1.3. Những nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam
1.3.2. Những nghiên cứu về nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam
1.3.2.1. Tình hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của Việt Nam
Đất sản xuất nông nghiệp là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, hoặc nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp… Việt Nam là nước có diện tích đứng thứ 4 ở vùng Đông Nam Á, nhưng dân số lại đứng ở vị trí thứ 2 nên bình quân diện tích trên đầu người xếp vào hàng thứ 9 trong khu vực. Theo số liệu kiểm kê 2015, cả nước có tổng diện tích tự nhiên
33.093.857 ha bao gồm đất sản xuất nông nghiệp 26.100.106 ha chiếm 79%, đất phi nông nghiệp 3.670.186 ha chiếm 11% và đất chưa sử dụng 3.323.512 ha chiếm 10%
diện tích tự nhiên, trong đó có 24.989.102 ha chiếm 75,51% là đã có chủ sử dụng.
Thực tế cho thấy, trong những năm qua do tốc độ công nghiệp hoá cũng như đô thị hoá diễn ra khá mạnh mẽ ở nhiều địa phương trên phạm vi cả nước làm cho diện tích đất sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam có những biến động lớn.
Thoái hóa đất đang là xu thế phổ biến đối với nhiều vùng rộng lớn ở nước ta, đặc biệt là ở vựng miền nỳi, nơi tập trung ắ quỹ đất. Cỏc dạng thoỏi hoỏ đất chủ yếu là: xói mòn, rửa trôi, đất có độ phì thấp và mất cân bằng dinh dưỡng, đất chua hoá, mặn hoá, phèn hoá bạc màu, khô hạn và sa mạc hoá, đất ngập úng, lũ quét, đất trượt và sạt lở, ô nhiễm đất.
Việt Nam hiện nay có khoảng 9,3 triệu ha đất liên quan tới sa mạc hoá, chiếm 28% tổng diện tích đất trên toàn quốc. Trong đó trên 5 triệu ha đất chưa sử dụng, khoảng 2 triệu ha đất đang được sử dụng nhưng đã bị thoái hoá nặng và 2 triệu ha đang có nguy cơ thoái hóa cao. Nước ta đã xuất hiện hiện tượng sa mạc hoá cục bộ tại các dải đất hẹp dọc bờ biển miền Trung.
Vùng miền núi có những vấn đề liên quan tới quá trình thoái hóa đất, ở miền núi, nguyên nhân suy thoái hóa đất có nhiều, song chủ yếu do phương thức canh tác nương rẫy còn thô sơ, lạc hậu của các dân tộc thiểu số, tình trạng chặt phá, đốt rừng bừa bãi, khai thác tài nguyên khoáng sản không hợp lý, lạm dụng chất hóa học trong sản xuất, việc triển khai các công trình giao thông, nhà ở… Sự suy thoái môi trường đất kéo theo sự suy thoái các quần thể động, thực vật và chiều hướng giảm diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên đầu người đã tới mức báo động (Lê Hải Đường, 2007) [15].
Theo Nguyễn Đình Bồng (2002) [22], đất sản xuất nông nghiệp của chúng ta chỉ chiếm 28,38% và gần tương đương với diện tích này là diện tích đất chưa sử dụng. Đây là tỷ lệ cho thấy cần có nhiều biện pháp thiết thực hơn để có thể khai thác được diện tích đất nói trên phục cho các mục đích khác nhau. So với một số nước trên thế giới, nước ta có tỷ lệ đất dùng vào nông nghiệp rất thấp. Là một nước có đa phần dân số làm nghề nông thì bình quân diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên đầu
người nông dân rất thấp là một trở ngại to lớn. Để vượt qua, phát triển một nền nông nghiệp đủ sức cung cấp lương thực thực phẩm cho toàn dân và có một phần xuất khẩu cần biết cách khai thác hợp lý đất đai, cần triệt để tiết kiệm đất, sử dụng đất có hiệu quả cao trên cơ sở phát triển một nền nông nghiệp theo hướng sinh thái.
Đây thực sự là những vấn đề đáng lo ngại và là thách thức lớn với một nước nông nghiệp như nước ta hiện nay, việc sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là đất trồng lúa thiếu thận trọng vào bất cứ việc gì cũng đều gây lãng phí và con cháu chúng ta sẽ gánh chịu những hậu quả khó lường.
Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nhằm thoả mãn nhu cầu cho xã hội về sản phẩm nông nghiệp đang trở thành vấn đề cáp bách luôn được các nhà quản lý và sử dụng đất quan tâm.
* Tình hình sử dụng đất sản xuất đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh Thanh Hóa Tỉnh Thanh Hóa thuộc vùng đồng bằng Bắc Trung Bộ, với tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 11.129,5 Km2 chiếm 3,36% diện tích của cả nước.
Với 1.112.950 ha diện tích đất tự nhiên, trong đó đất sản xuất nông nghiệp chiếm 863.600 ha (77.6% ) :
+ Đất trồng lúa chiếm 138.700 ha (16,06% ) + Đất trồng cây lâu năm là 39.494 ha ( 4,57%) + Đất rừng sản xuất là 361.753 ha ( 41,89%)
Là một tỉnh chủ yếu là sản xuất nông nghiệp ,còn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất nên thu nhập của người dân thấp. Trong những năm ngần đây với tốc độ đô thị hóa diễn ra mạnh, đặc biệt là sự hình thành các khu công nghiệp đã làm cho diện tích đất sản xuất nông nghiệp của toàn tỉnh bị thu hẹp. Vì vậy, việc đánh giá khả năng sử dụng của đất đai nhằm đưa ra được biện pháp và phương hướng sử dụng đất đai hợp lý, hiệu quả là rất cần thiết. Diện tích đất chưa sử dụng còn rất lớn, do đó cần có những biện pháp thích hợp khai thác phần diện tích này. Cần khuyến khích người dân thâm canh, luân canh tăng vụ, tăng hệ số sử dụng đất nhằm dần dần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
1.3.2.2. Một số kết quả nghiên cứu liên quan ðến nâng cao hiệu quả sử dụng ðất sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam
Ngay từ xa xưa trong quá trình sử dụng đất vào mục đích sản xuất, người nông dân đã biết lựa chọn, phân loại đất và đánh giá đất bằng những kinh nghiệm thực tiễn đơn giản. Vào thời kỳ Gia Long (1802), nhà Nguyễn đã phân chia ruộng đất thành “tứ hạng điền, lục hạng thổ” nhằm phục vụ chính sách quản điền và tô thuế).
Tuy nhiên công tác nghiên cứu đánh giá đất đai thực sự mới được bắt đầu từ những năm đầu thập kỷ 70 của thế kỷ XX.
Từ năm 1992, đánh giá đất đai theo phương pháp của FAO đã được nhiều cơ quan đề xuất như: Viện Thổ nhưỡng - Nông hoá, Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, Tổng cục quản lý ruộng đất tiến hành nghiên cứu. Kết quả đạt được là đã xây dựng được quy trình phân hạng đất vùng sản xuất nông nghiệp nhằm tăng cường công tác quản lý độ màu mỡ đất và xếp hạng thuế nông nghiệp (Nguyễn Khang, các công sự 1999) [26]. Dựa vào các chỉ tiêu chính là các điều kiện sinh thái và tính chất đất của từng vùng sản xuất nông nghiệp mà đất đai được phân thành 5 đến 7 hạng theo phương pháp xếp điểm.
Phương pháp đánh giá đất đai trên thế giới đã được các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu và áp dụng, đặc biệt là phương pháp đánh giá đất đai của FAO từ năm 1980. Các công trình nghiên cứu đã tiến hành và được ứng dụng đó là:
- Năm 1983, một công trình nghiên cứu nhằm khái quát hóa khả năng sử dụng đất toàn bộ vùng đồng bằng Sông Cửu Long đã được thực hiện bởi: “Chương trình quy hoạch tổng thể đồng bằng Sông Cửu Long” (Dự án VIE 87/031) của tác giả MEFbVanMensVoost và Nguyễn Văn Nhân. Công trình nghiên cứu này là cơ sở cho việc xây dựng các phương án sử dụng đất toàn vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Tuy nhiên kết quả đánh giá đất đai chỉ dừng lại ở việc xem xét các điều kiện tự nhiên liên quan tới mục tiêu sử dụng đất. Bên cạnh đó một nghiên cứu về sử dụng đất phèn và mặn ở đồng bằng Sông Cửu Long trong khuôn khổ dự án nói trên đã ứng dụng phương pháp đánh giá đất đai định lượng của FAO, nhằm chỉ ra những khả năng thích nghi về sử dụng đất của các loại đất có vấn đề ở đồng bằng Sông Cửu Long. Đây là những thử nghiệm đầu tiên ở Việt Nam, bước đầu ứng dụng các
phương pháp đánh giá đất đai định lượng gắn với yếu tố kinh tế của sử dụng đất, qua đó đánh giá khả năng đất đai không những ở phạm trù tự nhiên mà còn xem xét đất đai ở khía cạnh kinh tế xã hội (Trần An Phong, 1995) [33].
Bắt đầu từ năm 1990 viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp đã thực hiện nhiều chương trình đánh giá đất đai trên phạm vi toàn quốc, với 9 vùng sinh thái và nhiều vùng chuyên canh theo các dự án đầu tư. Trên bản đồ đánh giá đất toàn quốc đã xác định được 90 loại hình sử dụng đất chính, trong đó có 28 loại hình sử dụng đất được lựa chọn.
Trong thời gian này ngoài các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đất thuộc viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp thì còn nhiều công trình nghiên cứu của nhiều nhà khoa học khác ở các vùng trên toàn quốc đó là:
- Vùng đồi núi Tây Bắc và trung du phía bắc có các công trình nghiên cứu của các tác giả Lê Duy Thước (1992) [14]. Các tác giả đã có những nhận định tổng quát về quỹ đất của vùng. Nét nổi Đài Loan bật là sự hình thành đất đã chia ra 6 nhóm và 24 loại đất với đặc điểm phát sinh và sử dụng đa dạng. Các nhóm đất chính được nghiên cứu là đất đỏ vàng, đất mùn vàng đỏ trên núi đều bị suy giảm về độ phì (Lê Hồng Sơn, 1995) [17].
- Vùng đồng bằng Sông Hồng
với các công trình nghiên cứu của các tác giả: Nguyễn Công Pho, Lê Hồng Sơn, Cao Liêm, Quyền Đình Hà, Vũ Thị Bình, (1992, 1993); Phạm Văn Năng (1992);
Nguyễn Khang, Nguyễn Văn Bộ “Dự án quy hoạch tổng thể đồng bằng sông Hồng VIE/89/034”. Các tác giả đã đưa ra kết luận là vùng đồng bằng sông Hồng có 33 đơn vị đất đai.
Loại hình sử dụng đất rất đa dạng với 3 vụ chính: Vụ xuân, vụ mùa và vụ đông. Cây trồng chủ yếu bao gồm: Lúa nước, cây trồng cạn ngắn ngày, cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày.
- Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ có công trình nghiên cứu của Lê Quang Chút, Nguyễn Đỉnh, Nguyễn Tuấn Anh với dự án “Đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ “ Trong hai năm 1993 -1994 Đỗ Đình Sâm, Nguyễn Ngọc Bình cùng các cộng sự (Đỗ
Đình Sâm, Nguyễn Ngọc Bình và cs., 2000)[8], vận dụng phương pháp đánh giá đất của FAO, từ năm 1992 -1995 thực hiện đề tài cấp Nhà nước KN 03-01” Đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp” trong chương trình cấp Nhà nước KB-0”
Khôi phục rừng và phát triển lâm nghiệp”. Kết quả xác định đất vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ có 181 đơn vị đất đai. Các tác giả cũng khang định đất vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ đa dạng có độ phì không cao, tầng đất mỏng chiếm diện tích lớn, độ dốc trung binh có thể kinh doanh lâm nghiệp phù hợp.
Các kết quả nghiên cứu đánh giá đất đai, mức độ thích hợp đất đai của các loại hình sử dụng đất ở các cấp từ toàn quốc đến vùng, tỉnh, huyện của tất cả các tác giả đếu cho thấy sự nhất quán, thống nhất theo phương pháp đánh giá đất đai của FAO.
Đây chính là bước lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu phân hạng đất thích hợp trong điều kiện của Việt Nam. Phần lớn các tác giả của các chương trình đánh giá đất đai đều lấy yếu tố đơn vị đất đai hoặc tính chất đất đai làm cơ sở để xếp hạng và phân cấp chỉ tiêu cho đánh giá mức độ thích hợp đất đai của các loại hình sử dụng đất.
Trong 3 năm (1992-1994) thực hiện Chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước KT.02 “Bảo vệ môi trường”, Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp (Trần An Phong, 1995) [33] đã tiến hành đánh giá hiện trạng sử dụng đất ở nước ta theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền. Kết quả đã xác định được 4 loại hình sử dụng đất bền vững về kinh tế - xã hội và môi trường (loại hình sử dụng đất trồng lúa 2-3 vụ, lúa- màu, đất trồng cây lâu năm và đất rừng), một loại hình sử dụng đất không bền vững về kinh tế (trồng lúa một vụ, lúa chiêm hoặc lúa mùa), loại cây trồng cạn ngắn ngày không bền vững về môi trường và loại hình sử dụng đất trống đồi núi trọc không bền vững về kinh tế và môi trường.
Tháng 1 năm 1995 hội thảo quốc gia về đánh giá đất đai và quy hoạch sử dụng đất trên quan điểm sinh thái bền vững do viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp tổ chức với sự tham gia của nhiều nhà khoa học. Hội thảo đã tổng kết, đánh giá sự vận dụng vào thực tế của phương pháp đánh giá đất đai của FAO ở Việt Nam, những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu để tiến tới hoàn thiện nội dung và xây dựng quy trình đánh giá đất đai trên các vùng lãnh thố Việt Nam. Thông qua việc đánh giá khả năng thích
hợp đất đai để nắm bắt được tiềm năng đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp, lựa chọn hệ thống sử dụng đất, loại hình sử dụng đất phù hợp để tiến tới sử dụng đất đai một cách hợp lý và có hiệu quả cao.
- Từ năm 1996 đến nay các chương trình đánh giá đất đai cho các vùng sinh thái khác nhau, các tỉnh, các huyện trọng điểm đã được thực hiện. Đó là công trình do Vũ Cao Thái, Phạm Quang Khánh, Nguyễn Văn Khiêm chủ trì đã xác định được toàn tỉnh Đồng Nai có 15 đơn vị đất đai trên bản đồ tỷ lệ 1/50.000 với 92 hệ thống đất chính và 165 hệ thống sử dụng đất chi tiết. Công trình “Đánh giá hiệu quả kinh tế của một số loại hình sử dụng đất chính ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng” của Lê Thái Bạt (Lê Thái Bạt, 2003) [18], Nguyễn Thị Dần, Luyện Hữu Cử, Phan Quốc Hưng Kết quả đã xác định được huyện Trùng Khánh có 5 loại hình sử dụng đất chính, trong đó loại hình cây lâu năm cho hiệu quả kinh tế cao nhất (thu nhập thuần đạt được trên 10 triệu đồng/ha/năm). Ngoài ra còn nhiều công trình đánh giá đất theo phương pháp phân hạng đất theo phương pháp phân hạng thích hợp cho các dự án trồng các loại cây công nghiệp, cây ăn quả... ở nhiều địa phương khác như của Đỗ Nguyên Hải, Thái Phiên…(Đỗ Nguyên Hải, 2001 [9]; Thái Phiên, 2000) [32].
Xuất phát từ những yêu cầu sử dụng và quản lý tài nguyên đất, vấn đề nghiên cứu đất đai trên cơ sở đánh giá khả năng sử dụng thích hợp đất đai ở Việt Nam hiện nay là rất cần thiết. Các kết quả bước đầu của các công trình nghiên cứu đánh giá đất đai thời gian qua với sự hỗ trợ và giúp đỡ tích cực của các cơ quan Nhà nước và Quốc tế đã và đang góp phần đưa nền nông nghiệp Việt Nam phát triển theo hướng sinh thái và phát triển bền vững.
Chương 2