Nội dung kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh đà nẵng (Trang 34 - 38)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2. KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2.2. Nội dung kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại

a. Né tránh rủi ro

Né tránh rủi ro là việc ngân hàng chủ động né tránh những đối tượng,

những nguyên nhân hoặc những hoạt động có độ rủi ro cao có khả năng lớn sẽ làm phát sinh tổn thất. Đây là biện pháp kiểm soát RRTD đơn giản nhất và ít tốn chi phí nhất. Thông qua quá trình thẩm định khách hàng, nhận diện, đo lường RRTD, CBTĐ thông qua những đánh giá, nhận định của mình kết hợp với những tiêu chí theo hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ, mỗi khách hàng vay vốn sẽ được đánh giá ở một mức độ rủi ro cụ thể, đây là một căn cứ quan trọng để ngân hàng xem xét có tài trợ vốn hay không .

Tùy theo mức độ chấp nhận rủi ro của từng ngân hàng, mỗi ngân hàng sẽ đưa ra các điều kiện cho vay với mức độ chặt chẽ khác nhau. Đối với những ngân hàng có mức độ chấp nhận rủi ro thấp, các điều kiện khách hàng phải đáp ứng để được vay vốn tại các ngân hàng này sẽ cao hơn và thông thường những khách hàng có chứa rủi ro lớn như: kết quả xếp hạng tín dụng thấp, khả năng thanh toán không cao, nguồn thu nhập hàng tháng không ổn đinh, TSBĐ có tính thanh khoản thấp…. thì biện pháp tốt nhất để ngăn ngừa rủi ro xảy ra là né tránh rủi ro này bằng cách từ chối cấp tín dụng.

Ngoài ra, để né tránh rủi ro phát sinh từ nguồn trả nợ không báo đảm của khách hàng, ngân hàng thường hạn chế cho vay đối với khách hàng có nguồn thu nhập chủ yếu từ những ngành nghề, lĩnh vực hoạt động chứa nhiều rủi ro như bất động sản, nông nghiệp ….

b. Ngăn ngừa rủi ro

Ngăn ngừa RRTD là việc ngân hàng sử dụng những biện pháp nhằm giảm khả năng xảy ra RRTD bằng cách loại bỏ hoặc hạn chế tối đa những nguyên nhân gây ra rủi ro, đối với những khoản cho vay mà có thể xác định được yếu tố rủi ro nhưng tần suất xảy ra rủi ro không cao và có thể khắc phục bằng nhiều biện pháp được thì ngân hàng có thể xem xét, cân nhắc cho vay, chẳng hạn:

- Thực hiện đúng quy trình tín dụng: Việc thực hiện theo đúng quy trình,

quy định tín dụng giúp CBTĐ phát hiện ra những biểu hiện và kiểm soát được những nguyên nhân dẫn đến rủi ro cao cho ngân hàng.

- Phân thẩm quyền phê duyệt tín dụng: đưa ra hạn mức thẩm quyền thẩm định và phê duyệt đối với từng cấp bậc lãnh đạo, chức vụ và kinh nghiệm công tác. Những cán bộ công tác trong thời gian dài có kinh nghiệm trong việc nhận diện và đo lường rủi ro hơn nên sẽ được thẩm định những nhu cầu vay lớn hơn để ngăn ngừa RRTD. Về thẩm quyền phê duyệt, từng cấp bậc lãnh đạo sẽ có thẩm quyền phê duyệt, quyết định những hồ sơ có nhu cầu vay vốn khác nhau phù hợp với năng lực chuyên môn và tránh việc các cấp lãnh đạo trực tiếp lợi dụng chức quyền hoặc vì để đạt chỉ tiêu kinh doanh mà bỏ qua vấn đề an toàn tín dụng.

- Đảm bảo kiểm tra, thẩm định khách hàng và kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn của khách hàng trước, trong và sau cho vay để ngăn ngừa trường hợp khách hàng sử dụng vốn không đúng mục đích, nguồn thu nhập chính của khách hàng bị thay đổi, sụt giảm….để có những phương án xử lý kịp thời trước khi RRTD xảy ra.

c. Giảm thiểu tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra

Giảm thiểu tổn thất do RRTD gây ra là những biện pháp làm giảm những tổn thất, thiệt hại cho ngân hàng nếu RRTD xảy ra. Một số biện pháp thường được các NHTM áp dụng để giảm thiểu tổn thất do RRTD gây ra là:

- Chú trọng thực hiện cho vay có đảm bảo bằng tài sản: Tài sản bảo đảm được xem là nguồn thu hồi nợ thứ hai của ngân hàng trong những trường hợp khách hàng không có khả năng trả nợ. Bên cạnh đó, nhận TSBĐ cũng là biện pháp nâng cao trách nhiệm của khách hàng trong việc trả nợ. Tài sản phải đảm bảo tính thanh khoản và giá trị tài sản đủ đảm bảo cho dư nợ vay. Thông thường tổng giới hạn cấp tín dụng của khách hàng sẽ thấp hơn giá trị của TSBĐ, tránh trường hợp giá trị tài sản bị sụt giảm tại thời điểm xử lý. Giá trị

tài sản phải được định giá bởi bộ phận chuyên môn của ngân hàng hoặc công ty thẩm định giá độc lập theo chỉ định của ngân hàng, một số ngân hàng còn thành lập công ty định giá và quản lý tài sản hoạt động như một công ty con của ngân hàng. TSBĐ phải được tái thẩm định và định giá định kì hằng năm đối với bất động sản hoặc hàng quý đối với động sản, nhằm phát hiện kịp thời sự thay đổi về chất lượng, kết cấu cũng như giá trị của tài sản và có những biện pháp khắc phục kịp thời.

- Trích lập dự phòng RRTD: Trích lập dự phòng RRTD là quy định bắt buộc của NHNN, đồng thời cũng giúp ngân hàng chủ động nguồn vốn để bù đắp tổn thất khi RRTD xảy ra, tránh trường hợp tài sản của ngân hàng bị sụt giảm đột ngột. Theo quy định của điều 3 Thông tư 02/2013/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, mức trích lập dự phòng cụ thể của các nhóm nợ từ 1 đến 5 lần lượt là 0%, 5%, 20%, 50%, 100% và theo quy định của điều 13 của Thông tư này quy định mức dự phòng chung cho các khoản vay từ nhóm 1 đến nhóm 4 là 0,75%.

Những quy định về mức trích lập dự phòng RRTD này giúp các ngân hàng giảm thiểu, hạn chế sự thay đổi đột ngột về tài chính khi rủi ro xảy ra.

d. Chuyển giao rủi ro

Chuyển giao rủi ro là các biện pháp ngân hàng thực hiện nhằm chuyển giao sự bất định của dòng tiền do RRTD cho các đối tượng khác chấp nhận sự không chắc chắn của rủi ro này như công ty bảo hiểm, tổ chức kinh doanh rủi ro, các công ty chuyên mua bán nợ hoặc cho ngân sách nhà nước (Đối với các khoản cho vay theo chỉ định của Chính phủ). Ngoài ra, các ngân hàng có thể sử dụng các công cụ phái sinh hay chứng khoán hóa khoản vay. Một số biện pháp chuyển giao rủi ro mà các NHTM thường sử dụng hiện nay:

- Đề nghị khách hàng mua bảo hiểm: Hiện nay, các NHTM thường liên

kết với các công ty bảo hiểm để cung cấp các sản phẩm bảo hiểm phù hợp với từng khách hàng. Đối với những TSBĐ dễ xảy ra cháy nổ, sụt giảm giá trị nhanh chóng thì khách hàng sẽ được yêu cầu mua bảo hiểm tài sản cho tài sản thế chấp nhằm chuyển giao RRTD sang công ty bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm phát sinh. Bên cạnh đó, khách hàng còn được yêu cầu mua bảo hiểm tín dụng cho khoản vay đối với những khách hàng có mức độ rủi ro cao, khi sự kiện bảo hiểm xảy ra, thay vì phải sử dụng các nguồn trả nợ thứ cấp thì công ty bảo hiểm sẽ thanh toán nợ vay thay khách hàng.

- Bán nợ xấu: Theo Nghị định 69/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ, mua bán nợ là việc bên bán nợ chuyển giao một phần hoặc toàn bộ quyền đòi nợ và các quyền khác liên quan đến khoản nợ cho bên mua nợ và bên mua nợ trả tiền cho bên bán nợ. Đây là một biện pháp nhằm chuyển giao sự không chắc chắn về dòng tiền thu được cho công ty mua bán nợ để thu về sự chắc chắn trong trường hợp ngân hàng phát hiện khoản vay có dấu hiệu RRTD cao.

e. Phân tán rủi ro

Phân tán rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng là việc thực hiện các biện pháp nhằm giảm rủi ro đặc thù của toàn danh mục bằng cách tận dụng tương quan nghịch giữa các khoản mục trong toàn danh mục để giải quyết sự bất định của toàn danh mục, hạn chế rủi ro đặc thù, qua đó giúp phân tán RRTD khi xuất hiện những biến động gây ảnh hưởng xấu đến một lĩnh vực.

Một phần của tài liệu Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh đà nẵng (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)