Hoàn thiện công tác thu thập thông tin

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng TMCP đông á chi nhánh đà nẵng (Trang 87 - 105)

CHƯƠNG 3. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH BCTC DOANH NGHIỆP VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG ĐÔNG Á CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH

3.2.1. Hoàn thiện công tác thu thập thông tin

a. Tăng cường việc tìm hiểu tiếp xúc ban đầu khách hàng

Khi thu thập và khai thác thông tin đầy đủ và chính xác về đối tƣợng vay vốn sẽ giúp cho Ngân hàng có sự đánh giá tổng quan về khách hàng. Đặc biệt,

thông tin tiếp xúc ban đầu đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Đa phần thì khách hàng thường cung cấp hạn chế các thông tin và là các thông tin tốt, có lợi cho chính Doanh nghiệp họ, vì thế mà CBTD cần tăng cường việc tìm kiếm thông tin thông qua nhiều nguồn khác nhau, khai thác và thu thập có chọn lọc thông tin khách hàng tại thời điểm tiếp xúc ban đầu.

Bên cạnh việc tiếp xúc, CBTD phải đi quan sát thực tế tình hình kinh doanh, điều tra phỏng vấn những người đang làm việc bên trong cũng như nguồn thông tin từ những người bên ngoài như nhà cung cấp, khách hàng, các đối thủ canh tranh trên thị trường, … để từ đó có thể lượng hóa độ chính xác của thông tin Doanh nghiệp cung cấp cho Ngân hàng cũng nhƣ giúp CBTD ngân hàng có cái nhìn tổng quan để tiến hành phân tích BCTC đƣợc chính xác hơn, độ tin cậy của thông tin nhận đƣợc từ khách hàng đƣợc tốt hơn và bổ sung thêm những thông tin cần quan tâm khác.

b. Thu thập đầy đủ các báo cáo trong Báo cáo tài chính của doanh nghiệp vay vốn

Đa phần các doanh nghiệp đều chỉ cung cấp hai loại chính đó là BCĐKT và BCHĐKD. Điều này không phản ánh hết đƣợc tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng nhƣ hạn chế trong việc đánh giá tính thanh khoản và khả năng trả nợ của khách hàng. Chính vì thế, Ngân hàng cần tăng cường việc thu thập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp để cung cấp thông tin luồng tiền thực sự ra, vào trong doanh nghiệp trong cả kì, nó cho biết doanh nghiệp tạo ra tiền bằng cách nào và bằng hoạt động chủ yếu là hoạt động nào, doanh nghiệp đã chi tiền vào mục đích gì và việc sử dụng nó có hợp lý không.

Bên cạnh đó, các số liệu trung thực trên BCLCTT còn là cơ sở để đối chiếu, so sánh tính chính xác của các thông tin trên BCĐKT, BCKQHĐKD.

Điều này giúp giám sát đƣợc khoản vay trở nên dễ dàng hơn.

Ngoài ra, CBTD còn phải thu thập thuyết minh BCTC hoặc các báo cáo kế toán nội bộ (nếu có) để hệ thống chỉ tiêu phân tích đƣợc đầy đủ hơn, đồng thời khắc phục tính tổng hợp của số liệu thể hiện trên bảng cân đối kế toán và báo cáo KQHĐKD.

c. Phát triển mạng lưới cộng tác viên tín dụng

Để công tác phân tích báo cáo tài chính của Ngân hàng đạt đƣợc chất lƣợng cao, đảm bảo độ tin cậy để có thể đƣa ra quyết định đúng đắn thì ngoài những số liệu từ những báo cáo thu thập đƣợc từ khách hàng thì Cán bộ tín dụng cần phải thực hiện tìm hiểu và kiểm tra thực tế. Vì vậy, nhằm hỗ trợ cho Chi nhánh trong việc thu thập và tìm kiếm thông tin khách hàng, cộng tác viên được tuyển chọn ngay tại địa phương có trách nhiệm thu thập và cung cấp thông tin về các khách hàng có nhu cầu vay vốn. Đây là kênh cung cấp thông tin tốt cho Ngân hàng trong công tác thu thập, kiểm tra, đối chiếu chính xác của các thông tin do khách hàng cung cấp.

d. Thu thập các thông tin về ngành nghề kinh doanh của Doanh nghiệp vay vốn

Bên cạnh công tác thu thập thông tin chất lƣợng về doanh nghiệp vay vốn thì Ngân hàng còn cần thực hiện việc thu thập các thông tin về ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp đó cũng nhƣ tình hình phát triển của ngành nghề này tại khu vực mà doanh nghiệp đang hoạt động thông qua các kênh thông tin khác nhau nhƣ từ các cơ quan hành chính sự nghiệp trên địa bàn, các thông tin đƣợc cập nhật trên các trang web, thông tin từ đối thủ cạnh tranh, từ nhà cung cấp, từ khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng trong tương lai, … để từ đó giúp Ngân hàng có được cái nhìn tổng quan về tình hình phát triển doanh nghiệp có thể đạt được trong tương lai, mục tiêu doanh nghiệp đặt ra có khả năng đạt đƣợc hay không để Ngân hàng có chính sách tài trợ cho phù hợp, giảm mức độ rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

e. Bổ sung các chứng từ khác nhằm cung cấp thêm thông tin về hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp

Để có thể thu thập và đánh giá tốt hơn về tình hình hoạt động của khách hàng vay vốn thì ngân hàng cần yêu cầu doanh nghiệp bổ sung thêm các chứng từ giao dịch hằng ngày khác nhƣ chứng từ giao dịch tài khoản ngân hàng để biết về dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, danh mục chi tiết về tài sản cố định, báo cáo chi tiết các khoản phải thu, phải trả để biết đƣợc những khách hàng lớn của doanh nghiệp cũng nhƣ tình hình quản lý tài chính của doanh nghiệp là nhƣ thế nào, uy tín của doanh nghiệp đối với nhà cung cấp, chi tiết hàng tồn kho, thu thập các hóa đơn, hợp đồng sắp thực hiện, …. Sau đó, CBTD có thể sử dụng những chứng từ này để đối chiếu với các thông tin trên BCTC doanh nghiệp cung cấp, từ đó đánh giá mức độ trung thực thông tin mà khách hàng đã cung cấp, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng và hạn chế những rủi ro trong quá trình phân tích BCTC của doanh nghiệp.

3.2.2. Xây dựng chỉ số trung bình ngành

 Hiện nay, tại Ngân hàng chỉ thực hiện phân tích BCTC của khách hàng vay vốn bằng biện pháp so sánh biến động các chỉ số cần phân tích giữa các năm với nhau. Tuy nhiên, ngân hàng còn rất hạn chế sử dụng so sánh các chỉ số của khách hàng vay vốn so với chỉ số trung bình ngành, vì vậy, ngân hàng chỉ có thể đánh giá đƣợc kết quả hoạt động của doanh nghiệp một cách riêng lẻ, chỉ thấy đƣợc sự biến động lên xuống của doanh nghiệp qua các năm mà chƣa chỉ ra đƣợc tính hiệu quả so với các doanh nghiệp đang hoạt động trong cùng ngành và so với trung bình ngành là nhƣ thế nào. Chính vì vậy mà việc xây dựng một bảng các hệ số trung bình ngành là hết sức quan trọng đối với ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Đà Nẵng, từ đó phục vụ cho công tác phân tích của CBTD.

Bảng 3.1: Bảng chỉ tiêu trung bình ngành tham khảo

Nhóm ngành

Tổng nợ/

Tổng vốn

Tổng nợ/

VCSH

Thanh toán hiện hành

Thanh toán nhanh

LNTT/

DTT

LNST/

DTT ROA ROE

Bất động sản 63% 171% 131% 62% 15% 12% 3% 9%

Dịch vụ, du

lịch 39% 64% 183% 138% 7% 6% 6% 9%

Dƣợc phẩm,

y tế, hóa chất 56% 127% 143% 90% 6% 5% 7% 15%

Năng lƣợng,

điện, khí 63% 168% 117% 98% 8% 8% 4% 10%

Nhóm dầu

khí 50% 99% 160% 129% 7% 6% 7% 14%

Thực phẩm 49% 94% 171% 132% 15% 13% 14% 26%

Thương mại 65% 185% 125% 57% 4% 3% 8% 21%

Vật liệu xây

dựng 65% 184% 91% 50% 8% 7% 6% 17%

Xây dựng 67% 200% 140% 97% 8% 7% 5% 15%

Vận tải 51% 104% 133% 123% 8% 7% 5% 9%

(Nguồn: Cophieu68.com)

 Thực hiện so sánh các chỉ tiêu giữa công ty TNHH Lê Hoàng Phúc so với chỉ tiêu trung bình ngành xây dựng thông qua bảng số liệu cụ thể sau:

Bảng 3.2. Bảng so sánh các chỉ tiêu tài chính của Công ty TNHH Lê Hoàng Phúc với trung bình ngành xây dựng

Chỉ tiêu Ngành Năm 2015 Năm 2016

Tổng nợ/Tổng nguồn vốn 67% 92% 92%

Tổng nợ/ VCSH 200% 1.201% 1.171%

Thanh toán hiện hành 140% 102% 104%

Thanh toán nhanh 97% 76% 75%

LNST/ DTT 7% 0,374% 1,403%

ROA 5% 0,5% 1,4%

ROE 15% 4,64% 14,67%

 Qua bảng so sánh trên ta thấy hiện tại công ty TNHH Lê Hoàng Phúc có tỷ lệ nợ khá cao so với tài sản của doanh nghiệp hiện có và cao hơn so với trung bình ngành thông qua hai tỷ số tổng nợ/ tổng nguồn vốn và tỷ số tổng nợ/ vốn chủ sở hữu. Bên cạnh đó, so với ngành thì mặc dù công ty có hệ số thanh toán thấp hơn. Tuy nhiên thì chỉ số này của công ty cũng vẫn ở mức đảm bảo, thể hiện công ty đủ khả năng thanh toán cho các khoản nợ. Nhƣ vậy, thông qua kết quả so sánh các chỉ tiêu của công ty với chỉ tiêu trung bình ngành sẽ góp phần giúp CBTD có đƣợc cái nhìn tổng quan và đánh giá doanh nghiệp so với thị trường đang hoạt động đạt được kết quả như thế nào.

3.2.3. Bổ sung một số t số tài chính để phân tích

Các tỷ số khác mà Ngân hàng cần bổ sung thêm để phân tích nhƣ: Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (RE), khả năng thanh toán lãi vay, khả năng thanh toán tức thời, hệ số tài sản dài hạn trên vốn chủ sở hữu (Kts) và hệ số thích ứng dài hạn của TSCĐ (Ktu).

- Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (RE): CBTD có thể đánh giá đƣợc doanh nghiệp có sử dụng cơ cấu nguồn vốn hợp lý hay không. Khi áp dụng tỷ suất này, doanh nghiệp có thể biết đƣợc việc huy động từ vốn chủ sở hữu hay

từ nguồn vốn vay sẽ đem lại hiệu quả hơn bằng việc so sánh với lãi suất vay.

Nếu RE lớn hơn lãi suất vay thì doanh nghiệp nên tiếp nhận nguồn vốn vay và ngƣợc lại. Thông qua đó, CBTD có thể đánh giá đƣợc doanh nghiệp có sử dụng cơ cấu nguồn vốn hợp lý hay không?

RE Lợi nhuận sau thuế Chi phí lãi vay Tổng tài sản bình quân

 Tỷ số này của công ty TNHH Lê Hoàng Phúc trong năm 2015, 2016 lần lƣợt nhƣ sau:

Bảng 3.3. Phân tích tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (RE) của công ty TNHH Lê Hoàng Phúc

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016

1 Lợi nhuận sau thuế 43 159

2 Chi phí lãi 7 11

3 Tổng tài sản 12.048 13.780

4 RE (%) = (1+2)/3 0,42% 1,23%

 Đối với công ty TNHH MTV Lê Hoàng Phúc, khi phân tích chỉ số RE thì công ty có chỉ số RE (năm 2015, 2016) đều nhỏ hơn so với lãi suất vay, điều này cho thấy hiện nay công ty đang sử dụng nợ khá cao để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh thay vì dùng vốn chủ sở hữu.

- Khả năng thanh toán lãi vay: Để đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp, ngân hàng không chỉ kiểm tra lịch sử trả nợ của doanh nghiệp trên hệ thống CIC mà còn đánh giá thông qua chỉ tiêu khả năng thanh toán lãi vay.

Khả năng thanh toán lãi vay Lợi nhuận TT Chi phí lãi vay Chi phí lãi vay

 Lấy ví dụ của công ty TNHH Lê Hoàng Phúc, khả năng thanh toán lãi vay nhƣ sau:

Bảng 3.4. Phân tích chỉ tiêu khả năng thanh toán lãi vay của công ty TNHH Lê Hoàng Phúc

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016

1 Lợi nhuận trước thuế 63 198

2 Chi phí lãi vay 7 11

3 Khả năng thanh toán lãi vay = (1+2)/2 10 19

 Công ty Lê Hoàng Phúc có chi phí lãi vay tương đối thấp, vì thế qua Bảng 3.4 có thể thấy khả năng thanh toán lãi vay của công ty vẫn đảm bảo.

- Khả năng thanh toán tức thời: Thể hiện khả năng bù đắp nợ ngắn hạn bằng số tiền đang có của DN. Do tiền có tầm quan trọng đặc biệt quyết định tính thanh toán nên chỉ tiêu này đƣợc sử dụng nhằm đánh giá khắt khe khả năng thanh toán ngắn hạn của DN.

Hệ số thanh toán tức thời Tiền Nợ ngắn hạn

 Chỉ tiêu này của Công ty TNHH Lê Hoàng Phúc năm 2015 và 2016 lần lƣợt nhƣ sau:

Bảng 3.5. Bảng hệ số thanh toán tức thời của công ty Lê Hoàng Phúc Đơn vị tính: Triệu đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016

1 Tiền 4.895 5.662

2 Nợ ngắn hạn 10.103 11.671

3 Hệ số thanh toán tức thời = 1/2 0,4845 0,4851 - Hệ số tài sản dài hạn trên vốn chủ sở hữu (Kts): Hệ số này cho thấy mức ổn định của việc đầu tƣ tài sản bằng nguồn vốn chủ sở hữu, những khoản đầu tƣ vào TSCĐ có thể đƣợc tái tạo nhƣ mong muốn từ vốn chủ sở hữu vì

những khoản đầu tư như vậy thường cần một khoản thời gian dài để tái tạo.

Hệ số càng nhỏ càng an toàn, phản ánh sự chủ động định đoạt về tài sản của chủ đầu tƣ.

Kts=Tài sản dài hạn Vốn chủ sở hữu

- Hệ số thích ứng dài hạn của TSCĐ (Ktu : Hệ số này phản ánh việc sử dụng vốn hợp lý của chủ đầu tƣ, hệ số này không đƣợc vƣợt quá 100%.

Nếu hoạt động kinh doanh của DN vẫn ổn định, hệ số này càng nhỏ càng an toàn, nếu hệ số này > 100 cho thấy DN đã đầu tƣ tài sản dài hạn bằng những nguồn vốn có kỳ hạn ngắn, dòng tiền sẽ trở nên không ổn định, tiềm ẩn sự bất ổn định trong điều hành tài chính của DN. Nên đánh giá hệ số này đồng thời với hệ số tài sản dài hạn trên vốn chủ sở hữu.

Ktu Tài sản dài hạn

Vốn chủ sở hữu Nợ dài hạn 100

 Hệ số Kts và Ktu của Công ty TNHH Lê Hoàng Phúc nhƣ sau:

Bảng 3.6: Phân tích hệ số Kts, Ktu của Công ty Lê Hoàng Phúc Đơn vị tính: Triệu đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016

1 Tài sản dài hạn 1.767 1.662

2 Vốn chủ sở hữu 928 1.084

3 Nợ dài hạn 1.020 1.024

4 Kts=1/2 190% 153%

5 Ktu=1/(2+3) 91% 79%

 Qua Bảng 3.7 có thể thấy, chỉ tiêu Ktu < 100 phản ánh tài sản dài hạn của doanh nghiệp đƣợc đầu tƣ chủ yếu bằng nguồn vốn dài hạn. Tuy nhiên thì

chỉ tiêu Kts >100 cho thấy việc đầu tƣ dài hạn của công ty chủ yếu bằng vốn vay, không phải vốn chủ sở hữu.

3.2.4. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ

- Việc phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ phản ánh rất rõ nét lượng tiền và tương đương tiền cuối kì mà DN có thể sử dụng để thanh toán các khoản nợ đến hạn. Đối với phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ thì thường được áp dụng đối với các công ty có quy mô hoạt động kinh doanh vừa, lớn, niêm yết trên thị trường chứng khoán. Phân tích khả năng tạo ra tiền của DN thông qua chỉ tiêu:

T trọng dòng tiền thu vào từng loại hoạt động =

ổng tiền thu vào từ loại hoạt động Tổng dòng tiền vào

- Cần xem xét doanh nghiệp có tỷ trọng từng loại dòng tiền thu từ hoạt động và sự thay đổi dòng tiền đó qua các năm là nhƣ thế nào. Ví dụ, nếu tỷ trọng dòng tiền thu vào của hoạt động sản xuất kinh doanh lớn, điều đó chứng tỏ phần lớn tiền thu từ hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ. Dòng tiền này tăng qua nhiều kì, cho thấy khả năng tạo ra dòng tiền thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động chính của đơn vị là rất lớn. Nếu tỷ lệ này là quá nhỏ, cho thấy đơn vị kinh doanh kém hiệu quả, hoặc quản lý nguồn thu kém, khi đó CBTD phải lưu ý đến khả năng hoạt động liên tục của đơn vị. Nếu dòng tiền thu chủ yếu không phải từ hoạt động SXKD, thì đó là điều bất thường, CBTD cần xem xét lại.

- Nhƣ vậy, Ngân hàng cần bổ sung nội dung phân tích BCLCTT để có thể cung cấp thông tin về khả năng thanh toán của khách hàng. Do vậy, luận văn đề xuất phân tích dòng tiền qua BCLCTT để đánh giá đầy đủ khả năng thanh toán của khách hàng vay vốn.

3.2.5. Bổ sung phương pháp phân tích: cụ thể là phương pháp Z_

score

- Phương pháp Z – score là một phương pháp được sử dụng nhằm phát hiện và cảnh báo sớm các doanh nghiệp có khả năng phá sản. Vì vậy, ngoài các phương pháp phân tích chỉ số tài chính nhằm đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ và thời điểm hiện tại. CBTD có thể sử dụng thêm chỉ số Z – score nhằm dự đoán khả năng doanh nghiệp có bị phá sản hay không. Từ đó, giúp giảm thiểu rủi ro trong quá trình cấp tín dụng đối với doanh nghiệp.

- Mô hình điểm số “Z” do E. I. Altman xây dựng để cho điểm tín dụng đối với các công ty sản xuất tại Mỹ. Trị số Z là thước đo tổng hợp để phân loại rủi ro tín dụng đối với người vay và đại lượng này phụ thuộc vào trị số của các chỉ số tài chính của người vay (Xj). Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của người vay. (Nguyễn Văn Tiến, 2013)

- Từ đó, Alman xây dựng mô hình cho điểm nhƣ sau:

Z= 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + 1,0X5

Trong đó:

X1: tỷ số vốn lưu động ròng/ tổng tài sản X2: tỷ số lợi nhuận giữ lại/ tổng tài sản

X3: Tỷ số lợi nhuận trước thuế và lãi / tổng tài sản X4: tỷ số thị giá cổ phiếu/ giá trị ghi sổ của nợ dài hạn X5: tỷ số doanh thu/ tổng tài sản

Khi đánh giá về trị số Z, khi nó càng cao điều này cho thấy người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp. Ngƣợc lại, khi trị số Z càng thấp hoặc là một số âm thì người đánh giá có thể xếp khách hàng vào nhóm khách hàng có nguy cơ vỡ nợ cao.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng TMCP đông á chi nhánh đà nẵng (Trang 87 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)