Kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh đà nẵng (Trang 80 - 85)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG

2.2.3. Kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng

a. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay tiêu dùng

Qua bảng số liệu dưới đây, có thể thấy được là tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh luôn được kiểm soát ở mức thấp và nằm trong mức chỉ tiêu giới hạn của VCB.

Nợ nhóm 1 luôn ở mức cao, chiếm trên 97% trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng. Tổng nợ xấu của chi nhánh chỉ giới hạn ở mức 5-6 tỷ đồng, trong đó, nợ nhóm 3 là chủ yếu; còn nợ nhóm 4 và nhóm 5 có giá trị khá thấp chỉ từ 1-2 tỷ đồng tương đương tỷ trọng 0,07% của dư nợ cho vay tiêu dùng, tập trung ở các khoản vay tín chấp. Điều này cho thấy chi nhánh kiểm soát nợ xấu khá tốt.

Năm 2016, tỷ lệ nợ nhóm 3 đến nhóm 5 của chi nhánh khá cao, chiếm

0,51% dư nợ cho vay tiêu dùng, nguyên nhân do một khoảng vay bị chuyển nợ nhóm 4 do giá trị TSBĐ khá cao nên việc xử lý tài sản mất khá nhiều thời gian. Tuy nhiên món vay này đã được xử lý vào năm 2017 và giảm tỷ lệ nợ xấu xuống còn 0,3% vào năm này, trong đó không có nợ nhóm 5. Đến năm 2018, tỷ lệ này giảm xuống thấp, chỉ chiếm 0,17% trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng tương đương với 5 tỷ, giảm 0,13% so với năm 2017.

Bảng 2.12. Phân loại dư nợ cho vay tiêu dùng theo nhóm nợ trong năm 2016-2018

Đơn vị tính: Tỷ quy đồng

Chỉ tiêu

2016 2017 2018 Tốc độ tăng trưởng

2017/2016 2018/2017 Giá

trị

Tỉ trọng

%

Giá trị

Tỉ trọng

%

Giá trị

Tỉ trọng

% Giá trị

Tỉ trọng

%

Giá trị

Tỉ trọng

% Nợ nhóm 1 1.322 95,45% 1.967 97,18% 2.804 97,13% 645 48,97% 837 42,55%

Nợ nhóm 2 56 4,04% 51 2,52% 78 2,7% -5 -8,93% 27 52,94%

Nợ nhóm 3 3 0,22% 4 0,2% 3 0,1% 1 33,33% -1 -25%

Nợ nhóm 4 3 0,22% 2 0,1% 1 0,03% -1 -33,33% -1 -50%

Nợ nhóm 5 1 0,07% - - 1 0,03% -1 -100% 1 -

Tổng dư nợ cho

vay tiêu dùng 1.385 100% 2.024 100% 2.887 100% 639 863

(Nguồn: Báo cáo phân loại nợ của phòng Quản lý nợ các năm 2016-2018)

Như vây, bằng nhiều biện pháp, việc kiểm soát nợ xấu trong cho vay tiêu dùng của chi nhánh ngày càng tốt, dư nợ xấu số tuyệt đối và tỷ trọng nợ xấu trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng đều giảm dần qua các năm. Phần lớn các khoản nợ xấu đều được đảm bảo bằng tài sản có tính thanh khoản khá tốt nên không gây nhiều tổn thất cho chi nhánh, hầu như đều được thu hồi cả vốn và lãi vay.

b. Sự thay đổi cơ cấu các nhóm nợ trong dư nợ cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam- Chi nhánh Đà Nẵng

Qua số liệu của bảng 2.12, tổng dư nợ cho vay tiêu dùng của VCB Đà Nẵng trong các năm 2016-2018 đều được phân loại chủ yếu vào nợ nhóm 1, và tỷ trọng nhóm nợ này có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 2016, tỷ trọng nợ nhóm 1 là 95,45%, năm 2017 và 2018, tỷ trọng này tăng lên hơn 97%.

Nợ nhóm 2 chiếm tỷ trọng khá thấp trong những năm gần đây. Năm 2016, dư nợ được phân loại nợ nhóm 2 là 56 tỷ đồng, tương đương 4,04% của tổng dư nợ vay tiêu dùng, tỷ lệ này được đánh giá là khá thấp. Năm 2017, dư nợ nhóm 2 giảm còn 51 tỷ đồng và chiếm 2,52% dư nợ cho vay tiêu dùng năm này. Tuy nhiên, đến năm 2018 dư nhóm 2 lên đến 78 tỷ đồng mặc dù số tương đối không tăng nhiều nhưng đây cũng là một dấu hiệu rủi ro; trong số dư nợ nhóm 2 của năm này chủ yếu phát sinh từ nợ quá hạn tại các TCTD khác, phần lớn xuất phát từ việc theo dõi và thanh toán tiền chi tiêu thẻ của khách hàng.

Còn lại nợ nhóm 3-5 chiếm tỷ lệ rất thấp và không có sự biến động lớn về số tuyệt đối trong những năm gần đây, chiếm tỷ trọng cao vẫn là nợ nhóm 3. Tỷ trọng và dư nợ các nhóm nợ này luôn được kiểm soát ở mức thấp và giảm dần qua các năm. Năm 2016, tỷ trọng dư nợ các nhóm 3-5 chiếm 0,51%

tổng dư nợ cho vay tiêu dùng của chi nhánh. Tỷ trọng này giảm xuống còn

0,3% vào năm 2017 và 0,17% vào năm 2018. Mức tỷ trọng này luôn thấp hơn mức kế hoạch mà trụ sở chính giao cho chi nhánh. Đây là một điểm tích cực trong việc kiểm soát RRTD của chi nhánh.

c. Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam- Chi nhánh Đà Nẵng

Theo bảng số liệu dưới đây, tổng số trích lập dự phòng xử lý rủi ro của chi nhánh tăng dần qua các năm. Sự thay đổi này chủ yếu do số tiền trích lập dự phòng chung tăng. Theo quy định số 02/2013/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định tỷ lệ trích lập tự phòng chung cho các khoản cấp tín dụng của Ngân hàng là 0,75% đối với các khoản vay được phân loại nhóm 1 đến nhóm 4, do đó cùng với sự tăng trưởng dư nợ nhóm 1 của chi nhánh qua các năm này thì số tiền trích lập dự phòng chung cũng tăng theo.

Bảng 2.13. Tỉ lệ trích lập dự phòng rủi ro trong cho vay tiêu dùng tại VCB Đà Nẵng trong những năm 2016-2018

Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Dư nợ cho vay tiêu dùng 1.385 2.024 2.887

Trích lập dự phòng trong năm 13,21 16,57 22,8

Tỉ lệ trích lập dự phòng/

tổng dư nợ 0,95% 0,82% 0,9%

+ Trích lập dự phòng chung 8,15 12,24 17,2

+Trích lập dự phòng cụ thể 5,06 4,33 5,6

Tỉ lệ trích lập dự phòng cụ thể/tổng

dư nợ cho vay tiêu dùng 0,36% 0,21% 0,19%

(Nguồn: Báo cáo trích lập dự phòng tại Chi nhánh của phòng Quản lý nợ các năm 2016-2018) Trong khi đó, số tiền trích lập dự phòng cụ thể lại có nhiều biến động.

Năm 2016, trích lập dự phòng cụ thể khá cao, đến 5,06 tỷ, do dư nợ nhóm 2

và nhóm 4 của chi nhánh trong năm này khá cao. Đến năm 2017, dư nợ nhóm 2 giảm đồng thời chi nhánh không có dư nợ nhóm 5 nên số tiền trích lập dự phòng cụ thể trong năm này chỉ 4,33 tỷ, giảm 0,73 tỷ so với năm 2016. Tuy nhiên, đến năm 2018, do nợ nhóm 2 trong cho vay tiêu dùng tăng cao đồng thời phát sinh nợ nhóm 5 nên trích lập dự phòng rủi ro cụ thể tăng cao, đến 5,6 tỷ, cao hơn so với năm 2017 là 1,27 tỷ đồng. Bên cạnh đó, TSBĐ của các khoản vay tiêu dùng tại VCB chủ yếu là bất động sản nên mức độ khấu hao không cao, loại trừ đi các yếu tố thị trường khác thì giá trị tài sản không biến động nhiều, vì vậy sự biến động về số trích lập dự phòng qua các năm chủ yếu phụ thuộc vào phân loại nợ của các khoản vay.

Một dấu hiệu tích cực cho chi nhánh là tỷ lệ dự phòng RRTD trong cho vay tiêu dùng của chi nhánh đang giảm dần, chứng tỏ dư nợ của các nhóm nợ xấu đang giảm dần, việc kiểm soát RRTD của chi nhánh đang đem lại kết quả khả quan.

Qua việc phân tích các tiêu chí trên, có thể thấy công tác kiểm soát RRTD tại chi nhánh đang được thực hiện khá tốt, các biện pháp đã và đang đem lại kết quả, chất lượng của các khoản cho vay tiêu dùng được nâng cao.

Một phần của tài liệu Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh đà nẵng (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)