Các tiêu chí phản ánh kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho

Một phần của tài liệu Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh đà nẵng (Trang 38 - 45)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2. KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2.3. Các tiêu chí phản ánh kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho

a. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay tiêu dùng

Theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN của NHNN Việt Nam ngày 21 tháng 01 năm 2013 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt

động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, nợ xấu là nợ được phân loại vào nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn).

Tỷ lệ nợ xấu =

x 100%

Đây là chỉ tiêu quan trọng phản ánh kết quả hoạt động kiểm soát RRTD trong cho vay tiêu dùng tại NHTM. Chỉ tiêu này cho thấy tình hình nợ xấu của ngân hàng tại một thời điểm, sự biến động nợ xấu của ngân hàng từ đó đưa ra biện pháp để kiểm soát RRTD.

b. Sự thay đổi cơ cấu các nhóm nợ trong dư nợ cho vay tiêu dùng Bên cạnh “Tỷ lệ nợ xấu”, sự thay đổi cơ cấu các nhóm nợ trong cho vay tiêu dùng phản ánh rõ hơn sự tăng giảm của các nhóm nợ. Mỗi nhóm nợ có rủi ro khác nhau, ngân hàng nào có tỷ lệ nợ nhóm 1 cao hơn thể hiện chất lượng kiểm soát RRTD tốt hơn, với cùng một mức nợ xấu nhưng ngân hàng nào có tỷ lệ nợ nhóm 3 cao hơn tỷ lệ nợ nhóm 5 sẽ có RRTD thấp hơn ngân hàng có nợ nhóm 5 chiếm tỷ trọng cao. Do đó, kết hợp giữa đánh giá tỷ lệ nợ xấu và cơ cấu các nhóm nợ sẽ cho ra cái nhìn tổng quan hơn về công tác kiểm soát RRTD của ngân hàng.

c. Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể trong cho vay tiêu dùng

Thông tư số 02/2013/TT-NHNN của NHNN Việt Nam quy định cụ thể Số tiền dự phòng cụ thể phải trích đối với từng khách hàng như sau:

R = max [0, ( A – C )] x r.

Trong đó:

R: Số tiền dự phòng cụ thể phải trích A: Giá trị của khoản nợ

C: Giá trị tài sản đảm bảo

r: Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể

 Nợ nhóm 1: r = 0% ;

 Nợ nhóm 2: r = 5% ;

 Nợ nhóm 3: r = 20 % ;

 Nợ nhóm 4: r = 50% ;

 Nợ nhóm 5: r = 100%.

Mức trích lập dự phòng cụ thể thể hiện mức độ RRTD trên cơ sở phân loại nợ theo mức độ rủi ro. Nếu dự phòng RRTD cụ thể cao tức là tỷ lệ nợ xấu cũng cao và ngược lại. Đồng thời chỉ tiêu này cũng thể hiện tình hình bảo đảm nợ vay, chất lượng TSBĐ khoản vay của các NHTM.

d. Tỷ lệ xóa nợ ròng trong cho vay tiêu dùng

Tỷ lệ xóa nợ ròng =

x 100%

Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ giá trị nợ nhóm 5 được ngân hàng sử dụng nguồn trích lập dự phòng RRTD để xóa nợ. Chỉ tiêu này thể hiện mức độ rủi ro rõ ràng hơn do phản ánh mức tổn thất mà ngân hàng phải gánh chịu. Như vậy nếu một NHTM có tỷ lệ xóa nợ cao chứng tỏ chất lượng tín dụng không tốt.

1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại

a. Các nhân tố bên trong ngân hàng

- Chính sách tín dụng: là các quy định, chính sách của ngân hàng trong hoạt động tín dụng, đây được xem là một trong những định hướng quan trọng nhất trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng. Chính sách tín dụng trong cho vay tiêu dùng có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng, tạo ra một khung hướng dẫn tổng quát giúp cán bộ tín dụng và cấp quản lý định hướng để ra các quyết định tín dụng.

- Năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ và lãnh

đạo làm công tác tín dụng: Không thể phủ nhận công tác thẩm định tín dụng có tính chất khá phức tạp, đòi hỏi CBTĐ phải có kiến thức chuyên môn tốt, am hiểu nghiệp vụ, khả năng tổng hợp, phân tích, phán đoán và nhận diện khách hàng để đưa ra các quyết định hợp lý, chính xác, tránh việc lựa chọn nhầm khách hàng. Chính vì vậy, năng lực chuyên môn của CBTĐ ảnh hướng rất nhiều đến chất lượng kiểm soát RRTD của ngân hàng. Ngoài ra, đạo đức nghề nghiệp cũng là một yêu cầu rất quan trọng đối với cán bộ làm công tác tín dụng, có thể nói là còn quan trọng hơn năng lực của cán bộ; phần lớn các tổn thất lớn của các NHTM gần đây đều xuất phát từ vấn đề đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng, điển hình như các trường hợp cán bộ tín dụng gian lận trong khâu nhận và thẩm định, làm giả hồ sơ khách hàng, lừa gạt khách hàng hay kết hợp với khách hàng chiếm dụng vốn của ngân hàng, gây ra RRTD, rủi ro vỡ nợ, làm giảm chất lượng công tác kiểm soát RRTD.

- Năng lực quản lý và ra quyết định của cấp có thẩm quyền: Cấp thẩm quyền hay cấp phê duyệt cuối cùng là người có quyền quyết định việc cấp tín dụng cho khách hàng và cấp hạn mức tín dụng bao nhiêu. Năng lực quản trị, kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn cũng như kỹ năng phân tích thông tin của những cấp thẩm quyền rất quan trọng, họ phải có khả năng phán đoán và lường trước những tình huống có thể xảy ra rủi ro, phát hiện kịp thời những lỗ hổng, sai sót của cán bộ tín dụng và đưa ra hướng xử lý phù hợp. Một người lãnh đạo tốt sẽ đào tạo ra những cán bộ giỏi và ngược lại, nếu một người lãnh đạo thiếu năng lực thì sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc phát hiện và giải quyết những thiếu sót, sai phạm của cán bộ, dễ bị cán bộ lợi dụng hay “qua mặt” gây ra những vấn đề về rủi ro đạo đức. Do đó, năng lực của cấp thẩm quyền cũng là một nhân tố quan trọng trong công tác kiểm soát và hạn chế RRTD.

b. Các nhân tố bên ngoài

- Môi trường kinh tế- Chính trị: Các chính sách kinh tế của nhà nước chằng hạn chính sách tiền tệ, chính sách về đất đai, thuế, …. có tác động mạnh mẽ đến sự ổn định và tăng trưởng của các thành phần kinh tế, nó có thể tác động theo nhiều chiều hướng khác nhau. Tình hình lạm phát, lãi suất, tỷ giá, thất nghiệp... gắn liền hoạt động ngân hàng. Trong nền kinh tế phát triển, ổn định thì nhu cầu vay vốn tiêu dùng của người dân cao hơn, thu nhập ổn định hơn và khả năng thanh toán nợ vay cũng đảm bảo hơn. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, thu nhập của người tiêu dùng không ổn định, nhu cầu vay vốn để tiêu dùng cũng giảm đi, khả năng thanh toán gốc và lãi vay cũng khó khăn hơn. Tương tự, tình hình kinh doanh của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng bởi tình hình chính trị. Trong một nền chính trị ổn định, các thành phần kinh tế an tâm hoạt động, được hỗ trợ, tạo điều kiện phát triển sản xuất, thu nhập của người lao động tăng; ngược lại, trong môi trường chính trị không ổn định, hoạt động sản xuất, kinh doanh bị đình trệ,…tác động trực tiếp đến thu nhập và khả năng trả nợ của người dân. Như vậy, tình hình Kinh tế - chính trị cũng có tác động mạnh đến công tác kiểm soát RRTD của NHTM.

- Các yếu tố thuộc về chủ quan của khách hàng: Đầu tiên phải kể đến là các yếu tố về công việc, các vấn đề liên quan đến nguồn trả nợ của khách hàng,… các yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến việc khách hàng có thanh toán nợ vay cho ngân hàng đầy đủ và đúng hạn hay không. Thứ hai là về thiện chí, các vấn đề liên quan đến đạo đức của khách hàng trong việc thanh toán nợ vay, nếu khách hàng không hợp tác với ngân hàng, tự giác trả nợ vay thì ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong công tác kiểm soát RRTD.

- Sự cạnh tranh giữa các NHTM: Ngày nay, cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng gay gắt, kế hoạch tăng trưởng kinh doanh ngày càng cao,

dẫn đến một số trường hợp ngân hàng nới lỏng điều kiện vay vốn để đáp ứng nhu cầu khách hàng hay chấp nhận cho vay những đối tượng có mức độ rủi ro cao nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng. Chính vì vậy, RRTD sẽ phát sinh do việc lựa chọn, sàng lọc khách hàng không được kỹ lưỡng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Như vậy, chương 1 tác giả đã trình bày những vấn đề về lý luận cơ bản về hoạt động cho vay tiêu dùng, RRTD trong cho vay tiêu dùng, kiểm soát RRTD trong cho vay tiêu dùng của NHTM, các tiêu chí đánh giá kết quả kiểm soát RRTD trong cho vay tiêu dùng của NHTM, cùng những nhân tố ảnh hưởng công tác kiểm soát RRTD trong cho vay tiêu dùng. Đây là cơ sở quan trọng để tác giả phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động kiểm soát RRTD trong cho vay tiêu dùng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam- Chi nhánh Đà Nẵng trong chương 2.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh đà nẵng (Trang 38 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)