Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Nông Cống
3.4.1. Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất
Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, hiệu quả kinh tế sử dụng đất sản xuất nông nghiệp là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá quá trình khai thác tiềm năng của đất. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất là cơ sở thực tiễn để lựa chọn các loại hình sử dụng đất đáp ứng mục tiêu phát triển, đồng thời cũng là tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả sản xuất của ngành nông nghiệp so với các ngành khác trong huyện Nông Cống.
Sau khi tiến hành thu thập số liệu sơ cấp qua phiếu điều tra phỏng vấn nông hộ chúng tôi tiến hành tính toán các chỉ tiêu kinh tế đối với từng loại cây trồng và các LUT trên các tiểu vùng đặc trưng của huyện. Đánh giá hiệu quả kinh tế, kết quả sản xuất sau khi đối trừ chi phí đầu tư được tính toán dựa trên cơ sở giá cả thị trường tại một thời điểm xác định. Trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi dựa trên giá cả thị trường tại địa bàn huyện Nông Cống và các vùng lân cận năm 2017.
3.4.1.1. Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất tại tiểu vùng 1
Sau khi đánh giá hiệu quả thu được của mỗi loại cây trồng chính/ha/vụ tại tiểu vùng 1. Chúng tôi tiến hành tổng hợp, đánh giá hiệu quả kinh tế của các LUT, kết quả thể hiện tại bảng 3.9.
* Loại hình sử dụng đất 2 lúa
Với mức đầu tư sản xuất trên 1ha: CPSX 44.340 nghìn đồng, 492 lao động thì hiệu quả kinh tế của kiểu sử dụng đất Lúa xuân - Lúa mùa mang lại là: GTSX đạt 70.768 nghìn đồng, GTGT đạt 26.428 nghìn đồng. Hiệu quả đồng vốn GTSX/CPSX đạt 1,6 lần và giá trị ngày công lao động: GTSX/LĐ đạt 143,84 nghìn đồng, GTGT/LĐ đạt 53,72 nghìn.
Đây là loại hình sử dụng đất mang lại hiệu quả kinh tế thấp nhất so với các loại hình sử dụng đất khác tại tiểu vùng nhưng lại có diện tích lớn nhất. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả kinh tế thì cần đưa vào sản xuất các giống lúa có năng suất, chất lượng và cần có định hướng để chuyển đất 2 vụ lúa thành 2 vụ lúa - CVĐ.
* Loại hình sử dụng đất 2 lúa - CVĐ
Với 4 kiểu sử dụng đất chính là: Lúa xuân - lúa mùa - ngô đông, lúa xuân - lúa mùa - khoai lang, lúa xuân - lúa mùa - rau đông và lúa xuân - lúa mùa - dưa chuột.
Hiệu quả kinh tế bình quân mà loại hình sử dụng đất này thu được là: GTSX 118.318 nghìn đồng/ha, GTGT 48.465,5 nghìn đồng/ha, GTSC/CPSX đạt 1,69 lần và GTGT/LĐ đạt 61,56 nghìn đồng/LĐ. Để đạt được kết quả như trên thì cần đầu tư CPSX 69.852,5 nghìn đồng/ha và 779 lao động.
Kiểu sử dụng cho giá trị cao nhất là Lúa xuân - Lúa mùa - dưa chuột, với GTSX đạt 142.968 nghìn đồng/1ha, CPSX 78.180 nghìn đồng/ha, GTGT đạt 64.788 nghìn đồng/ha, GTSX/CPSX đạt 1,83 lần và GTGT/LĐ đạt 74,73 nghìn đồng. Đây cũng là kiểu sử dụng thu hút nhiều lao động nhất với 867 LĐ. Đây là công thức luân canh mang lại hiệu quả kinh tế cao, do vậy cần có định hướng mở rộng sản xuất.
Kiểu sử dụng giá trị thấp nhất là Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai lang, với GTSX đạt 99.568 nghìn đồng/1ha, CPSX 62.310 nghìn đồng/ha, GTGT đạt 37.258 nghìn đồng/ha, GTSX/CPSX đạt 1,6 lần và GTGT/LĐ đạt 52,7 nghìn đồng, thu hút 707 LĐ. Kiểu sử
dụng đất này mang lại hiệu quả kinh tế không cao bằng công thức trong cùng LUT, tuy nhiên so vẫn đạt hiệu quả khá, cần cải tạo, quy hoạch lại đồng ruộng và nhân rộng mô hình.
Bảng 3.9: Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất tại tiểu vùng 1 TT Loại hình SDĐ Kiểu sử dụng đất
Số công
LĐ
GTSX/ha (1000đ)
CPSX/ha (1000đ)
GTGT/ha (1000đ)
GTSX/
CPSX (lần)
GTGT/
CPSX (lần)
GTSX/
LĐ (1000đ)
GTGT/
LĐ (1000đ) 1 LUT 2 lúa Lúa xuân - Lúa mùa 492,0 70.768,0 44.340,0 26.428,0 1,60 0,60 143,84 53,72
2 LUT 2 lúa - CVĐ
Lúa xuân - Lúa mùa - Ngô đông 755,0 108.168,0 67.920,0 40.248,0 1,59 0,59 143,27 53,31 Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai lang 707,0 99.568,0 62.310,0 37.258,0 1,60 0,60 140,83 52,70 Lúa xuân - Lúa mùa - Rau đông 787,0 122.568,0 71.000,0 51.568,0 1,73 0,73 155,74 65,52 Lúa xuân - Lúa mùa - Dưa chuột 867,0 142.968,0 78.180,0 64.788,0 1,83 0,83 164,90 74,73 Bình quân 779,0 118.318,0 69.852,5 48.465,5 1,69 0,69 151,19 61,56
3 LUT
Chuyên màu và
cây CNNN
Lạc xuân - Đậu các loại - Lạc mùa 790,0 118.370,0 65.115,0 53.255,0 1,82 0,82 149,84 67,41 Lạc xuân - Đậu các loại - Rau đông 820,0 130.570,0 68.890,0 61.680,0 1,90 0,90 159,23 75,22 Ngô xuân - Khoai lang - Rau đông 770,0 116.024,0 68.030,0 47.994,0 1,71 0,71 150,68 62,33 Ngô xuân - Đậu các loại - Rau đông 815,0 124.624,0 69.405,0 55.219,0 1,80 0,80 152,91 67,75 Ớt xuất khẩu - Đậu các loại 665,0 135.400,0 64.455,0 70.945,0 2,10 1,10 203,61 106,68 Bình quân 772,0 124.997,6 67.179,0 57.818,6 1,86 0,86 163,25 75,88 (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra nông hộ tháng 4/2018)
* Loại hình sử dụng đất chuyên rau màu và cây CNNN
Kiểu sử dụng cho giá trị cao nhất là Ớt xuất khẩu - đậu các loại với GTSX đạt 135.400 nghìn đồng/ha, CPSX 64.455 nghìn đồng/ha, GTGT 70.945 nghìn đồng/ha, GTGT/LĐ 106,68 nghìn đồng, hiệu quả đồng vốn GTSX/CPSX đạt 2,1 lần. Đây là kiểu sử dụng đất có hiệu quả kinh tế cao nhất so với các kiểu sử dụng đất hiện tại trong vùng.
Tuy nhiên, Cây Ớt xuất khẩu là cây trồng mới, yêu cầu cao về kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch nên người dân chưa mạnh dạn chuyển đổi và đầu tư sản xuất. Diện tích gieo trồng hiện nay còn rất thấp, trong thời gian tới cần có định hướng và biện pháp vận động nhân dân để nhân ra diện rộng.
Kiểu sử dụng giá trị thấp nhất là công thức Ngô xuân - Khoai lang - Rau đông với GTSX đạt 116.024 nghìn đồng/ha, cần 770 LĐ, GTGT 47.994 nghìn đồng/ha, GTGT/LĐ 62,33 nghìn đồng, GTSX/CPSX đạt 1,71 lần.
Hiệu quả kinh tế bình quân trên 1 ha canh tác mà loại hình sử dụng đất này mang lại là: GTSX 124.997,6 nghìn đồng, GTGT 57.818,6 nghìn đồng, hiệu quả đồng vốn GTSX/CPSX đạt 1,86 lần và giá trị ngày công lao động GTGT/LĐ 75,88 nghìn đồng. Để đạt được hiệu quả như trên yêu cầu cần CPSX 67.179 nghìn đồng và 772 LĐ.
Trong 3 loại hình sử dụng đất tại tiểu vùng 1 thì LUT Chuyên rau màu và cây CNNN mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất trên tất cả các chỉ tiêu tổng hợp đánh giá.
Cho hiệu quả kinh tế cao thứ 2 là LUT 2 lúa - CVĐ và thấp nhất là LUT 2 lúa. Cần có định hướng mở rộng diện tích CVĐ trên đất 2 lúa để nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trong thời gian tới.
3.4.1.2. Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất tại tiểu vùng 2
So với tiểu vùng 1 thì tại tiểu vùng 2 có sự đa dạng hơn về các LUT và kểu sử dụng đất. Có 6 LUT với 13 kiểu sử dụng đất khác nhau: LUT 2 lúa - CVĐ có 5 kiểu sử dụng đất; LUT chuyên màu và cây CNNN có 4 kiểu sử dụng đất và 4 LUT còn lại LUT 2 lúa, LUT 1 lúa, LUT 1 màu 1 lúa và LUT mía mỗi LUT có 1 kiểu sử dụng đất. Hiệu quả kinh tế của các cây trồng chính thu được trên 1ha/vụ của từng kiểu sử dụng đất, của các LUT được thể hiện tại bảng 3.10.
Bảng 3.10: Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất tại tiểu vùng 2 TT Loại hình SDĐ Kiểu sử dụng đất
Số công
LĐ
GTSX/ha (1000đ)
CPSX/ha (1000đ)
GTGT/ha (1000đ)
GTSX/
CPSX (lần)
GTGT/
CPSX (lần)
GTSX/LĐ (1000đ)
GTGT/LĐ (1000đ) 1 LUT 2 lúa Lúa xuân - Lúa mùa 490,0 70.960,0 44.020,0 26.940,0 1,61 0,61 144,23 54,76
2 LUT 2 lúa - CVĐ
Lúa xuân - Lúa mùa - Ngô đông 755,5 111.760,0 67.920,0 43.840,0 1,65 0,65 148,03 58,07 Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai lang 703,0 100.480,0 61.665,0 38.815,0 1,63 0,63 142,12 54,90 Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai tây 764,0 121.840,0 70.588,0 51.252,0 1,73 0,73 159,48 67,08 Lúa xuân - Lúa mùa - Rau đông 791,0 124.240,0 71.230,0 53.010,0 1,74 0,74 157,87 67,36 Lúa xuân - Lúa mùa - Dưa chuột 870,0 146.960,0 78.500,0 68.460,0 1,87 0,87 169,50 78,96 Bình quân 776,0 121.056,0 69.980,6 51.075,4 1,72 0,72 155,40 65,27
3 LUT 1 lúa Lúa xuân 251,0 39.000,0 23.005,0 15.995,0 1,70 0,70 154,15 63,22
4 LUT 1 lúa - 1 màu
Lạc xuân - Lúa mùa 504,0 73.960,0 46.600,0 27.360,0 1,59 0,59 146,75 54,29
5 LUT
Chuyên màu và cây
CNNN
Lạc xuân - Đậu các loại - Lạc mùa 788,0 118.320,0 65.925,0 52.395,0 1,79 0,79 149,77 66,32 Lạc xuân - Đậu các loại - Rau đông 823,0 132.000,0 69.835,0 62.165,0 1,89 0,89 160,98 75,81 Ngô xuân - Đậu các loại - Rau đông 819,0 124.560,0 69.645,0 54.915,0 1,79 0,79 152,83 67,38 Ngô xuân - Đậu các loại - Ngô đông 785,0 112.080,0 66.335,0 45.745,0 1,69 0,69 143,14 58,42 Bình quân 802,0 121.740,0 67.935,0 53.805,0 1,79 0,79 151,68 66,98
6 Chuyên
mía
Mía 393,0 70.350,0 31.750,0 38.600,0 2,22 1,22 179,01 98,22
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra nông hộ tháng 4/2018)
* Loại hình sử dụng đất 2 lúa
Với mức đầu tư sản xuất, công lao động cho 1,0 ha tương đối thấp: CPSX là 44.020 nghìn đồng và huy động 491 LĐ. Hiệu quả kinh tế thu được của LUT này đạt: GTSX là 70.960 nghìn đồng, GTGT là 26.940 nghìn đồng; GTSX/CPSX đạt 1,61 lần và GTGT/LĐ là 54,76 nghìn đồng. Cũng như tại tiểu vùng 1, LUT 2 lúa là hình thức canh tác truyền thống với diện tích lớn tại tiểu vùng 2.
* Loại hình sử dụng đất 2 lúa - CVĐ
Với 5 kiểu sử dụng đất gồm: lúa xuân - lúa mùa - ngô đông; lúa xuân - lúa mùa - khoai lang; lúa xuân - lúa mùa - khoai tây; lúa xuân - lúa mùa - rau đông và lúa xuân - lúa mùa - dưa chuột.
Hiệu quả kinh tế bình quân mà loại hình sử dụng đất này thu được trên 1,0 ha:
GTSX 121.056 nghìn đồng, GTGT 51.075,4 nghìn đồng; GTSX/CPSX đạt 1,72 lần và GTGT/LĐ là 65,27 nghìn đồng. Loại hình sử dụng đất này có mức thu hút lao động bình quân là 776 LĐ.
Với mức chi phí trung gian và số công lao động đầu tư cao nhất trong LHSDĐ này: CPSX là 78.500 nghìn đồng và 867 LĐ, kiểu sử dụng đất Lúa xuân - Lúa mùa - Dưa chuột đông thu được hiệu quả cao nhất, với GTSX đạt 146.960 nghìn đồng/1ha, GTGT đạt 68.460 nghìn đồng/1 ha, GTSX/CPSX là 1.87 lần và GTGT/LĐ là 78,96 nghìn đồng. Đây là kiểu sử dụng đất có hiệu quả kinh tế cao cần có định hướng và đầu tư mở rộng .
Kiểu sử dụng mang lại giá trị thấp nhất là công thức Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai lang với GTSX đạt 100.480 nghìn đồng/1ha, GTGT đạt 38.815 nghìn đồng/1ha, GTSX/CPSX là 1,1,63 lần và GTGT/LĐ là 54,9 nghìn đồng.
Các kiểu sử dụng đất còn lại đều cho hiệu quả kinh tế khá, cao hơn nhiều so với chỉ trồng 2 vụ lúa trong năm.
Qua điều tra cho thấy, loại hình canh tác 2 vụ lúa và trồng thêm cây vụ đông mang lại hiệu quả kinh tế cao và thu nhập ổn định cho người dân. Do đó, UBND huyện cần có chủ trương và đề ra phương hướng chỉ đạo sản xuất trong thời gian tới để mở rộng diện tích cây vụ đông, đặc biệt là đưa vào sản xuất các loại cây vụ đông có giá trị xuất khẩu.
* Loại hình sử dụng đất 1 màu - 1 lúa
Có 1 kiểu sử dụng đất chính trong LHSDĐ này là lạc xuân - lúa mùa. Đối với mỗi ha canh tác hàng năm thu hút 504 lao động, nhu cầu CPSX là 46.600 nghìn đồng.
Được đánh giá là LHSDĐ mang lại hiệu quả kinh tế tương đương với LUT 2 lúa, điều này thể hiện ở giá trị các chỉ tiêu kinh tế phân tích: GTSX đạt 73.960 nghìn đồng, GTGT đạt 27.360 nghìn đồng, GTSX/CPSX đạt 1.59 lần và GTGT/LĐ đạt 54,29 nghìn đồng.
* Loại hình sử dụng đất 1 lúa (lúa xuân)
Với các chỉ tiêu tổng hợp được về hiệu quả canh tác trên 1 ha: số công lao động thu hút là 253 LĐ; GTSX đạt 39.000 nghìn đồng; GTGT 15.995 nghìn đồng.
LUT này được đánh giá là thu được hiệu quả thấp nhất trong các LUT hiện đang áp dụng trong vùng.
Tuy nhiên, phải áp dụng LUT này cũng bởi không thể tăng vụ sản xuất, một phần diện tích đất ngoại đê của huyện, vào mùa mưa không chủ động tiêu thoát được nước. Để cải thiện LUT này và nâng cao hiệu quả sử dụng đất thì trong thời gian tới huyện cần có định hướng đưa vào gieo trồng thêm vụ hè thu với các giống né lụt, có thời gian sinh trưởng cực ngắn (như P6 đột biến).
* Loại hình sử dụng đất chuyên màu và cây CNNN
Với 04 kiểu sử dụng đất chính: lạc xuân - đậu các loại - rau đông, lạc xuân - đậu các loại - lạc đông, ngô xuân - đậu các loại - rau đông và ngô xuân - đậu các loại - ngô đông.
Đây là LUT mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất trong vùng: GTSX bình quân của LUT này đạt 121.740 nghìn đồng/ha, GTGT đạt 53.805 nghìn đồng/ha. Mức đầu tư chi phí bình quân CPSX 67.935 nghìn đồng/ha và lao động cần là 802 LĐ thì GTSX/CPSX đạt 1,79 lần và GTGT/LĐ đạt 66,98 nghìn đồng/LĐ.
Giá trị thu nhập của các kiểu sử dụng đất trong LUT này là khá đều nhau, trong đó kiểu sử dụng đất cho giá trị cao nhất là công thức luân canh lạc xuân - đậu các loại - rau đông, với GTSX đạt 132.000 nghìn đồng/ha, GTGT đạt 62.165 nghìn đồng/ha, GTSX/CPSX đạt 1,89 lần và GTGT/LĐ đạt 75,81 nghìn đồng/LĐ. Đây cũng là kiểu sử dụng đất yêu cầu vốn đầu tư và lao động cao trong sản xuất, với CPSX là 69.835 nghìn đồng/ha và 820 LĐ.
Mang lại giá trị kinh tế thấp nhất là công thức luân canh ngô xuân - đậu các loại - ngô đông, với GTSX đạt 112.080 nghìn đồng/1ha, CPSX 66.335 nghìn đồng/ha, số lao động huy động là khá nhiều 783 LĐ, GTGT đạt 45.745 nghìn đồng/ha, GTSX/CPSX đạt 1,69 lần và GTGT/LĐ đạt 58,42 nghìn đồng/LĐ.
* Loại hình sử dụng đất chuyên Mía
Được trồng tập trung chủ yếu trên đất ven đồi, loại đất tơi xốp, tầng đất mặt sâu, giữ ẩm tốt và dễ thoát nước, đa số là diện tích của các xã nhận bàn giao lại sau khi giải thể Nông trường Lê Đình Chinh và giao cho các hộ công nhân của nông trường nhận sản xuất. Sản phẩm cung cấp nguyên liệu cho Công ty Cổ phần mía đường Nông Cống. Diện tích hiện nay của loại cây công nghiệp này là 802,0 ha, nằm phân tán rải rác nhiều xã.
Đặc trưng của LUT này là chỉ trồng 01 lần, thu hoạch 1 lần/năm và nếu chăm sóc tốt theo đúng yêu cầu kỹ thuật có thể cho thu hoạch trong khoảng thời gian 03 - 04 năm liên tiếp, năng suất ổn định khoảng 67 tấn/ha/năm.
Về hiệu quả kinh tế thu được trên 1,0 ha/năm: GTSX đạt 70.350 nghìn đồng, GTGT đạt 38.600 nghìn đồng, GTSX/CPSX đạt 2,22 lần và GTGT/LĐ đạt 98,22 nghìn đồng/LĐ.
Như vậy, cũng như ở tiểu vùng 1, trong hệ thống các LUT của tiểu vùng 2 thì LUT chuyên màu và cây CNNN mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, tiếp theo đó là LUT 2 lúa - CVĐ và mang lại hiệu quả kinh tế thấp nhất là LUT 1 lúa LUT 2 lúa.
Từ kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế các LUT và thế mạnh của tiểu vùng về điều kiện tự nhiên, tiềm năng phát triển nông nghiệp, thời gian tới cần tập trung vào cải thiện diện tích đất trong năm chỉ cấy được 1 vụ lúa. Giải pháp có thể là áp dụng Lúa xuân sớm - lúa hè thu sớm để né lụt, vụ hè thu cấy các giống lúa có thời gian sinh trưởng cực ngắn. Và chú ý phát triển mở rộng diện tích các loại cây trồng vụ đông trên đất 2 vụ lúa.
3.4.1.3. Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất tại tiểu vùng 3
Có 12 kiểu sử dụng đất trong 6 LUT tại tiểu vùng 3 của huyện; LUT 2 lúa có 1 kiểu sử dụng đất, đất 2 lúa 2 màu có 3 kiểu sử dụng đất, LUT 1 lúa có 2 kiểu sử dụng đất, LUT đất chuyên màu và cây CNNN có 6 kiểu sử dụng đất và LUT Chuyên cói có 1 kiểu sử dụng đất.
Hiệu quả kinh tế của từng kiểu sử dụng đất, của các LUT được thể hiện tại bảng 3.11 .
* Loại hình sử dụng đất 2 lúa
Hiệu quả kinh tế của kiểu sử dụng đất Lúa xuân - Lúa mùa có GTSX đạt 73.112 nghìn đồng/ha, CPSX 44.775 nghìn đồng/ha, CLĐ 504, GTGT 28.337 nghìn đồng/ha, GTGT/LĐ 56,22 nghìn đồng, GTSX/CPSX 1,63 lần.
Cũng như 2 vùng kia, đây là loại hình sử dụng đất truyền thống của vùng, mặc dù mang lại hiệu quả kinh tế không cao so với các loại hình sử dụng đất khác trong vùng nhưng hiệu quả mà LUT này mang lại là cao hơn so với 2 tiểu vùng còn lại. LUT này
đảm bảo an ninh lương thực cho nhân dân, chiếm diện tích canh tác lớn tại tất cả các địa phương, vì vậy để nâng cao hiệu quả kinh tế huyện, xã và người dân cần có định hướng và đầu tư để chuyển đất 2 vụ lúa thành 2 vụ lúa - CVĐ.
Bảng 3.11: Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất tại tiểu vùng 3 TT Loại hình SDĐ Kiểu sử dụng đất Số
công LĐ
GTSX/ha (1000đ)
CPSX/ha (1000đ)
GTGT/ha (1000đ)
GTSX/CPSX (lần)
GTGT/CPSX (lần)
GTSX/
LĐ (1000đ)
GTGT/LĐ (1000đ)
1 LUT 2 lúa Lúa xuân - Lúa mùa 504,0 73.112 44.775 28.337 1,63 0,63 145,06 56,22
2 LUT 2 lúa - CVĐ
Lúa xuân - Lúa mùa - Ngô đông 777,0 109.832 69.275 40.557 1,59 0,59 141,35 52,20 Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai lang 719,0 100.472 62.325 38.147 1,61 0,61 139,74 53,06 Lúa xuân - Lúa mùa - Rau đông 799,0 125.652 71.713 53.939 1,75 0,75 157,26 67,51 Bình quân 765,0 111985,3 67771,0 44214,3 1,65 0,65 146,12 57,59
3 LUT 1 lúa Lúa xuân 259,0 40.200 23.060 17.140 1,74 0,74 155,21 66,18
4 LUT Chuyên màu và
cây CNNN
Lạc xuân - Đậu các loại - Lạc mùa 785,0 120.560 65.400 55.160 1,84 0,84 152,61 69,82 Lạc xuân - Đậu các loại - Rau đông 826,0 132.620 69.358 63.262 1,91 0,91 161,73 77,15 Ngô xuân - Khoai lang - Rau đông 771,0 113.740 67.828 45.912 1,68 0,68 147,71 59,63 Ngô xuân - Đậu các loại - Rau đông 812,0 124.460 69.718 54.742 1,79 0,79 152,71 67,17 Lạc xuân - Đậu các loại - Hành
chăm
870,0 137.580 70.135 67.445 1,96 0,96 158,14 77,52
Lạc xuân - Đậu các loại - Khoai tây 794,0 126.160 69.300 56.860 1,82 0,82 158,29 71,34 Bình quân 810,3 125853,3 68623,2 57230,2 1,83 0,83 155,20 70,44 5 LUT Chuyên
cói
Cói xuân - Cói mùa 708,0 107.100 59.170 47.930 1,81 0,81 151,27 67,70
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra nông hộ tháng 4/2018)
* Loại hình sử dụng đất 2 lúa - CVĐ
Việc phát triển cây vụ đông trên đất 2 lúa tại tiểu vùng 3 còn rất hạn chế.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do điều kiện chân đất 2 vụ lúa của vùng chủ yếu là sâu trũng, khi có mưa lớn khó khăn trong việc tiêu thoát nước, dễ bị ngập úng ở đầu vụ sản xuất vụ đông.
Kiểu sử dụng giá trị cao nhất là Lúa xuân - Lúa hè thu - rau đôngvới GTSX đạt 125.652 nghìn đồng/1ha, CPSX 71.713 nghìn đồng/ha, CLĐ 799, GTGT 53.939 nghìn đồng/ha, GTSX/CPSX 1,75 lần và GTGT/LĐ 67,51 nghìn đồng. Đây là kiểu sử dụng đất có hiệu quả kinh tế cao cần quy hoạch mở rộng.
Kiểu sử dụng đất giá trị thấp nhất là Lúa xuân - Lúa hè thu - khoai lang với GTSX đạt 100.742 nghìn đồng/1ha, CPSX 62.325 nghìn đồng/ha, CLĐ 719, GTGT 38.147 nghìn đồng/ha, GTGT/LĐ 53,06 nghìn đồng, GTSX/CPSX 1,61 lần. Kiểu sử dụng đất này mang lại hiệu quả kinh tế không cao bằng công thức trong cùng LUT và được đánh giá là thấp nhất so với 2 tiểu vùng kia.
Hiệu quả kinh tế bình quân trên 1 ha mà LUT này thu được: GTSX 111.985,3 nghìn đồng, GTGT 44.214,3 nghìn đồng, GTSX/CPSX 1,65 lần và GTGT/LĐ 57,59 nghìn đồng. Với nhu cầu đầu tư trung bình cần CPSX 67.771 nghìn đồng và 765 LĐ.
LUT 2 lúa - CVĐ tại tiểu vùng 3 được đánh giá có hiệu quả thấp nhất trong huyện, bên cạnh đó hệ thống cây trồng vụ đông không phong phú do đó số kiểu sử dụng đất chỉ có 3 loại chủ yếu.
* Loại hình sử dụng đất 1 lúa (lúa xuân)
Chiếm diện tích không nhiều, tuy nhiên hiệu quả kinh tế mà LUT thu được hàng năm lại là vấn đề quan tâm của huyện, với GTSX đạt 40.200 nghìn đồng/ha, CPSX 23.060 nghìn đồng/ha, CLĐ 259 và GTGT 17.140 nghìn đồng/ha.
Được đánh giá mang lại hiệu quả kinh tế thấp, không bền vững. Thực chất đất 1 vụ lúa xuân là do vụ Thu mùa thường bị úng lụt gieo cấy thường không có khả năng cho thu hoạch hoặc kết quả thu hoạch không đạt được so với mức đầu tư.