Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Nông Cống
3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
Năm 2017 tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện đạt 12,6%, tuy chưa đạt kế hoạch (KH: 13,1%), nhưng là mức tăng trưởng khá trong bối cảnh kinh tế trong nước, trong tỉnh còn nhiều khó khăn. Một số chỉ tiêu về kinh tế năm 2017:
- Tổng sản lượng lương thực có hạt:126.756,6 tấn.
- Lương thực bình quân đầu người:693 kg/người/năm.
- Thu nhập bình quân đầu người 35,1 triệu đồng/năm.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: Nông, lâm, thủy sản 34%;
Công nghiệp, xây dựng 32,7%; Dịch vụ 33,3%.
3.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
Trong từng ngành kinh tế cũng đã có những chuyển dịch tích cực về cơ cấu sản phẩm, cơ cấu công nghệ theo hướng tiến bộ, hiệu quả, gắn sản xuất với thị trường.
a. Ngành nông nghiệp:
Giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản năm 2017 ước đạt 602,0 tỷ đồng, chiếm 34% giá trị trong cơ cấu kinh tế.
Sản xuất nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chính và chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế chung của huyện, là nguồn thu nhập chính của người nông dân Tuy nhiên cơ cấu nội bộ ngành trong nhiều năm qua đã có sự thay đổi rõ rệt, có sự chuyển dịch đúng với định hướng, giảm dần tỷ trọng trồng trọt, tăng dần tỷ trọng chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản.
* Trồng trọt:
Là ngành sản xuất chính trong nông nghiệp, với điều kiện đất đai chủ yếu là ruộng nước, tưới tiêu thuận lợi nên sản xuất lương thực vẫn chiếm ưu thế.
Huyện đã có nhiều chính sách khuyến khích việc áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Hàng năm, diện tích những cây công nghiệp ngắn ngày có năng suất cao, phù hợp với điều kiện đất đai ngày càng mở rộng. Năng suất và sản lượng cây trồng cũng tăng cao. Những cây trồng chính tại huyện Nông Cống là:
- Cây lúa: hàng năm diện tích trống lúa cũng có tăng nhưng không đáng kể, huyện chủ trương ổn định diện tích lúa để đầu tư thâm canh tăng năng suất. Năm 2013, diện tích trồng lúa là 20.112,6 ha, năng suất bình quân 50,3 tạ/ha; năm 2017 diện tích trồng là 21.350,2 ha, năng suất bình quân 58,0 tạ/ha. Hàng năm, các giống lúa mới có năng suất cao được đưa vào sản xuất. Hiện nay, các giống lúa cao sản này đã trồng trên 80% tổng diện tích trồng lúa. Đó chính là nguyên nhân cơ bản để sản lượng lương thực có hạt hàng năm tăng, cụ thể là 123.817,3 tấn và 126.756,6 tấn tương ứng với các năm 2013 và 2017.
- Cây ngô: là cây luơng thực thứ hai sau lúa được sản xuất tại huyện Nông Cống. Tuy nhiên, diện tích cây ngô không được duy trì ổn định như cây lúa, có xu hướng giảm qua các năm. Cụ thể là năm 2013 diện tích ngô là 1.743,6 ha thì đến năm 2017 chỉ có 828,7 ha, chủ yếu là trồng vụ đông trên đất 2 lúa.
- Cây khoai lang: cũng là cây lương thực được trồng hàng năm với diện tích tương đối lớn. Diện tích trồng khoai lang cũng có xu hướng giảm qua các năm. Cụ thể năm 2013 diện tích trồng là 1.730,8 ha nhưng đến năm 2017 chỉ còn 1.202,7ha.
- Cây lạc: là loại cây được trồng khá nhiều ở Nông Cống; diện tích của loại cây trồng này biến động không tuyến tính, khi tăng, khi giảm. Qua các năm 2013, 2014, 2015, 2016 và 2017 thì diện tích tương ứng của từng năm là 665,5ha, 711,4ha, 687,4ha, 797,5ha và 695,6ha.
- Cây mía là một trong những huyện được quy hoạch tạo nguyên liệu mía cho nhà máy đường Nông Cống. Diện tích quy hoạch dành riêng cho loại cây công nghiệp này là 1.000 ha.
- Cây cói là loại cây trồng truyền thống của Nông Cống, diện tích trồng cói cũng tăng đáng kể trong những năm gần đây. Cụ thể: năm 2013 diện tích là 547,3 ha, đến năm 2017 là 560,3ha.
Các cây trồng khác như rau, đậu các loại cũng được chú trọng phát triển và đạt kết quả khả quan cung cấp đủ cho nhu cầu tại chỗ và một phần cho nhu cầu chung của thị trường huyện. Diện tích của các loại cây trồng này là: 2.174,0 ha và 2.090,0 ha vào các năm 2013 và 2017.
Bảng 3.2. Diện tích gieo trồng cây hàng năm giai đoạn 2013 – 2017
Chỉ tiêu Năm
2013 2014 2015 2016 2017
Tổng số 28.545,9 28.250,8 28.341,4 28.583,0 27.968,4 1. Cây lương thực 23.587,0 23.273,1 23.265,9 23.440,7 23.381,6 - Lúa chiêm xuân 10.088,0 10.101,3 10.497,7 10.524,0 10.674,7 - Lúa mùa 10.024,6 10.120,4 10.495,2 10.500,0 10.675,5
- Ngô 1.743,6 1.538,3 961,9 1.229,9 828,7
- Khoai lang 1.730,8 1.513,1 1.311,1 1.186,8 1.202,7 2. Cây rau, đậu các loại 2.174,0 2.159,4 2.237,2 2.387,3 2.090,0 - Rau các loại 1.969,0 1.982,2 2.094,7 2.135,5 1.865,5
- Đậu các loại 205,0 177,2 142,5 251,8 224,5
3. Cây CN hàng năm 2.378,6 2.357,3 2.077,1 2.154,7 2.057,9
- Lạc 665,5 711,4 687,4 797,5 695,6
- Mía đường 1.165,8 1.103,8 844,5 828,8 802,0
- Cói 547,3 542,1 545,2 528,4 560,3
4. Cây hàng năm khác 406,3 461,0 761,2 600,3 438,9 (Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Nông Cống) Diện tích, năng suất và sản lượng một số cây trồng chính trên địa bàn huyện năm 2017 được thể hiện tại bảng 3.3.
Bảng 3.3. Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính năm 2017 Loại cây trồng Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn)
1. Lúa xuân 10.674,7 68,6 73.228,44
2. Lúa mùa 10.675,5 48,5 51.776,18
3. Ngô 828,7 50,3 4.168,36
4. Lạc 695,6 19,7 1.370,33
5. Khoai lang 1.202,7 78,8 9.477,28
6. Đậu các loại 224,5 11,25 252,56
7. Mía 802,0 620,2 49.740,04
8. Cói 560,3 74,1 4.151,82
(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Nông Cống)
Cây lúa vẫn được xác định là cây trồng chính của huyện, thực hiện Chính sách của tỉnh về xây dựng vùng lúa năng suất, chất lượng và hiệu quả cao, huyện đã xây dựng và triển khai kế hoạch với tổng diện tích 5.500 ha; vụ mùa năm 2014 triển khai tại 5 xã với diện tích 600 ha và đến nay đã nhân ra 23 xã với diện tích 5.650 ha.
Năng suất lúa trong vùng thâm canh tăng so với sản xuất đại trà từ 8 - 10%.
Công tác BVTV được tăng cường, tổ chức điều tra, dự tính, dự báo chính xác thời điểm phát sinh và khả năng gây hại của các đối tượng sâu bệnh.
Công tác Khuyến nông được triển khai đồng bộ, giúp nhân dân khắc phục khó khăn trong sản xuất nông nghiệp. Trong năm đã xây dựng được 14 mô hình trình diễn, các mô hình trồng trọt đạt kết quả tốt, năng suất lúa đạt từ 69-78 tạ/ha, ngô đạt 60 tạ/ha, ớt xuất khẩu 20 tấn.
* Chăn nuôi:
Những năm gần đây sản xuất ngành chăn nuôi phát triển theo mô hình trang trại và gia trại, chăn nuôi nhỏ lẻ theo hộ gia đình giảm dần (toàn huyện có 305 trang trại và gia trại, trong đó 199 trang trại đủ tiêu chí theo quy định).
* Nuôi trồng thủy sản:
Toàn huyện Nông Cống hiện có trên 750,0 ha mặt nước đang được nuôi thủy sản. Theo tổng hợp của huyện, mỗi năm người chăn nuôi thu hoạch được từ 1.000 đến 1.200 tấn thủy sản các loại, đem lại doanh thu hàng trăm tỷ đồng.
* Lâm nghiệp:
Trong 5 năm, huyện đã chỉ đạo trồng tập trung 506,3 ha rừng phòng hộ, chăm sóc 1.478 ha rừng trồng, trong đó có khoanh nuôi, tái sinh được 700 ha. Ngoài ra, còn trồng 87,7 vạn cây phân tán, nâng độ che phủ rừng lên cao góp phần bảo vệ môi trường, chống xói mòn cho đất.
Thực hiện tốt Chỉ thị 12/TTg của Thủ tướng Chính phủ, không để xảy ra cháy rừng trên địa bàn.
b. Ngành Công nghiệp - TTCN - Xây dựng
Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng ước đạt 579 tỷ đồng.
Trong điều kiện khó khăn chung về giá cả và thị trường, nhưng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện vẫn duy trì và phát triển, giá trị sản xuất ước 319,6 tỷ đồng.
c. Ngành Thương mại - Dịch vụ
Giá trị sản xuất ngành dịch vụ ước 589,6 tỷ đồng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa ước 468,1 tỷ đồng.
Hoạt động tín dụng có nhiều đổi mới trong phục vụ, cơ bản đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất - kinh doanh và đời sống của nhân dân.
3.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập a. Dân số
Theo số liệu thống kê đến 01/01/2017, dân số huyện Nông Cống có 183.358 người, mật độ dân số khoảng 640 người/km.
Tốc độ tăng dân số giữ duy trì ở mức dưới 0,60%.
b. Lao động, việc làm và thu nhập
Nguồn lao động: Năm 2017, tổng số lao động trong độ tuổi là 112.050 người chiếm 61,26% dân số toàn huyện. Trong đó phần lớn lao động hoạt động trong ngành nông nghiệp, 85.818 người chiếm 76,58%.
3.1.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng a. Hệ thống đường giao thông:
Huyện Nông Cống có 20,7 km đường quốc lộ 45, hơn 40 km đường tỉnh lộ 505, 506, 512, 525; có 28 km đường sắt đi qua với 3 ga Yên Thái, Minh Khôi và Thị Long, hơn 50 km đường sông, trên 50 km đường liên huyện, trên 105 km đường liên xã và hơn 724 km đường liên thôn. Tuy nhiên chất lượng còn phải đầu tư nâng cấp.
b. Hệ thống công trình thủy lợi:
Huyện có kênh tưới của hệ thống thủy nông sông Chu dài 36,5 km và sông Mực dài 39 km. Có 36 trạm bơm, tưới chủ động cho 6.076,50 ha (gần 80%) số còn lại tưới bằng các loại máy bơm công suất nhỏ của các hộ gia đình. Đến năm 2017 huyện có gần 50% kênh mương đã được cứng hóa. Với 9 trạm bơm tiêu, đảm bảo tiêu chủ động khi mưa lũ ngập úng.
c. Hệ thống mạng lưới điện:
Hệ thống điện trong những năm qua cũng được đầu tư, cải tạo, nâng cấp, 100% số hộ đã dùng và sinh hoạt.
d. Giáo dục và đào tạo:
Năm học 2016 - 2017, xét tốt nghiệp khối Tiểu học đạt 98,6%, THCS 94,8%, thi tốt nghiệp THPT 80,8%. Tỷ lệ đậu ĐH, cao đẳng, THCN đạt gần 40% trong tổng số HS lớp 12 đậu tốt nghiệp THPT. Giữ vững chất lượng phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập THCS.
đ. Y tế:
Tổ chức thực hiện đạt hiệu quả các chương trình y tế quốc tế, quốc gia. Chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân tiếp tục được
nâng lên. Bình quân 2,6 bác sỹ/1 vạn dân; 45% số hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh; 85%
số hộ dùng nước hợp vệ sinh.
e. Văn hóa, thể dục - thể thao:
Hoạt động văn hóa đã tuyên truyền kịp thời chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, chủ trương nhiệm vụ của địa phương. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tiếp tục được duy trì. Tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 73,9%.
f. Mạng lưới bưu chính - viễn thông:
Mạng lưới bưu chính viễn thông đã được hình thành trong toàn huyện. Các dịch vụ bưu chính - viễn thông, vận chuyển bưu phẩm, bưu kiện, chuyển tiền, điện thoại, điện báo… phát triển nhanh và đa dạng, cung cấp thêm nhiều dịch vụ mới, chất lượng tăng dần.
g. Quốc phòng An ninh:
Quốc phòng, an ninh được củng cố và tăng cường; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; đặc biệt đã ngăn chặn được tình trạng buôn bán, vận chuyển, đốt pháo nổ trong dịp Tết nguyên đán. Hàng năm hoàn thành tuyển quân đạt 100% chỉ tiêu tỉnh giao.
Tóm lại, từ thực trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Nông Cống, đặc biệt là những năm gần đây cho thấy nền kinh tế của huyện Nông Cống đã có những bước chuyển dịch đáng kể, có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của đại bộ phận nhân dân đã được cải thiện; các chương trình hỗ trợ của Đảng và Nhà nước đã thực sự đi vào cuộc sống làm thay đổi bộ mặt của cư dân. Vấn đề đặt ra là việc khai thác sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, theo hướng khoa học, mang lại hiệu quả kinh tế cao cần phải được quan tâm một cách nghiêm túc.