Nguồn thông tin phục vụ phân tích BCTC khách hàng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng TMCP đông á chi nhánh đà nẵng (Trang 27 - 30)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ CÔNG TÁC VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÂN TÍCH BCTC DOANH NGHIỆP

1.2.3. Nguồn thông tin phục vụ phân tích BCTC khách hàng

 BCĐKT là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị của tài sản mà doanh nghiệp hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán thì người đánh giá có thể nhận xét và đánh giá khái quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp là như thế nào. Thời điểm đánh giá thường là vào cuối tháng, cuối quý hoặc cuối năm.

 BCĐKT phản ánh hai nội dung cơ bản là nguồn vốn và tài sản. Trong đó, thông tin về sử dụng vốn nhƣ thế nào trong doanh nghiệp đƣợc thể hiện

qua số liệu bên phần tài sản và thông tin về tình hình huy động vốn của doanh nghiệp nhƣ thế nào đƣợc thể hiện qua số liệu bên nguồn vốn.

 Về bên phía tài sản: Các khoản mục tài sản đƣợc trình bày theo khả năng chuyển hóa thành tiền giảm dần, có nghĩa là những tài sản nào có mức độ thanh khoản cao nhất sẽ được sắp xếp trước. Như vậy, những tài sản ngắn hạn sẽ được sắp xếp trước trong bảng cân đối kế toán rồi đến tài sản dài hạn sắp xếp sau. Về mặt pháp lý, số liệu bên phần tài sản sẽ thể hiện những nguồn lực kinh tế thuộc quyền kiểm soát của doanh nghiệp, sử dụng lâu dài và gắn với mục đích thu đƣợc các khoản lợi nhuận cho doanh nghiệp đó. Về mặt kinh tế, số liệu bên phần tài sản của Bảng cân đối kế toán thể hiện quy mô và kết cấu các loại tài sản của doanh nghiệp hiện có tại thời điểm lập báo cáo thuộc quyền quản lý, sử dụng của doanh nghiệp, năng lực và trình độ sử dụng tài sản.

 Về bên phía nguồn vốn: Các khoản mục nguồn vốn đƣợc trình bày theo thứ tự về mức độ chịu trách nhiệm phải thanh toán mà doanh nghiệp sẽ thực hiện nghĩa vụ đối với các bên liên quan theo thứ tự giảm dần. Nhƣ vậy, các khoản nợ sẽ được sắp xếp trước rồi sau đó đến vốn chủ sở hữu. Về mặt pháp lý, số liệu bên phần nguồn vốn sẽ thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với các bên liên quan nhƣ trách nhiệm đối với cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, đối với Nhà nước, đối với các chủ nợ, và các bên liên quan khác về tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng phục vụ vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Về mặt kinh tế, số liệu bên phần nguồn vốn sẽ thể hiện các nguồn mà doanh nghiệp đang sử dụng trong kỳ kinh doanh, kết cấu của từng loại nguồn vốn và quy mô của từng nguồn là nhƣ thế nào. Bên cạnh đó, số liệu về phía nguồn vốn sẽ cho biết về tình hình nguồn tài trợ cũng nhƣ cơ cấu tài trợ của doanh nghiệp, từ đó, cho thấy mức độ phụ thuộc tài chính mà doanh nghiệp đang phải phụ thuộc vào nguốn vốn

bên ngoài. Hay nói cách khác, thể hiện khả năng huy động vốn của doanh nghiệp từ các nguồn bên ngoài phục vụ vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là nhƣ thế nào và mức độ tự chủ về tài chính của doanh nghiệp đó ra saoBCĐKT có vai trò quan trọng giúp cho nhà phân tích có thể đánh giá một cách khái quát về tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ sử dụng vốn ở một thời điểm nhất định, những triển vọng kinh tế tài chính của doanh nghiệp, tình trạng về cân đối tài chính của chính doanh nghiệp đó. Qua đó, giúp nhà phân tích đƣa ra quyết định phù hợp.

b. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (BC KQHĐKD)

 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, cung cấp thông tin tổng quát về tình hình, kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp trong một thời kỳ, thường là một năm và tình hình, kết quả theo từng hoạt động kinh doanh chính nhƣ hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, hoạt động tài chính và kết quả khác. Nói cách khác báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là phương tiện trình bày thực trạng hoạt động kinh doanh của doannh nghiệp và về khả năng sinh lời. (Trần Đình Khôi Nguyên, 2010).

 Báo cáo kết quả kinh doanh cung cấp thông tin về doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong một kì hoạt động của doanh nghiệp. Căn cứ vào BCKQHĐKD, nhà phân tích có thể đánh giá về kết quả và hiệu quả hoạt động sau mỗi thời kì, so sánh với kỳ trước và so sánh với doanh nghiệp khác, trên cơ sở đó dự báo về tương lai của doanh nghiệp.

c. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (BCLCTT)

 BCLCTT là báo cáo tài chính phản ánh các khoản thu và chi tiền trong kỳ của doanh nghiệp theo từng nhóm là hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Có hai phương pháp để lập BCLCTT là phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp. Doanh nghiệp trình bày BCLCTT tùy theo cách thức nào cho phù hợp với đặc điểm kinh doanh của mình.

 Mục đích của BCLCTT nhằm trình bày cho người sử dụng những thông tin về luồng vào, ra của tiền và những khoản đầu tƣ ngắn hạn có tính lưu động cao, có thể nhanh chóng và sẵn sàng chuyển đổi thành một khoản tiền của doanh nghiệp đƣợc sinh ra bằng cách nào và doanh nghiệp đã sử dụng chúng ra sao trong kỳ báo cáo. Từ đó, người phân tích sẽ có những thông tin đánh giá được ảnh hưởng của các nội dung trong BCLCTT đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, cũng nhƣ đánh giá mối quan hệ giữa các nội dung, các hoạt động trong doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất.

d. Thuyết minh báo cáo tài chính

 Thuyết minh báo cáo tài chính nhằm mục đích bổ sung và giải thích thêm một số thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phân tích trong kỳ báo cáo chƣa đƣợc trình bày trong những báo cáo trên. Từ đó, thuyết minh báo cáo tài chính sẽ cụ thể hóa và phân tích, đánh giá tình hình biến động của một số chỉ tiêu kinh tế, tài chính tổng hợp trong bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, thuyết minh báo cáo tài chính cũng trình bày rõ các chính sách và chế độ kế toán mà doanh nghiệp đang áp dụng.

 Mỗi báo cáo tài chính sẽ có vai trò khác nhau cung cấp thông tin cho người phân tích, tuy nhiên các BCTC trong doanh nghiệp đều có mối quan hệ mật thiết với nhau, mỗi sự thay đổi của một chỉ tiêu trong báo cáo này trực tiếp hay gián tiếp đều ảnh hưởng đến các báo cáo kia. Chính vì thế, người phân tích cần tổng hợp và phân tích dựa trên mối quan hệ giữa các báo cáo để từ đó có cái nhìn tổng quan hơn và đánh giá đối tƣợng chính xác theo mục tiêu phân tích của họ.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng TMCP đông á chi nhánh đà nẵng (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)