CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG
2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam –
a.Sơ đồ tổ chức
Hiện nay, Trụ sở hoạt động của chi nhánh được đặt tại địa chỉ 140-142 Lê Lợi, phường Hải Châu I, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh gồm có Ban lãnh đạo và 8 phòng ban nghiệp vụ tại trụ sở cùng với 6 phòng giao dịch phân bổ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Mạng lưới các phòng giao dịch phân bố rộng rãi trên địa bàn Đà Nẵng đã đáp ứng được nhu cầu của số lượng lớn của khách hàng trên khắp thành
phố, tạo thuận tiện cho khách hàng tại từng khu vực một cách nhanh chóng và kịp thời.
b. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban
Phòng khách hàng doanh nghiệp: là bộ phận trực tiếp giao dịch với các khách hàng doanh nghiệp lớn. Cụ thể chăm sóc các khách hàng hiện tại; tìm kiếm, phát triển khách hàng; cung cấp các dịch vụ, sản phẩm đến các khách hàng bán buôn; thực hiện các chức năng, nghiệp vụ liên quan đến hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp FDI theo định hướng của VCB trong từng giai đoạn; đề xuất, tham mưu xây dựng các chương trình chăm sóc khách hàng.
Phòng Khách hàng Bán lẻ: là phòng trực tiếp giao dịch, tư vấn và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng SMEs; và KHCN, hộ gia đình. Nhiệm vụ chính là chăm sóc các khách hàng bán lẻ hiện tại, phát triển khách hàng tiềm năng; tiếp cận, tư vấn, bán và cung cấp tất cả sản phẩm, dịch
Khối Kinh Doanh
Khối quản lý rủi ro
Phòng Kinh doanh
dịch vụ thẻ Phòng Khách
hàng bán lẻ
Phòng Dịch vụ khách hàng Phòng Khách
hàng doanh
nghiệp
Phòng Quản lý nợ
Khối tác nghiệp
Các
Phòng giao dịch
Khối hỗ trợ
Phòng Ngân quỹ
Phòng Kế toán Phòng Hành chính- Nhân sự Ban Giám Đốc
vụ phù hợp với khách hàng SMEs và KHCN, hộ gia đình. Trực tiếp đề xuất xây dựng, tham mưu và hợp tác với các bộ phận liên quan các chương trình chăm sóc khách hàng bán lẻ.
Phòng dịch vụ khách hàng: là bộ phận trực tiếp tác nghiệp trên hệ thống, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tài khoản của khách hàng, ngân hàng điện tử, giải quyết các nhu cầu của khách hàng liên quan đến hoạt động thanh toán, nộp, rút tiền mặt,....của cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước; huy động vốn có kỳ hạn và không kỳ hạn của khách hàng, bán chéo các sản phẩm, dịch vụ khác.
Phòng kinh doanh dịch vụ thẻ: là bộ phận thực hiện các chức năng, nghiệp vụ về thẻ, máy ATM, máy POS; bao gồm: hoạt động tư vấn tiếp thị, chào bán, marketing các sản phẩm thẻ, máy POS và các chương trình liên quan, thực hiện nghiệp vụ phát hành thẻ, lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng các máy POS tại đơn vị chấp nhận thẻ, quản lý hoạt động của các máy ATM.
Phòng quản lý nợ: là bộ phận có nhiệm vụ quản lý việc cấp tín dụng và trực tiếp tác nghiệp trên hệ thống như mở hợp đồng vay và tài khoản vay, cập nhật dữ liệu trên hệ thống; kiểm tra hồ sơ vay, lưu giữ và quản lý hồ sơ tín dụng,....Quản lý rủi ro tác nghiệp, đảm bảo các khoản cấp tín dụng khi giải ngân đều phải tuân thủ đúng quy định, quy trình. Phòng quản lý nợ còn thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến thanh toán xuất nhập khẩu, phát hành thư bảo lãnh.
* Phòng kế toán: là bộ phận thực hiện các nghiệp vụ và công việc liên quan đến hoạt động tài chính nội bộ của chi nhánh. Phòng kế toán còn thực hiện các chức năng về quản lý hoạt động mua bán ngoại tệ; thực hiện báo cáo tổng hợp: các báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu; tổng hợp các số liệu tình hình hoạt động kinh doanh, phân tích, báo cáo, cung cấp số liệu cụ thể về hoạt động hàng quý, hàng năm của chi nhánh.
* Phòng ngân quỹ: là bộ phân trực tiếp thu chi tiền mặt với khách hàng đối với các khoản tiền trên 70 triệu, quản lý quỹ tiền mặt, quản lý an toàn kho quỹ theo quy định của NHNN và VCB, tiếp quỹ đầu ngày và đột xuất, thu tiền và kiểm soát lượng tiền tại các phòng giao dịch, các cây ATM trên địa bàn thành phố. Bên cạnh đó, phòng ngân quỹ còn trực tiếp quản lý hồ sơ gốc về TSBĐ của khách hàng.
* Phòng hành chính nhân sự: là bộ phận nghiệp vụ đảm nhiệm công tác tổ chức và đào tạo cán bộ tại chi nhánh theo chủ trương của nhà nước và quy định của VCB. Thực hiện công tác quản lý, tổ chức hành chính phục vụ cho các hoạt động tại chi nhánh, đảm bảo hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác của chi nhánh được diễn ra suôn sẻ.
* Các phòng giao dịch: là các phòng thực hiện hầu hết các chức năng, nghiệp vụ của chi nhánh, được xem như là mô hình thu nhỏ của chi nhánh, thuộc sự quản lý của chi nhánh. Về hoạt động cấp tín dụng, các phòng giao dịch chỉ thực hiện cho vay KHCN và khách hàng SMEs.