại tìm thấy một sự sụt giảm 0,2% trong tốc độ chi tiêu hộ gia đình Việt Nam trước cú sốc tăng 1% trong tốc độ chi tiêu chính phủ Nhật. Cú sốc kéo dài trong khoảng 2 quý và quay trở về trạng thái cân bằng ở quý thứ 12. Vì vậy, Việt Nam dường như không hưởng lợi được từ sự gia tăng chi tiêu của chính phủ Nhật.

Bên cạnh bốn đối tác thương mại lớn của Việt Nam, luận án còn xem xét đến các đối tác khác như Úc, Đài Loan, Thái Lan, Philippines, Indonesia, Malaysia và Singapore. Ta nhận thấy một số điểm đáng chú ý. Có sự gia tăng trong phản ứng của chi tiêu hộ gia đình Việt Nam trước các cú sốc tài khóa từ các quốc gia như Úc, Indonesia, Malaysia, Thái Lan. Trong đó, tác động của Singapore là không đáng kể.

Luận án cũng tìm thấy một sự sụt giảm mạnh đến từ cú sốc tài khóa của Đài Loan.

Tác động làm giảm của sự gia tăng tài khóa của Philipines là không đáng kể.

Tổng hợp các cú sốc từ các đối tác thương mại của Việt Nam, chúng ta nhận thấy tốc độ chi tiêu hộ gia đình Việt Nam gia tăng 1% trước sự gia tăng tài khóa. Phản ứng này diễn ra trong khoảng 3 quý, quay đầu trở lại ở quý thứ 4 và đạt đến trạng thái cân bằng ở vào khoảng 8 quý.

ÚC TRUNG QUỐC

INDONESIA NHẬT

HÀN MALAYSIA

-0.004 -0.003 -0.002 -0.001 0 0.001 0.002 0.003 0.004 0.005

0 4 8 12 16 20 24 28 32 36 40 -0.015 -0.01 -0.005 0 0.005 0.01 0.015 0.02 0.025

0 4 8 12 16 20 24 28 32 36 40

-0.004 -0.003 -0.002 -0.001 0 0.001 0.002 0.003 0.004 0.005

0 4 8 12 16 20 24 28 32 36 40

-0.01 -0.005 0 0.005 0.01 0.015

0 4 8 12 16 20 24 28 32 36 40

-0.015 -0.01 -0.005 0 0.005 0.01 0.015

0 4 8 12 16 20 24 28 32 36 40 -0.005 -0.004 -0.003 -0.002 -0.001 0 0.001 0.002 0.003 0.004 0.005 0.006

0 4 8 12 16 20 24 28 32 36 40

PHILIPINES SINGAPORE

ĐÀI LOAN THÁI LAN

MỸ CHÂU ÂU

-0.004 -0.003 -0.002 -0.001 0 0.001 0.002 0.003

0 4 8 12 16 20 24 28 32 36 40

-0.008 -0.006 -0.004 -0.002 0 0.002 0.004 0.006 0.008 0.01 0.012

0 4 8 12 16 20 24 28 32 36 40

-0.005 -0.004 -0.003 -0.002 -0.001 0 0.001 0.002 0.003 0.004

0 4 8 12 16 20 24 28 32 36 40

-0.003 -0.002 -0.001 0 0.001 0.002 0.003 0.004 0.005 0.006

0 4 8 12 16 20 24 28 32 36 40

-0.015 -0.01 -0.005 0 0.005 0.01 0.015

0 4 8 12 16 20 24 28 32 36 40 -0.01 -0.008 -0.006 -0.004 -0.002 0 0.002 0.004 0.006 0.008

0 4 8 12 16 20 24 28 32 36 40

CÁC ĐỐI TÁC THƯƠNG MẠI

Hình 6: Đồ thị phản ứng xung tổng quát của cú sốc tăng chi tiêu chính phủ từ các đối tác thương mại lên chi tiêu hộ gia đình Việt Nam

Nguồn: Tính toán từ tác giả Ngoài ra, phụ lục 10 sẽ cho ta thấy được kết quả phân tích phân rã phương sai sai số dự báo tổng quát. Kết quả này cho thấy mức độ đóng góp tương đối của các biến khác nhau từ các quốc gia khác nhau. Mức độ đóng góp tương đối này có thể cho chúng ta biết được thông tin về tầm quan trọng của các cú sốc của các biến khác nhau đến từ các quốc gia cụ thể, hoặc so sánh các cú sốc của các biến khác nhau từ các quốc gia còn lại.

Qua bảng kết quả, ta có thể nhận thấy được tầm quan trọng của Trung Quốc trong số các đối tác thương mại của Việt Nam. Chi tiêu của chính phủ Trung Quốc giải thích 52% ở quý 1 trong cú sốc chi tiêu chính phủ từ các quốc gia là đối tác thương mại của Việt Nam và giảm dần theo thời gian. Ngoài ra, 7% phương sai được giải thích bởi chi tiêu hộ gia đình và sản lượng của Trung Quốc ở quý 1 và tăng dần lên theo thời gian đạt mức 10% vào quý 6 và tăng dần theo thời gian. Những biến khác của những quốc gia còn lại cũng tăng dần theo thời gian, cho thấy cú sốc này tác động đến toàn bộ các biến của các quốc gia trong mô hình.

-0.015 -0.01 -0.005 0 0.005 0.01 0.015 0.02 0.025

0 4 8 12 16 20 24 28 32 36 40

Một phần của tài liệu Truyền dẫn chính sách tài khóa từ các quốc gia có quan hệ thương mại đến việt nam ứng dụng mô hình gv ar (Trang 83 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)