ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyên nông cống tỉnh thanh hóa (Trang 34 - 38)

2.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quỹ đất sản xuất nông nghiệp, các yếu tố liên quan sử dụng đất và hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Nông Cống

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Địa bàn huyện Nông Cống - tỉnh Thanh Hóa, gồm 32 xã, thị trấn. Trong đó chọn 3 xã đại diện cho các vùng sản xuất của huyện để tiến hành khảo sát.

- Về thời gian: Các số liệu thống kê lấy từ năm 2013 - 2017 về kinh tế - xã hội của huyện. Số liệu về đất đai, giá cả, vật tư và nông sản phẩm hàng hóa điều tra năm 2017.

2.2. Nội dung nghiên cứu

Nội dung 1. Điều tra đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có liên quan đến sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Nông Cống

- Điều kiện tự nhiên về: Vị trí địa lý, đất đai, khí hậu, địa hình, thuỷ văn.

- Điều kiện kinh tế - xã hội: Cơ cấu kinh tế, tình hình dân số, lao động, trình độ dân trí, vấn đề quản lý đất đai, thị trường tiêu thụ nông sản phẩm, dịch vụ và cơ sở hạ tầng (giao thông, thuỷ lợi, công trình phúc lợi, ...).

Nội dung 2. Hiện trạng sử dụng đất - Hiện trạng sử dụng đất.

- Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện.

- Thực trạng sản xuất nông nghiệp của huyện.

Nội dung 3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp

- Đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất và kiểu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp.

- Đánh giá hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất và kiểu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp.

- Đánh giá hiệu quả môi trường của các loại hình sử dụng đất và kiểu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp.

Nội dung 4. Lựa chọn các LUT có hiệu quả và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện Nông Cống

- Lựa chọn LUT có hiệu quả.

- Những hạn chế trong sử dụng đất đối với các LUT lựa chọn.

- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp.

2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu

- Nguồn số liệu thứ cấp: Thu thập tư liệu, số liệu có sẵn từ các cơ quan nhà nước, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng NN & PTNT, Phòng Thống kê, Phòng Kế hoạch - Tài chính, Trung tâm Khai thác Công trình thuỷ lợi huyện...

- Nguồn số liệu sơ cấp: Thu thập bằng phương pháp điều tra nông hộ thông qua bộ câu hỏi có sẵn.

2.3.2. Phương pháp điều tra nông hộ

Căn cứ vào đặc trưng về địa hình, đất đai và điều kiện kinh tế, xã hội, huyện Nông Cống được chia thành 3 tiểu vùng:

- Tiểu vùng 1: Gồm các xã: Tân Thọ, Tân Khang, Tân Phúc, Trung Thành, Trung Chính, Trung Ý, Hoàng Giang, Tế Thắng, Tế Lợi, Minh Nghĩa, Thị trấn Nông Cống và Hoàng Sơn. Có địa hình đồi núi, cây trồng chủ yếu là cây lâm nghiệp, bên cạnh đó cũng phát triển trồng cây lúa nước.

- Tiểu vùng 2: Gồm các xã: Vạn Thắng, Vạn Hòa, Vạn Thiện, Thăng Bình, Công Liêm, Công Chính, Công Bình, Yên Mỹ, và Thăng Thọ. Thềm đồng bằng, là vùng tiếp giáp giữa vùng đồi núi và đồng sâu, cây trồng chủ yếu là cây lúa nước, cây công nghiệp ngắn ngày và cây mía.

- Tiểu vùng 3: Gồm các xã: Tượng Sơn, Tượng Sơn, Tượng Văn, Trường Giang, Trường Trung, Trường Minh, Minh Khôi, Tế Tân, Tế Nông và Tượng Lĩnh.

Có địa hình thấp trũng ven sông Yên, cây trồng chủ yếu là cây lúa nước và cây cói.

Từ những đặc điểm trên, tôi chọn ở mỗi tiểu vùng 1 xã có đặc trưng của tiểu vùng, mỗi xã chọn 3 thôn, mỗi thôn chọn 10 hộ bất kỳ để điều tra.

- Tiểu vùng 1: xã Hoàng Sơn. (30 phiếu) - Tiểu vùng 2: xã Thăng Thọ. (30 phiếu) - Tiểu vùng 3: xã Tượng Lĩnh. (30 phiếu) 2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu:

+ Các số liệu thống kê xử lý bằng phần mềm Excel.

+ Kết quả được trình bày bằng hệ thống các bảng số liệu, biểu đồ 2.3.4. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp.

* Hiệu quả kinh tế được đánh giá theo các chỉ tiêu (tính cho 1 ha)

- Giá trị sản xuất (GTSX): GTSX = giá nông sản * sản lượng

- Chi phi trung gian (CPTG): là tổng các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất (không tính công lao động gia đình).

- Thu nhập hỗn hợp (TNHH):

TNHH= GTSX - CPTG

- Giá trị ngày công lao động (GTNC):

GTNC= TNHH/ số công lao động - Hiệu quả sử dụng đồng vốn (HQĐV):

HQĐV= TNHH/CPTG

* Đánh giá hiệu quả xã hội:

Hiệu quả xã hội là mối tương quan giữa kết quả xã hội (kết quả xét về mặt xã hội) và tổng chi phí bỏ ra, chủ yếu phản ánh bằng các chỉ tiêu mang tính chất định tính như tạo công ăn việc làm cho lao động, xoá đói giảm nghèo, công bằng xã hội, nâng cao mức sống của toàn dân.

Do điều kiện về mặt thời gian và phạm vi nghiên cứu của đề tài nên chúng tôi đánh giá hiệu quả xã hội theo một số chỉ tiêu mang tính định tính như sau:

- Mức độ chấp nhận của người dân được đánh giá theo ý kiến của hộ khi điều tra.

- Thu hút nhiều lao động, giải quyết việc làm cho người nông dân.

- Nâng cao thu nhập cho người dân thể hiện qua giá trị ngày công của các LUT.

* Đánh giá hiệu quả môi trường

Đánh giá tác động của việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng đến đất thông qua so sánh liều lượng thực tế người dân sử dụng với khuyến cáo sử dụng của trung tâm khuyến nông huyện Nông Cống.

Chương 3

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyên nông cống tỉnh thanh hóa (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)