Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Nông Cống
3.4.3. Hiệu quả về môi trường của các loại hình sử dụng đất
Một vấn đề đang được quan tâm hiện nay là cùng với sự phát triển, hoạt động sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn đã đang và sẽ gây ra nhiều tác động đến môi trường theo nhiều chiều hướng, phương diện khác nhau, như:
- Sử dụng phân bón không cân đối, không hợp lý: Phân bón khi sử dụng sẽ để lại một lượng không nhỏ dư lượng do không được cây trồng hấp thụ, sẽ tác động tiêu cực đến chính hệ sinh thái nông nghiệp cũng như làm ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất và có thể gây đột biến gen đối với một số loại cây trồng.
- Quá trình thâm canh tăng vụ để gia tăng sản lượng nhưng đồng thời cũng chịu nhiều rủi do về sâu bệnh và gia tăng sự suy giảm độ mầu của đất.
Việc nghiên cứu, đánh giá sự ảnh hưởng của việc sử dụng đất và hệ thống cây trồng hiện tại tới môi trường là vấn đề rất lớn và phức tạp, đòi hỏi phải có số liệu phân tích về các tác động của đất, nước với mẫu nông sản trong một thời gian dài.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, chúng tôi chỉ xin đề cập đến một số ảnh hưởng về mặt môi trường của các kiểu sử dụng đất hiện tại thông qua các chỉ tiêu:
- Mức sử dụng phân bón;
- Mức sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, xử lý rác BVTV (vỏ bao bì, chai lọ) sau khi sử dụng;
- Mức độ thích hợp của hệ thống cây trồng hiện tại đối với đất;
Bảng 3.18. Hiệu quả môi trường của các LUT chính TT Loại hình SDĐ Tiểu vùng Chỉ tiêu đánh giá
Hệ số sử dụng
đất
Tỷ lệ che phủ
Khả năng bảo vệ,
cải tạo đất
Ý thức trong việc sử
dụng thuốc BVTV
1 LUT 2 lúa Tiểu vùng 1 2 2 2 1
Tiểu vùng 2 2 2 2 1
Tiểu vùng 3 2 2 2 1
2 LUT 2 lúa - CVĐ Tiểu vùng 1 3 3 2 2
Tiểu vùng 2 3 3 3 2
Tiểu vùng 3 3 3 2 2
3 LUT 1 lúa Tiểu vùng 2 1 1 1 2
Tiểu vùng 3 1 1 1 2
4 LUT 1 lúa - 1 màu Tiểu vùng 2 2 2 1 1
5 LUT Chuyên màu và cây CNNN
Tiểu vùng 1 2 2 3 1
Tiểu vùng 2 3 3 2 1
Tiểu vùng 3 3 2 2 2
6 LUT Chuyên cói Tiểu vùng 3 3 3 3 1
(Nguồn: Phiếu điều tra nông hộn năm 2017)
Chỉ tiêu đánh giá độ che phủ và hệ số sử dụng đất:
1. Thấp nhất;2. Trung Bình;3.Cao nhất
Kết quả điều tra cho thấy đối với LUT 2 lúa - CVĐ và LUT chuyên cói thì độ che phủ đất, hệ số sử dụng đất đạt ở mức cao nhất.
Riêng LUT 1 lúa thì độ che phủ, hệ số sử dụng đất cũng như khả năng bảo vệ và cải tạo đất là thấp nhất.
Khi điều tra mức sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất nông nghiệp huyện Nông Cống cho thấy phần lớn các hộ đều sử dụng thuốc BVTV tương đối nhiều, thậm chí là còn lạm dụng thuốc. Hầu hết các loại cây trồng đều được phun thuốc bảo vệ thực vật ít nhất 1 lần/vụ.
Tuy nhiên, trên các loại cây trồng như lúa, rau màu, dưa chuột sử dụng nhiều thuốc BVTV hơn các loại cây trồng khác, có khi nông dân phun 4 - 5 lần/vụ. Chưa hình thành được thói quen phun phòng theo khuyến cáo, nông dân thường chỉ phun thuốc BVTV khi đã xuất hiện sâu bệnh, dịch hại do đó liều lượng phun cao, không cân đối trong các lần phun, có khi cách thời điểm thu hoạch không xa, nên năng suất không được bảo toàn, lượng thuốc bảo vệ thực vật còn tàn dư trong đất, trong sản phẩm nông nghiệp là khó tránh khỏi, ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường và sự an toàn chất lượng nông sản.
Một số nơi trong huyện đã làm tốt công tác khuyến nông, việc sử dụng thuốc BVTV của bà con nông dân đã theo hướng dẫn của cán bộ khuyến nông Việc khuyến cáo cho các hộ nông dân sử dụng biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp đã giúp hạn chế đến mức tối đa dùng thuốc BVTV.
Một thực tế chung trong quá trình sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn huyện là rác thuốc BVTV sau khi đã sử dụng (vỏ chai, vỏ gói) thường được vút bừa bãi ra đồng ruộng, thả xuống kênh mương. Việc làm này đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường.
3.4.3.1. Mức sử dụng phân bón:
Bón phân cân đối hợp lý được hiểu là cung cấp cho cây trồng đúng các chất dinh dưỡng thiết yếu, đủ liều lượng, tỷ lệ thích hợp, thời gian bón hợp lý cho từng đối tượng cây trồng, đất, mùa vụ cụ thể đảm bảo năng suất cao, chất lượng nông sản tốt và an toàn môi trường sinh thái.
Kết quả điều tra cho thấy, Phân bón mà đa số các nông hộ sử dụng là phân đơn Đạm Urê (46%N), Super lân (12%P) và KCl (60%K). Căn cứ vào mức độ từng loại phân bón bình quân bón cho từng loại cây trồng, chúng tôi tính ra lượng N, P2O5 và K2O để so sánh với tiêu chuẩn bón phân cân đối hợp lý, bảng 3.19.
Bảng 3.19. So sánh mức đầu tư phân bón thực tế tại địa phương với tiêu chuẩn bón phân cân đối và hợp lý
T T
Loại cây trồng
Theo kết quả điều tra thực tế Theo quy trình (tiêu chuẩn)* Phân
chuồng (tấn/ha)
N (kg/ha)
P2O5
(kg/ha)
K2O (kg/ha)
Phân chuồng (tấn/ha)
N (kg/ha)
P2O5
(kg/ha)
K2O (kg/ha) 1 Lúa xuân 8 - 12 93,81 60,13 76,31 8 - 10 90 - 130 30 - 90 50 - 100 2 Lúa mùa 7 - 10 72,07 44,82 68,40 6 - 8 60 - 100 40 - 60 0 - 60 3 Ngô đông 10 - 12 130,7 80,76 100,05 8 -10 120 - 180 70 - 90 60 - 100 4 Ngô xuân 8 - 10 128,2 75,5 100,05 120 - 180 70 - 90 60 - 100 5 Khoai lang 8 - 10 58,27 36,25 63,22 10 50 – 60 40 - 50 60 - 90 6 Khoai tây 110,4 52,8 126,0 100 - 120 40 - 60 120 - 150
7 Lạc - 29,13 48,50 56,64 - 20 – 30 60 - 90 30 - 60
8 Mía - 163,4 60,45 132,17 - 150 - 210 60 - 90 120 - 210 9 Dưa chuột 7 - 8 36,55 81,27 118,43 -
10 Rau đông 48,42 92,83 64,27 -
11 Đậu các loại - 48,06 29,75 53,06 -
12 Hành chăm 60,11 78,20 72,30
13 Cói 8 - 10 72,75 119,61 102,82 - Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra; (*) Đường Hồng Dật, 2010[12], Kỹ thuật bón phân cân đối và hợp lý cho cây trồng.
So sánh mức bón phân thực tế trên địa bàn huyện với tiêu chuẩn bón phân cân đối và hợp lý của Đường Hồng Dật thì mức sử dụng phân bón cho loại các loại cây trồng trên địa bàn huyện hầu như đều nằm trong khung tiêu chuẩn. So với tiêu chuẩn thì mức đầu tư phân bón tại huyện là trung bình, một số loại cây trồng mức phân được bón thấp hơn tiêu chuẩn, nguyên nhân là do giá phân bón trên thị trường hiện nay là khá cao. Bên cạnh đó, lượng phân hữu cơ chưa đáp ứng yêu cầu, đã làm cho đất đai mất liên kết, khô cứng, dễ bị xói mòn, rửa trôi. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả sử dụng đất và sản xuất nông nghiệp bền vững cần phải có hướng dẫn cụ thể khuyến nghị cho người dân sử dụng về tỷ lệ phân bón N:P:K cân đối cho từng cây trồng, chú ý bổ sung lượng phân hữu cơ.
Thực tế trên địa bàn huyện một số cây trồng được bón phân với lượng mất cân đối nghiêm trọng giữa N, P và K. Có thể thấy rằng, khi bón đạm cây trồng phát triển nhìn thấy rõ nhất, do đó người nông dân thường bón nhiều đạm và bón rất ít lân và kali cho cây trồng vì thế đã gây ra ảnh hưởng không tốt đến việc hấp thu dinh dưỡng của cây, đến năng suất cây trồng và đến môi trường. Khi bón đạm quá nhiều, không cân đối với lân và kali, cây trồng không sử dụng được hết dẫn đến lượng khí NH3 phát thải tăng lên ảnh hưởng xấu tới môi trường, đặc biệt là môi trường không khí.
3.4.3.2. Mức độ thích hợp của hệ thống cây trồng hiện tại đối với đất
Xét về mức độ thích hợp của các kiểu sử dụng đất hiện tại đối với đất: để đánh giá mức độ thích hợp của các kiểu sử dụng đất đến môi trường, chúng tôi tiến hành điều tra khảo sát, lấy ý kiến các chuyên gia trong ngành nông nghiệp và phỏng vấn hộ nông dân. Tổng hợp phiếu điều tra, phỏng vấn hộ nông dân về khả năng thích hợp của cây trồng hiện tại đối với đất thì sự thích hợp được hiểu là khả năng cho năng suất cao và ổn định của các cây trồng.
Phần lớn các hộ nông dân được hỏi đều cho rằng canh tác cây lương thực, cây họ đậu không ảnh hưởng đến môi trường đất, các loại cây này luôn cho năng suất ổn định.
Sau khi tiến hành điều tra, phỏng vấn các hộ nông dân để xác định mức độ ảnh hưởng của các kiểu sử dụng đất đến môi trường, kết quả cho thấy: Phần lớn các hộ nông dân đều cho rằng hệ thống cây trồng hiện tại là tương đối thích hợp với đất (chiếm 75%). Tuy nhiên, kiến nghị với Phòng Nông nghiệp huyện là phải tập huấn thêm kỹ thuật sản xuất, phòng trừ sâu hại. Bên cạnh đó đưa thêm một số loại cây trồng thích hợp vào trồng nhằm khai thác triệt để qũy đất hiện có, nhất là trên các chân đất trồng 2 vụ Lúa.
Nhận xét chung: Từ kết quả các chỉ tiêu đánh giá cho thấy điều kiện đất đai, khí hậu tại địa phương khá phù hợp với các loại cây trồng, đem lại hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện là khá cao, nhiều khả năng để phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa. Đa số các loại cây hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày đều cho hiệu quả cao. Các loại hình sử dụng đất trên địa bàn huyện hầu hết có khả năng sử dụng bền vững trong tương lai. Mặc dù đã đa dạng các loại cây trồng nhưng diện tích lúa độc canh vẫn còn rất cao. Diện tích đất trồng 3 vụ rất thấp, việc phát triển cây vụ đông trên chân đất 2 lúa đem lại hiệu quả cao nhưng diện tích lại chưa được mở rộng do nhiều nguyên nhân trong đó khó khăn nhất cơ cấu mùa vụ chưa hợp lý: diện tích lúa hè thu sớm là rất ít không đủ thời gian sản xuất vụ đông, hệ thống thủy lợi nội đồng xuống cấp không đáp ứng được yêu cầu tiêu úng cho sản xuất, chính quyền các đơn vị chưa quan tâm tới việc phát triển cây vụ đông.
Có thể nhận thấy rằng: LUT trồng chuyên màu là thế mạnh của vùng, hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường đạt giá trị cao so với LUT khác. Tiếp đến là LUT 2 vụ màu - lúa, thấp nhất là LUT 2 vụ lúa và đạt hiểu quả trung bình là các LUT còn lại.
Để phát huy hết tiềm năng sẵn có của địa phương thì trong thời gian tới định hướng sử dụng đất của huyện cần quan tâm tới việc thâm canh tăng vụ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Đưa vào sản xuất các giống cây trồng mới năng
xuất, chất lượng, các loại cây trồng hàng hóa cần được đưa vào sản xuất nhiều hơn nữa. Cơ cấu cây trồng 3 vụ cần được quan tâm phát triển vì đây là loại hình sử dụng đất bền vững nhất trong hệ thống trồng trọt. Việc luân canh các cây lương thực và cây màu cần áp dụng để đảm bảo yêu cầu bảo vệ cải tạo đất. Tăng cường sử dụng phân hữu cơ, hạn chế sử dụng phân hóa học và thuốc BVTV.