Hiệu ứng đồng thời và mối tương quan chéo giữa các quốc gia

Một phần của tài liệu Truyền dẫn chính sách tài khóa từ các quốc gia có quan hệ thương mại đến việt nam ứng dụng mô hình gv ar (Trang 76 - 82)

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3 Hiệu ứng đồng thời và mối tương quan chéo giữa các quốc gia

Các tác động đồng thời của các biến nước ngoài lên các biến trong nước cùng với các thống kê t mạnh mẽ được tính toán bằng cách sử dụng ước lượng phương sai vững – nhằm kiểm soát hiện tượng phương sai thay đổi của White cũng được trình bày ở Bảng 8. Những ước lượng này có thể được hiểu là độ co giãn tác động giữa các biến nội địa và biến nước ngoài tương ứng. Chúng đặc biệt mang đến thông tin liên quan đến các mối liên kết quốc tế giữa các biến trong và ngoài nước.

Kết quả của các hiệu ứng đồng thời có thể chỉ ra một số đặc điểm cho Việt Nam và các đối tác thương mại. Giá cả hàng hóa của Việt Nam có sự nhạy cảm lớn vào giá cả hàng hóa thế giới. Giá Việt Nam có thể tăng thêm tới 1,59% khi giá tại mỗi quốc gia đối tác thương mại tăng 1%. Mối tương quan dương giữa giá cả hàng hóa trong nước với giá cả hàng hóa nước ngoài được tìm thấy ở hầu hết các quốc gia. Ta cũng nhận thấy rằng hệ số tương quan ở một số các quốc gia như Malaysia, Việt Nam thì lớn hơn 1 cho thấy mức độ nhạy cảm cao đối với giá cả hàng hóa thế giới diễn ra ở những quốc gia này. Còn đối với các quốc gia như Thái Lan, Mỹ, và Hàn Quốc thì có hệ số nhỏ hơn 1 cho thấy mức ảnh hưởng lớn từ hàng hóa ở những quốc gia này đến giá cả hàng hóa thế giới.

0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2

1 4 7 10 13 16 19 22 25 28 31 34 37 40

Khu vực Châu Âu

Đồng liên kết 1 Đồng liên kết 2

Một nền kinh tế lớn như khu vực Châu Âu đã ảnh hưởng đến các quốc gia khác trong các yếu tố như sản lượng và chi tiêu hộ gia đình. Những kết quả này khẳng định vai trò quan trọng của khu vực Châu Âu trong nền kinh tế toàn cầu. Liên quan đến tiêu dùng trong nước với tiêu dùng nước ngoài, ta có thể thấy có sự dịch chuyển cùng chiều. Trong đó, các hệ số co giãn ở các quốc gia hầu như là nhỏ hơn 1 và có ý nghĩa thống kê thì cho thấy mức độ tác động từ tiêu dùng hộ gia đình ở các quốc gia này đến các quốc gia còn lại trên thế giới. Ngoại trừ, Hàn Quốc có hệ số lớn hơn 1 cho thấy tiêu dùng hộ gia đình ở quốc gia này có sự nhay cảm lớn đối với tiêu dùng hộ gia đình của thế giới. Mối tương quan dương cùng chiều giữa sản lượng trong nước và sản lượng nước ngoài cũng được tìm thấy. Thật thú vị khi quan sát thấy rằng các hệ số lớn hơn 1 thuộc về các quốc gia mới nổi (Malaysia (1,14), Singapore (1.33), Thái Lan (1,5)), còn các hệ số nhỏ hơn 1 thuộc về các quốc gia đã phát triển như Khu vực Châu Âu, Hàn Quốc, Trung Quốc. Kết quả này được tìm thấy tương tự với kết quả của Chudik và Pesaran (2019). Trong đó, Philipines cũng gây ấn tượng với hệ số co giãn (0.75).

Số dư tiền thực trong nước và nước ngoài ở các quốc gia đang phát triển đều thể hiện mối tương quan dương đáng kể. Trong đó, các quốc gia như Hàn Quốc, Malaysia có hệ số tương quan lớn hơn 1, cho thấy mức độ bị tác động từ biến cố toàn cầu là rất lớn ở các quốc gia này. Tuy nhiên, hướng tác động ngược trở lại nền kinh tế nước ngoài lại được tìm thấy ở mô hình các quốc gia có tiềm lực kinh tế như Đài Loan và Singapore khi hệ số tương quan được tìm thấy nhỏ hơn 1.

Bảng 8: Các hiệu ứng đồng thời của biến nước ngoài lên các đối tác nội địa

Quốc gia Rhog roug Rmg Rgog Prg

Australia 0.1656 0.5434 0.1060 0.0362 0.1662 [1.0621] [1.6302] [0.2053] [0.2226] [0.5841]

China 0.3602 0.9938*** 0.1546 0.5893 -0.6018 [0.7913] [2.9975] [0.5437] [0.7579] [-1.1588]

Indonesia -0.0195 -0.0831 0.3450 0.2153 -1.0543 [-0.0289] [-0.2056] [0.4596] [0.9376] [-0.9375]

Japan 0.7226*** -0.3023 0.1856 -0.0193 0.0915 [3.8615] [-1.3987] [1.3061] [-0.3102] [0.5135]

Korea 1.4005*** 0.7488** 1.0196** -0.1131*** 0.7650***

[3.8965] [2.1546] [2.2798] [-2.8320] [3.5793]

Malaysia 0.9322** 1.1422*** 1.7523*** 0.9068* 1.3014**

[2.3152] [2.7659] [4.0960] [1.8296] [2.0367]

Philippines -0.0841 0.7533*** 1.4433 0.5116 0.5214 [-0.3964] [2.8779] [1.4589] [1.5592] [1.1720]

Singapore 0.5519* 1.3299*** 0.6653*** 0.8627** 0.2101 [1.8148] [3.1295] [3.5903] [2.6130] [1.1677]

Taiwan 0.1667 0.4453 0.6751* -0.0982 -0.3526 [0.4630] [0.8122] [1.8198] [-0.4710] [-0.8600]

Thailand 0.2749 1.4989*** 1.2231 0.1159 0.9015***

[0.5776] [2.8566] [1.5725] [0.2796] [3.0326]

USA -0.0082 0.0550 0.1315 -0.0590 0.5747**

[-0.0727] [0.5042] [0.8114] [-1.6275] [2.3327]

Vietnam -0.0765 0.2390 1.1909 0.1392 1.5853***

[-0.2835] [0.9026] [1.1878] [1.1770] [3.6611]

Euro area 0.2363* 0.2881* 0.0928 -0.0450 -

[1.9515] [1.9769] [0.6395] [-0.7011] - Nguồn: Tính toán từ tác giả Ghi chú: Hệ số lớn hơn 1 hàm ý là ảnh hưởng lớn từ biến nước ngoài lên biến nội địa của quốc gia đó, giá trị nhỏ hơn 1 nghĩa là quốc gia đó ảnh hưởng lớn lên quốc gia khác. Giá trị âm nghĩa là dịch chuyển ngược chiều nhau. ***p<0.01, **p<0.05,

*p<0.1

Tiếp theo, luận án cũng trình bày các kết quả tương quan giữa các quốc gia đối với những cú sốc riêng biệt của từng mô hình quốc gia. Một mối tương quan thấp là một trong những điều kiện chính cho một mô hình GVAR hoạt động tốt. Một mối tương quan thấp sẽ cho thấy sự phụ thuộc chéo của các cú sốc riêng biệt là “đủ” nhỏ.

Do đó chúng ta có thể cô lập tác động của các cú sốc đặc trưng riêng của quốc gia từ các cú sốc khác trong phân tích động mà chúng ta thực hiện sau này.

Như đã đề xuất trong Dees, di Mauro, Pesaran and Smith (2007), một chuẩn đoán đơn giản về mức độ biến nước ngoài của từng mô hình ở mỗi quốc gia có hiệu quả trong mô hình GVAR có thể đơn giản là trung bình tương quan cặp cho các biến nội sinh và phần dư trong giai đoạn ước tính. Tương quan phần dư thấp là một dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy mô hình GVAR đã khá thành công trong việc nắm bắt các hiệu ứng phổ biến thúc đẩy các biến nội sinh, và mô hình GVAR được xem là khá hiệu quả trong việc giải thích sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia. Do đó, những cú sốc đối với biến trong nước ở từng mô hình có thể được coi là riêng biệt.

Kết quả ở bảng 9 cho thấy mức độ tương quan thay đổi khác nhau giữa các biến và các quốc gia. Trong đó, hệ số tương quan chéo của biến chi tiêu chính phủ dao động trong khoảng 1% - 6%, chi tiêu hộ gia đình là 1% - 19%, sản lượng là 12% - 26%, số dư tiền thực dao động từ 0,5% - 20%, tỷ lệ mậu dịch giao động từ 1% - 19%, số dư tiền thực giao động từ 1% - 19%, mức giá cả dao động từ 8% - 35%. Điều này cho thấy sự dịch chuyển cùng nhau của biến sản lượng và mức giá cả là lớn, nhưng hệ số tương quan này giảm khi chuyển từ bậc 0 sang sai phân bậc 1. Hệ số tương quan phần dư là nhỏ đảm bảo cho mô hình GVAR hoạt động tốt.

Bảng 9: Mối quan hệ tương quan chéo từng cặp của các biến và phần dư Biến Quốc gia Levels

First

Differences

VECMX*

Residuals Rgog AUSTRALIA 0.028885 0.015202 -0.03567 Rgog CHINA -0.02021 -0.03197 -0.01631 Rgog INDONESIA 0.01827 -0.0337 -0.01657 Rgog JAPAN 0.065071 0.036723 -0.04941 Rgog KOREA 0.061952 0.028438 -0.00713 Rgog MALAYSIA 0.019124 0.001228 -0.04235 Rgog PHILIPPINES -0.02902 -0.01121 -0.04854 Rgog SINGAPORE 0.007996 -0.00281 -0.02447 Rgog TAIWAN -0.0383 -0.06266 -0.0308 Rgog THAILAND -0.00725 -0.02559 -0.0205

Rgog USA 0.043473 0.006909 -0.04847

Rgog VIETNAM -0.0074 -0.03786 -0.0236 Rgog EURO AREA 0.059267 0.003157 -0.01724 Reg AUSTRALIA -0.05315 -0.03497 -0.04878 Reg CHINA 0.008117 0.006329 0.009278 Reg INDONESIA 0.013249 0.001304 -0.05425 Reg JAPAN -0.12437 -0.14192 -0.12515 Reg KOREA 0.018674 0.032859 0.013279 Reg MALAYSIA -0.00283 -0.01697 0.004717 Reg PHILIPPINES 0.035136 0.005568 0.010496 Reg SINGAPORE 0.051302 0.047976 0.01239 Reg TAIWAN 0.098103 0.095323 0.075913 Reg THAILAND 0.066816 0.047602 0.019152

Reg USA -0.014 0.006035 0.039636

Reg VIETNAM 0.029949 0.017026 0.039411 Reg EURO AREA -0.23966 -0.25236 -0.20971 Prg AUSTRALIA 0.184872 0.15455 0.080313 Prg CHINA 0.070259 -0.01492 0.001303 Prg INDONESIA 0.076942 0.036269 0.039646 Prg JAPAN 0.115087 0.014331 -0.07928 Prg KOREA 0.256819 0.182154 0.092859 Prg MALAYSIA 0.311209 0.238232 0.11061 Prg PHILIPPINES 0.326457 0.206434 0.151188 Prg SINGAPORE 0.196664 0.055587 0.054855 Prg TAIWAN 0.163816 0.039762 0.054606 Prg THAILAND 0.353636 0.231389 0.042707

Prg USA 0.324557 0.258068 0.085094

Prg VIETNAM 0.301858 0.202329 0.01792

Prg EURO AREA 0.199931 0.053479 -0.01491 Rmg AUSTRALIA 0.004938 0.015927 -0.06841

Rmg CHINA 0.08787 0.011889 -0.03273

Rmg INDONESIA -0.01259 -0.02686 -0.04268 Rmg JAPAN 0.039893 0.023535 -0.05739 Rmg KOREA 0.142683 0.074468 -0.00696 Rmg MALAYSIA 0.187436 0.166267 -0.03069 Rmg PHILIPPINES 0.154449 0.13897 0.046164 Rmg SINGAPORE 0.133437 0.125743 -0.00597 Rmg TAIWAN 0.147325 0.06303 0.032677 Rmg THAILAND 0.193593 0.175936 0.044913

Rmg USA 0.038019 0.081961 0.019628

Rmg VIETNAM 0.185653 0.146992 0.040582 Rmg EURO AREA 0.043124 -0.03688 -0.04929 Rhog AUSTRALIA 0.085264 0.039422 -0.00079 Rhog CHINA -0.00932 -0.01302 -0.05831 Rhog INDONESIA 0.035884 0.025484 -0.05727 Rhog JAPAN 0.060935 0.015735 -0.0275 Rhog KOREA 0.186595 0.113969 0.019648 Rhog MALAYSIA 0.15469 0.068547 0.03005 Rhog PHILIPPINES 0.044612 0.031867 0.005604 Rhog SINGAPORE 0.146598 0.016889 -0.00041 Rhog TAIWAN 0.096601 0.044905 0.009535 Rhog THAILAND 0.103466 0.061239 -0.02261

Rhog USA 0.144073 0.088557 0.003363

Rhog VIETNAM 0.094576 0.023832 -0.00914 Rhog EURO AREA 0.159902 0.100733 0.022357 Roug AUSTRALIA 0.120897 0.078306 -0.01672 Roug CHINA 0.128806 0.063111 0.011873 Roug INDONESIA 0.131926 0.060783 0.034668 Roug JAPAN 0.180523 0.033031 -0.03382 Roug KOREA 0.23307 0.138013 0.031402 Roug MALAYSIA 0.28145 0.141144 0.013448 Roug PHILIPPINES 0.263411 0.156646 0.019079 Roug SINGAPORE 0.246472 0.10839 -0.01955 Roug TAIWAN 0.144932 0.056453 -0.0314 Roug THAILAND 0.168718 0.106529 -0.03186

Roug USA 0.127487 0.030677 0.012332

Roug VIETNAM 0.15459 0.074496 0.008963 Roug EURO AREA 0.197128 0.104462 0.009368

Nguồn: Tính toán từ tác giả

Một phần của tài liệu Truyền dẫn chính sách tài khóa từ các quốc gia có quan hệ thương mại đến việt nam ứng dụng mô hình gv ar (Trang 76 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)