Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3. Các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Nông Cống
3.3.2. Các loại hình sử dụng đất chính trên địa bàn huyện
Để đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện trước hết chúng tôi nghiên cứu các loại hình sử dụng đất và các kiểu sử dụng đất ở các tiểu vùng. Nông Cống là một huyện có địa hình tương đối bằng phẳng, khá thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, phù hợp với nhiều loại hình sử dụng đất khác nhau. Hệ thống cây trồng gồm các loại cây lương thực, rau màu, cây lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản... Hệ thống cây trồng được bố trí phù hợp trên từng vùng đất và từng mùa vụ.
Các loại hình sử dụng đất hiện có của huyện được thu thập trên cơ sở những tài liệu tổng hợp của huyện và kết quả điều tra nông hộ tại các địa điểm nghiên cứu đại diện cho 3 tiểu vùng kinh tế sinh thái. Các loại hình sử dụng đất chính trên địa bàn huyện được thể hiện tại bảng 3.8.
Bảng 3.8. Các loại hình sử dụng đất chính huyện Nông Cống
Loại hình SDĐ Kiểu sử dụng đất Diện tích
(ha) LUT
1
2 lúa Lúa xuân - Lúa mùa 9.104,0
LUT
2 2 lúa - CVĐ
Lúa Xuân - Lúa Mùa - Ngô đông
1.445,3 Lúa Xuân - Lúa Mùa - Khoai lang
Lúa Xuân - Lúa Mùa - Khoai tây Lúa Xuân - Lúa Mùa - Rau đông Lúa Xuân - Lúa Mùa - Dưa chuột đông LUT
3
1 màu - 1 lúa Lạc xuân - Lúa mùa 75,2
LUT 4
1 lúa Lúa xuân 45,4
LUT 5
Chuyên màu và CCNNN
Lạc xuân - Đậu các loại - Lạc mùa Lạc xuân - Đậu các loại - Rau đông
885,0 Lạc xuân - Đậu các loại - Khoai tây
Ngô xuân - Đậu các loại - Ngô đông Ngô xuân - Khoai lang - Rau đông Ngô xuân - Đậu các loại - Rau đông Lạc xuân - Đậu các loại - Hành chăm Ớt xuất khẩu - Đậu các loại
LUT 6
Chuyên cói Cói xuân - Cói mùa 360,3
LUT 7
Chuyên mía Mía cả năm 802,0
(Nguồn:Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Nông Cống)
Qua bảng trên ta thấy toàn huyện có 7 loại hình sử dụng đất chính (LUT) với 18 kiểu sử dụng đất khác nhau. Là một huyện đồng bằng, có diện tích đất sản xuất nông nghiệp lớn nên hệ thống cây trồng, các loại hình sử dụng đất, kiểu sử dụng đất của huyện khá đa dạng.
3.3.2.1. Loại hình SDĐ 2 vụ lúa - LUT 1
Là loại hình SDĐ có diện tích lớn nhất, được trồng trên hầu hết các đơn vị đất đai và trên các loại địa hình từ những nơi có địa hình cao, đảm bảo được nước tưới, cho đến các dạng địa hình vàn và sâu trũng, có khả năng tiêu thoát nước.
Trong điều kiện hạn chế về diện tích đất sản xuất nông nghiệp, để đảm bảo được nhu cầu lương thực thì việc duy trì và ổn định diện tích trồng 2 vụ lúa ở đây là điều cần thiết. Đây cũng là lý do loại hình SDĐ 2 vụ lúa chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn so với các loại hình SDĐ khác trong huyện. Hiệu quả kinh tế và chi phí vật chất cũng như công lao động của loại hình này đạt ở mức trung bình đến thấp. Mức thu nhập kinh tế của loại hình 2 vụ lúa thay đổi khá rõ theo từng nhóm đất, điều kiện tưới tiêu, kinh nghiệm sản xuất và trình độ thâm canh.
Nhìn chung, cây lúa không yêu cầu khắt khe về mặt kỹ thuật gieo trồng, chãm sóc, chi phí ðầu tý sản xuất của loại hình 2 vụ lúa là không cao và ít khi bị thất thu hoàn toàn khi có những biến động về điều kiện thời tiết. Đây cũng là lý do mà những nông hộ ít có khả năng đầu tư về sản xuất dễ dàng chấp nhận, tuy thu nhập không cao nhưng ít rủi ro, đồng thời đảm bảo ổn định nhu cầu lương thực cho tiêu dùng và chăn nuôi cho gia đình. Giá cả sản phẩm của loại hình này ít có biến động, việc tiêu thụ và bảo quản cũng dễ dàng.
3.3.2.2. Loại hình SDĐ 2 vụ lúa - cây vụ đông (CVĐ) - LUT 2
Đây là loại hình SDĐ có trồng cây vụ đông trên chân đất trồng 2 vụ lúa. Có 5 công thức luân canh chủ yếu trong loại hình SDĐ 2 vụ lúa - CVĐ đang được áp dụng khá phổ biến trong huyện, đó là:
+ Lúa xuân - Lúa múa - Ngô đông;
+ Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai lang;
+ Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai tây;
+ Lúa xuân - Lúa mùa - Rau đông;
+ Lúa xuân - Lúa mùa - Dưa chuột đông.
Loại hình SDĐ 2 vụ lúa - CVĐ không tập trung thành vùng lớn, mà thường phân bố rải rác ở những vùng có điều kiện đất đai thuận lợi như: địa hình bằng phẳng, thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, có hệ thống tưới tiêu nước chủ động và thuận tiện cho chăm sóc, bảo vệ.
Hiệu quả kinh tế và chi phí công lao động của loại hình sử dụng đất này thay đổi tùy thuộc vào các công thức luân canh áp dụng. Nhìn chung, các công thức luân canh trong LHSDĐ 2 vụ lúa - CVĐ đều có các chỉ tiêu tổng thu nhập, giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp, giá trị ngày công và hiệu suất đồng vốn đạt ở mức trung bình đến cao.
Loại hình SDĐ 2 vụ lúa - CVĐ được xác định là phù hợp với điều kiện đất đai và đáp ứng được yêu cầu kinh tế - xã hội của huyện Nông Cống bởi vì nó vừa đáp ứng được các yêu cầu về lương thực, thực phẩm, tăng thu nhập, vừa giải quyết được vấn đề lao động nông nhàn trong các nông hộ. Tuy nhiên, diện tích của LUT 3 còn ít, chưa tương xứng với tiềm năng thực tế của huyện.
3.3.2.3. Loại hình SDĐ 1 vụ màu - 1 vụ lúa - LUT 3
Chiếm diện tích không nhiều trong diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện, với chủ yếu là 1 kiểu sử dụng đất lạc xuân - lúa mùa.
Loại hình SDĐ này thường được áp dụng trên những diện tích đất có địa hình tương đối cao, điều kiện tưới khó khăn và khả năng giữ nước kém. Trong quá trình sử dụng đất cần thiết phải đảm bảo thủy lợi và sử dụng phân bón cho loại hình này để vừa nâng cao hiệu quả sử dụng và từng bước cải thiện được độ phì của đất thông qua các biện pháp như bón phân cân đối, luân canh với các cây họ đậu,...
3.3.2.4. Loại hình SDĐ 1 vụ lúa - LUT 5
Một phần diện tích đất ngoại đê của huyện, nếu gieo cấy vụ mùa thì thời điểm lúa trỗ thường gặp mưa lụt, không có khả năng cho thu hoạch. Vì vậy, trong năm người dân chỉ gieo cấy được 01 vụ (lúa xuân) và sau đó để đất hoang.
3.3.2.5. Loại hình SDĐ chuyên rau màu, cây CNNN - LUT 4
Loại hình sử dụng đất này có diện tích không nhiều trong diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện, nhưng các công thức luân canh lại rất đa dạng:
+ Lạc xuân - Đậu các loại - Lạc mùa;
+ Lạc xuân - Đậu các loại - Rau đông;
+ Lạc xuân - Đậu các loại - Khoai tây;
+ Ngô xuân - Đậu các loại - Ngô đông;
+ Ngô xuân - Khoai lang - Rau đông;
+ Ngô xuân - Đậu các loại - Rau đông;
+ Lạc xuân - Đậu các loại - Hành chăm;
+ Ớt xuất khẩu - Đậu các loại.
Loại hình này phân bố trên hầu hết các nhóm đất có địa hình vàn đến cao, khả năng tưới kém. Nhìn chung, loại hình SDĐ này thường có hiệu quả kinh tế cao, ổn định và thu hút nhiều lao động.
3.3.2.6. Loại hình SDĐ chuyên trồng Cói - LUT 6
Đây là loại hình sử dụng đất tập trung ở các xã chịu ảnh hưởng của nước triều Sông Yên (tiểu vùng 3): Tượng Lĩnh, Tượng Văn, Trường Giang, Trường Trung, Trường Minh, Minh Khôi, Tế Tân và Tế Nông. Với đặc điểm thổ nhưỡng phù hợp nhất với cây cói, vì vậy định hướng trong tương lai đây là LUT sử dụng ổn định.
3.3.2.7. Loại hình SDĐ chuyên trồng Mía - LUT 7
Được trồng ở các xã thuộc vùng bán sơn địa (tiểu vùng 2): Công Liêm, Công Chính, Công Bình, Yên Mỹ và Thăng Thọ, đất có kết cấu xốp, giữ ẩm tốt vào mùa khô và thoát nước tốt vào mùa mưa… Bên cạnh việc trồng mía thì thời gian đầu vụ có thể trồng xen Lạc xuân và các loại cây họ đậu.