Các tiểu vùng sinh thái nông nghiệp của huyện Nông Cống

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyên nông cống tỉnh thanh hóa (Trang 53 - 56)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. Các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Nông Cống

3.3.1. Các tiểu vùng sinh thái nông nghiệp của huyện Nông Cống

Huyện Nông Cống có tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 17.496,22ha chiếm 61,06% tổng diện tích tự nhiên, trong đó đất trồng cây hàng năm là 13.088,40ha. Nông Cống là vùng đất có khả năng trồng nhiều loại cây trồng với nhiều loại hình sử dụng đất khác nhau. Đất đai màu mỡ và tương đối đồng nhất, hệ thống cây trồng trên địa bàn huyện khá phong phú và đa dạng.

Tuy nhiên, dựa trên những đặc điểm về phát triển kinh tế, tính chất đất đai thì có thể chia huyện thành 3 tiểu vùng chính có địa hình, tập quán canh tác, hệ thống cây trồng đặc trưng, cụ thể là:

.3.3.1.1. Tiểu vùng I

Gồm các xã: Tân Thọ, Tân Khang, Tân Phúc, Trung Thành, Trung Chính, Trung Ý, Hoàng Giang, Tế Thắng, Tế Lợi, Minh Nghĩa, Thị trấn Nông Cống và Hoàng Sơn(*) là xã được chọn đại diện cho tiểu vùng I. Có tổng diện tích tự nhiên là 9.081,89ha, đất sản xuất nông nghiệp là 4.860,23ha, đất sản xuất nông nghiệp là 3.984,47ha. Đây là vùng phát triển trồng cây lâm nghiệp, bên cạnh đó thâm canh lúa cho năng suất cao, chăn nuôi trang trại và phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp. Đất trong vùng chủ yếu có thành phần từ thịt nhẹ đến thịt nặng, các chất phì tổng số và dễ tiêu khá, tỷ lệ mùn cao.

3.3.1.2. Tiểu vùng II

Gồm các xã: Vạn Thắng, Vạn Hòa, Vạn Thiện, Thăng Bình, Công Liêm, Công Chính, Công Bình, Yên Mỹ, và Thăng Thọ(*) là xã được chọn đại diện cho tiểu vùng II.

Vùng này có tổng diện tích đất tự nhiên, đất sản xuất nông nghiệp và đất sản xuất nông nghiệp lớn nhất huyện. Toàn vùng có diện tích đất tự nhiên là 11.342,88ha, đất sản xuất nông nghiệp là 7.241,81ha, đất sản xuất nông nghiệp là 5.077,22ha. Đây là vùng có khả năng thâm canh lúa cho năng suất cao, bên cạnh đó một phần đất sản xuất nông nghiệp có kết cấu xốp, bền vững thuận tiện cho việc trồng cây công nghiệp, phát triển trồng rừng, cây công nghiệp, cây mía và chăn nuôi đại gia súc.

3.3.1.3. Tiểu vùng III

Gồm các xã: Tượng Sơn, Tượng Sơn, Tượng Văn, Trường Giang, Trường Trung, Trường Minh, Minh Khôi, Tế Tân, Tế Nông và Tượng Lĩnh là xã được chọn đại diện cho tiểu vùng III. Vùng có tổng diện tích tự nhiên là 8.228,53ha, đất sản xuất nông nghiệp là 5.394,18ha, đất sản xuất nông nghiệp là 4,026,71ha. Vùng phát triển kinh tế sản xuất lúa, cói, nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi thủy cầm. Địa hình thấp trũng, thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng, đất mất kết cấu, lầy thụt khi ngập nước. Một phần nhỏ diện tích đất bị nhiễm mặn bởi nước ngầm và mặn tràn trực tiếp của thủy triều.

Khái quát quy mô và đặc điểm các tiểu vùng được thể hiện tại bảng 3.7.

Bảng 3.7. Các tiểu vùng sinh thái kinh tế nông nghiệp huyện Nông Cống TT Tên

vùng

Tên xã DT tự nhiên (ha)

DT đất NN (ha)

DT đất sản xuất

nông nghiệp

(ha)

Đặc điểm

1 Tiểu vùng

I

Tân Thọ 522.06 359.84 270.34 - Đây là vùng phát triển trồng rừng, thâm canh lúa cho năng suất cao, chăn nuôi trang trại và phát triển ngành nghề.

Tân Khang 1,096.34 653.92 440.87

Tân Phúc 703.07 303.95 294.22

Hoàng Giang (*) 624.80 266.13 255.97

Hoàng Sơn 698.54 305.52 300.36

Trung Thành 748.09 370.20 318.90 Trung Chính 520.93 331.12 293.12

Trung Ý 290.14 176.40 167.58 - Đất trong vùng chủ yếu có thành phần từ thịt nhẹ đến thịt nặng, các chất phì tổng số và dễ tiêu khá, tỷ lệ mùn cao

Tế Thắng 1,046.96 550.92 356.29

Tế Lợi 1,045.05 471.94 400.22

Minh Nghĩa 774.64 485.58 455.90

TT Nông Cống 121.43 59.49 52.65

Cộng 9,081.89 4,860.23 3,984.47 2 Tiểu

vùng II

Vạn Thắng 935.52 560.81 446.46 - Là vùng thâm canh lúa, phát triển trồng rừng, cây CN, cây hoa màu và cây mía.

Vạn Hòa 888.12 499.13 425.51

Vạn Thiện 732.80 416.91 373.57

Thăng Thọ (*) 1,602.82 1,148.98 1,044.97

Thăng Thọ 705.29 492.48 461.91 - Đất trong vùng chủ yếu có thành phần từ thịt nhẹ đến thịt nặng.

Một phần diện tích đất có kết cấu xốp, bền vững thuận tiện cho việc trồng mía và cây công nghiệp.

Thăng Bình 1,180.92 939.63 624.80 Công Liêm 1,589.61 1,086.41 605.85 Công Chính 1,379.53 713.62 462.76 Công Bình 1,263.29 854.89 524.60

Yên Mỹ 1,064.98 528.95 106.79

Cộng 11,342.88 7,241.81 5,077.22 3 Tiểu

vùng III

Tượng Sơn 1,723.59 1,218.13 538.74 - Là vùng phát triển SX lúa, cói, NTTS và chăn nuôi thủy cầm.

Tượng Lĩnh 870.58 635.71 421.86

Tượng Lĩnh(*) 760.77 502.00 418.23

Trường Sơn 582.32 399.94 331.41 - Địa hình thấp trũng, thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng, đất mất kết cấu, lầy thụt khi ngập nước. Một phần diện tích đất bị nhiễm mặn bởi nước ngầm và mặn tràn trực tiếp của thủy triều.

Trường Giang 824.46 504.88 316.52 Trường Trung 709.58 431.31 394.90 Trường Minh 721.10 444.04 423.38

Tế Tân 572.17 336.78 325.70

Tế Nông 686.29 412.57 391.61

Minh Khôi 777.67 508.82 464.36

Cộng 8,228.53 5,394.18 4,026.71

Huyện Nông Cống 28,653.30 17,496.22 13,088.40

(Nguồn:Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Nông Cống)

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyên nông cống tỉnh thanh hóa (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)