Phân tích BCTC của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng TMCP đông á chi nhánh đà nẵng (Trang 65 - 82)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ CÔNG TÁC VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.2. THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH BCTC CỦA DOANH NGHIỆP VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

2.2.2. Phân tích BCTC của doanh nghiệp

Dựa vào các số liệu thu thập đƣợc của khách hàng, hồ sơ đi vay của khách hàng và BCTC của khách hàng, ứng dụng phần mềm về phân tích tình hình tài chính của Ngân hàng TMCP Đông Á trang bị, CBTD ngân hàng tiến hành phân tích BCTC khách hàng bao gồm những nội dung chủ yếu sau:

a. Phân tích quy mô hoạt động của khách hàng

- Doanh thu: Doanh thu của doanh nghiệp chủ yếu từ hoạt động nào, sự biến động tăng giảm qua các năm phân tích phân tích, từ đó, tìm hiểu nguyên nhân tạo ra sự tăng giảm doanh thu để đánh giá sự phát triển của khách hàng.

Bên cạnh đó, Ngân hàng còn đánh giá các khoản doanh thu phát sinh ngoài từ hoạt động kinh doanh chính do mua bán ngoại tệ, tiền gửi ngân hàng, từ chiết

khấu thanh toán và doanh thu khác là các doanh thu không nằm trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhƣ hoạt động thanh lý tài sản cố định, …

- Chi phí hoạt động kinh doanh: Chi phí đƣợc chú trọng nhiều nhất là chi phí giá vốn. Tùy theo từng ngành nghề kinh doanh mà chi phí này sẽ chiếm % doanh thu tương ứng. Bên cạnh đó, các chi phí khác cần được quan tâm đó là chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.

- Lợi nhuận: Tương ứng với mức doanh thu của doanh nghiệp thì lượng lợi nhuận có phù hợp hay không, có đủ lớn không và phản ánh đƣợc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả không. Bên cạnh đó, trường hợp doanh nghiệp có thua lỗ thì CBTD sẽ phải đánh giá nguyên nhân xuất phát từ đâu, nguyên nhân từ khách quan (Do sản phẩm của doanh nghiệp đang nằm trong giai đoạn nào của chu kì sản phẩm, do điều kiện từ thị trường, do chính sách, pháp luật từ nhà nước, ..) hay chủ quan của chính doanh nghiệp (Do kinh nghiệm quản lý, phương án kinh doanh, do công ty mới thành lập hay do mục đích tránh thuế, …). Và trong trường hợp doanh nghiệp có doanh thu, lợi nhuận tăng đều qua các năm và nhu cầu cấp tín dụng nhằm mục đích mở rộng quy mô gia tăng doanh thì đây là một yếu tố có lợi mang lại khả năng cap trong đánh giá cấp vốn và thu hồi.

- Ví dụ phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH MTV Lê Hoàng Phúc đƣợc thực hiện nhƣ sau:

Bảng 2.2. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT Chỉ tiêu

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp

dịch vụ 5.801 11.484 11.332

2 Các khoản giảm trừ doanh thu - - -

3 Doanh thu thuần bán hàng và cung

cấp dịch vụ 5.801 11.484 11.332

4 Giá vốn hàng bán 5.284 11.335 9.808

5 Lợi nhuận gộp 517 148 1.524

6 Doanh thu hoạt động tài chính 0.46 0.87 0.4

7 Chi phí tài chính 19 7 11

Chi phí lãi vay 19 7 11

8 Chi phí bán hàng - - -

9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 486 25 1.315

10

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh

doanh 12 117 198

11 Thu nhập khác - - -

12 Chi phí khác - 54 -

13 Lợi nhuận khác - (54) -

14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 12 63 198

15 Chi phí thuế TNDN hiện hành 5 19 39

16 Chi phí thuế TNDN hoãn lại - - -

17 Lợi nhuận sau thuế TNDN 7 43 159

(Nguồn: Phòng QHKH – Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Đà Nẵng)

 Doanh thu bán hàng: Nhìn chung thì ổn định, có sự tăng trưởng trong các năm qua. Kể từ năm 2015, doanh thu của đơn vị tăng gấp đôi từ 5,8 tỷ đồng trong năm 2014 lên 11,4 tỷ đồng trong 2015 và 2016. Điều này là do nhờ uy tín trong giao dịch cũng nhƣ các mối quan hệ đặc biệt tại cơ quan Công an và các cơ quan hành chính sự nghiệp trên địa bàn nên số lƣợng công trình đơn vị thực hiện nhiều lên, tiến độ thu hồi vốn nhanh.

 Tổng chi phí: Giá vốn chiếm khoảng 90% tổng chi phí của đơn vị, điều này phù hợp với ngành nghề kinh doanh xây dựng. Mức giá vốn tăng qua các năm tương ứng với mức tăng của doanh thu. Trong năm 2015, giá vốn chiếm gần 98% doanh thu của đơn vị, do sự cạnh tranh trong hoạt động ngành khiến đơn vị có chính sách duy trì khách hàng nên giảm giá thi công, trong khi đó, nguyên vật liệu lại tăng cao khiến giá vốn trong năm 2015 tăng cao và khiến lợi nhuận đơn vị trong năm thấp.

 Lợi nhuận sau thuế: Hoạt động kinh doanh của đơn vị có lợi nhuận tăng dần qua các năm. Đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực thi công xây dựng nên lợi nhuận / doanh thu ở mức thấp.

b. Phân tích các khoản mục bảng cân đối kế toán

- CBTD tiến hành đánh giá sự biên động của tổng tài sản qua các năm phân tích, việc biến động tăng hay giảm diễn ra do nguyên nhân nào do sự biến động của tài sản ngắn hạn hay tài sản dài hạn thông qua các số liệu tương đối cũng nhƣ tuyệt đối. Việc đánh giá biến động tài sản của khách hàng sẽ cho CBTD biết đƣợc nguồn vốn của khách hàng trong thời gian qua đƣợc tập trung vào hoạt động nào, điều đó tạo ra lợi thế hay bất lợi trong hoạt động kinh doanh của khách hàng.

- Phân tích số liệu các khoản mục:

 Tiền và các khoản tương đương tiền: Bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. Nguồn tiền mặt của khách hàng chỉ mang tính chất thời điểm phục vụ

các hoạt động chi trả tức thì nhƣ chi phí hoạt động, phải trả ngắn hạn...

 Đầu tƣ ngắn hạn: Khách hàng có đầu tƣ ngoài hoạt động kinh doanh chính hay đầu tƣ phục vụ mục đích kinh doanh của công ty. Các hoạt động đầu tư ngắn hạn thường phát sinh như gửi tiết kiệm, đầu tư chứng khoán, đầu tƣ cổ phiếu… Tỷ trọng đầu tƣ ngắn hạn trên tổng tài sản cho CBTD đánh giá đƣợc khách hàng có đang tập trung vô hoạt động kinh doanh chính của mình hay không.

 Khoản phải thu: Khoản phải thu tăng hay giảm cho thấy khả năng quản lý công nợ của khách hàng, chính sách bán hàng có phù hợp, khả năng thu hồi công nợ. Khoản phải thu tăng khách hàng gia tăng công nợ để thu hút bạn hàng tăng doanh số, nếu doanh số không tăng cho thấy khả năng quản lý khoản phải thu của khách hàng là chƣa tốt gây rủi ro tổn thất mất vốn, khoản phải thu giảm khách hàng thu hẹp chính sách công nợ thường phát sinh trong trường hợp công ty tăng trưởng nóng cần kiểm soát lại chính sách công nợ hoặc hoạt động thu hồi công nợ của khách hàng đƣợc quản lý tốt. CBTD cần thu thập chi tiết khoản phải thu để đánh giá có phát sinh khoản phải thu khó đòi, chính sách công nợ của khách hàng có tập trung vào một số khách hàng lớn hay đƣợc phân tán, lƣợng khách hàng có công nợ tăng hay giảm và tiến hành so sánh với lƣợng tiền công nợ để đánh giá đƣợc chính xác nhất tình hình khoản phải thu của khách hàng.

 Hàng tồn kho: Việc đánh giá hàng tồn kho sẽ cho CBTD đƣợc càng nhiều thông tin về tình hình hoạt động của khách hàng. Điều đó đƣợc thể hiện qua sự tăng giảm hàng tồn kho, cơ cấu hàng tồn kho, bảo quản hàng tồn kho, tính thanh khoản của hàng tồn kho, chính sách hàng tồn kho đã phù hợp.

Hàng tồn kho tồn tại dưới hàng hóa, nguyên vật liệu, thành phẩm, hàng đi trên đường do đó CBTD phải đánh giá đầy đủ. Trong trường hợp hàng tồn kho tăng CBTD cần so sánh với doanh thu, kế hoạch sản suất để đánh giá khách

hàng tăng lƣợng hàng tồn kho để đáp ứng quy mô mở rộng hay do gặp khó khăn trong việc tiêu thụ hàng hóa. Tiếp đến CBTD cần đánh giá chất lƣợng hàng hóa tồn kho, quy trình bảo quản hàng, tính chất hàng hóa là sản phẩm dễ tiêu thụ nhu cầu thị trường lớn hay là hàng hóa khó tiêu thụ để xem xét tính thanh khoản của hàng tồn kho. Cuối cùng đánh giá chính sách hàng tồn kho của khách hàng do chính sách hàng tồn kho ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu chi phí hoạt động của khách hàng, hàng tồn kho duy trì bao nhiêu và bao lâu là phù hợp để quản cũng nhƣ đáp ứng kịp thời nhu cầu của bạn hàng.

 Tài sản cố định và đầu tƣ dài hạn: TSCĐ của khách hàng có thể tăng hay giảm điều đó cho thấy khách hàng có hoạt động tiến hành đầu tƣ tài sản dài hạn không. Trong trường hợp giảm thì xét tới yếu tố giảm do khấu hao hay do thanh lý TSCĐ, nếu TSCĐ tăng cần đánh giá tới mục đích đầu tƣ TSCĐ nhƣ hoạt động đầu tƣ có phục vụ mục đích kinh doanh hay không, tính hiệu quả. Từ đó cung cấp thông tin cho CBTD về việc sử dụng vốn của khách hàng là hợp lý hay không.

- Sự hợp lý trong cơ cấu nguồn vốn và sử dụng vốn: So sánh từng loại nguồn vốn giữa số cuối kỳ với số đầu năm về số tương đối và số tuyệt đối, so sánh tỷ trọng của từng loại nguồn vốn trong tổng số để xác định các khoản mục nào chiếm tỷ trọng cao hơn, đánh giá sự phân bổ nguồn vốn đã hợp lý so với ngành nghề và thời gian hoạt động của khách hàng. Thực trạng về VCSH và nợ phải trả cũng nhƣ sự biến động. Đặc biệt khoản mục nợ phải trả bao gồm vay ngân hàng (Khách hàng có nợ quá hạn không), khoản phải trả (đánh giá khả năng chiếm dụng vốn của khách hàng).

- Ví dụ trong phân tích về cơ cấu và sự biến động tài sản của của Công ty TNHH MTV Lê Hoàng Phúc đƣợc tiến hành phân tích nhƣ sau:

Bảng 2.3. Bảng cân đối kế toán Công ty TNHH MTV Lê Hoàng Phúc

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016 TỔNG TÀI SẢN 7.165 12.048 13.780 A TÀI SẢN NGẮN HẠN 5.398 10.281 12.118 I Tiền và các khoản tương đương tiền 2.129 4.895 5.662

II Đầu tƣ tài chính ngắn hạn - - -

III Các khoản phải thu ngắn hạn 2.051 2.800 2.987 1 Phải thu ngắn hạn của khách hàng 1.984 2.635 2.045 2 Trả trước cho người bán ngắn hạn 67 165 942

3 Phải thu nội bộ ngắn hạn - - -

4 Phải thu ngắn hạn khác - - -

IV Hàng tồn kho 1.217 2.586 3.398

V Tài sản ngắn hạn khác - - 71

B TÀI SẢN DÀI HẠN 1.767 1.767 1.662

I Các khoản phải thu dài hạn - - -

II Tài sản cố định 1.767 1.767 1.417

1 Nguyên giá 667 667 667

2 Giá trị hao mòn lũy kế (*) -158 -158 -269

3 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 1.258 1.258 1.018

III Bất động sản đầu tƣ - - -

IV Đầu tƣ tài chính dài hạn - - -

V Tài sản dài hạn khác - - 245

TỔNG NGUỒN VỐN 7.165 12.048 13.780

C NỢ PHẢI TRẢ 6.133 11.123 12.695

Chỉ tiêu

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

I Nợ ngắn hạn 5.113 10.103 11.671

1 Phải trả người bán ngắn hạn 3.674 7.545 9.706 2 Người mua trả tiền trước ngắn hạn 847 2.160 1.013 3 Thuế và các khoản phải trả Nhà nước 151 381 452

4 Phải trả người lao động 316 - -

5 Chi phí trả trước ngắn hạn - - -

6 Phải trả nội bộ ngắn hạn - - -

7 Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn 125 17 500

8 Phải trả ngắn hạn khác - - -

II Nợ dài hạn 1.020 1.020 1.024

1 Phải trả người bán dài hạn - - -

2 Người mua trả tiền trước dài hạn - - -

3 Chi phí phải trả dài hạn - - -

4 Phải trả nội bộ dài hạn - - -

5 Vay và nợ thuê tài chính dài hạn - - -

6 Phải trả dài hạn khác 1.020 1.020 1.024

C VỐN CHỦ SỞ HỮU 1.032 926 1.084

I Vốn chủ sở hữu 1.032 926 1.084

1 Vốn góp của chủ sở hữu 1.000 1.000 1.000

2 Thặng dƣ vốn cổ phần - - -

3 Lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối 32 -74 84

4 Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu - - -

II Nguồn kinh phí và các quỹ khác - - - (Nguồn: Phòng QHKH – Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Đà Nẵng)

 Tổng tài sản của đơn vị tăng dần qua các năm, năm 2015 tăng 4,883 tỷ đồng so với năm 2014 (tương ứng tăng 68%), năm 2016 tăng 1,732 tỷ đồng so với năm 2015 (tương ứng tăng 14%), trong đó tăng chủ yếu là TSNH gồm tiền và các khoản tương đương tiền, hàng tồn kho, khoản trả trước cho người bán. Phần TSDH của đơn vị chính là MMTB phục vụ cho hoạt động kinh doanh của đơn vị, mục CP xây dựng cơ bản dở dang (1,028 triệu đồng) là các hạng mục đầu tƣ máy ép cọc nhƣng chƣa đƣợc đối tác nghiệm thu và xuất hóa đơn nên đơn vị chƣa theo dõi vào TS cố định mà treo tại TK CP XDCB dở dang.

 Tiền và các khoản tương đương tiền trong năm 2015, 2016 tăng mạnh so với năm 2014, đây chủ yếu là tiền từ các công trình cuối năm quyết toán về tài khoản công ty và thu hồi công nợ.

 Các khoản phải thu của khách hàng năm 2016 giảm 590 triệu đồng so với năm 2015. Các khoản phải thu chủ yếu từ các hợp đồng lớn và một phần còn lại chủ yếu nằm ở trị giá bảo hành hoặc các thủ tục chƣa hoàn thành xong nên chƣa thanh toán, đa số các đối tác đều có uy tín và năng lực tài chính. Với doanh thu khoảng 11 tỷ trong ngành xây dựng cho thấy các tiến độ thu hồi công nợ của đơn vị khá tốt và các công trình thực hiện đƣợc thanh toán đảm bảo đúng thời gian. Khoản trả trước năm 2016 tăng 778 so năm 2015. Các khoản trả trước chủ yếu tạm ứng cho các đơn vị cung ứng nhân công, đặt hàng công ty tật liệu xây dựng…

 Hàng tồn kho của đơn vị tăng dần qua các năm bình quân tăng đều khoảng 1 tỷ/ năm. Hàng tồn kho chủ yếu nguyên vật liệu, cọc nhồi bê tông phục vụ hoạt động thi công công trình của đơn vị và một phần là khoản mục thể hiện các công trình đã thực hiện xong nhƣng chƣa thực hiện bàn giao, chƣa đƣợc duyệt về quyết toán.

 Vốn chủ sở hữu của đơn vị qua các năm luôn ổn định xung quanh mức

1 tỷ đồng, việc tăng giảm vốn chủ sở hữu phụ thuộc vào nguồn lợi nhuận chƣa phân phối của đơn vị.

c. Phân tích các chỉ số tài chính

Bảng 2.4. Bảng chỉ số tài chính Công ty TNHHMTV Lê Hoàng Phúc

Chỉ tiêu

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016 1. Hệ số khả năng thanh toán

- Khả năng thanh toán hiện hành 1,13 1,02 1,04 - Khả năng thanh toán nhanh 0,87 0,76 0,74

2. Chỉ tiêu hoạt động

- Vòng quay vốn lưu động 2,15 1,46 1,01 - Vòng quay hàng tồn kho 8,68 5,96 3,28 - Vòng quay các khoản phải thu 5,66 4,73 2,58

3. Đòn bẩy tài chính

- Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn 0,85 0,92 0,92 - Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu 5,94 12 11,7

4. Khả năng sinh lời (

- LNST/Doanh thu (ROS) 0,13 0,38 1,4

- LNST/VCSH (ROE) 0,6 4,6 14,5

- LNST/Tổng tài sản (ROA) 0,2 0,45 1,23

5. Tốc độc tăng trưởng (

- Tốc độ tăng trưởng doanh thu - 97,97 -1,32 - Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận - 495 266 - Tốc độ tăng trưởng của tài sản - 68 14

6. Cân đối tài chính

- Vốn lưu động ròng 601 337 444

(Nguồn: Phòng QHKH – Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Đà Nẵng)

- Nhận xét tình hình tài chính của khách hàng

 Hình thức của báo cáo tài chính: Báo cáo tài chính của đơn vị chƣa kiểm toán. Là báo cáo nộp cho cơ quan thuế. Hình thức BCTC phù hợp quy định của Bộ Tài Chính.

 Khả năng tài chính: Các chỉ số khả năng thanh toán của đơn vị đều tốt.

Đơn vị có khả năng thanh toán tốt, các chỉ số thanh toán nhanh và hiện hành đều >1, đảm bảo thanh toán các khoản nợ đến hạn. Đơn vị không bị mất cân đối nguồn vốn.

 Cơ cấu tài chính: Tỷ lệ Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn hợp lý, đơn vị sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức an toàn.

 Tốc độ tăng trưởng: Ngoại trừ doanh thu 2016 thấp chút so với 2015 thì các chỉ tiêu như lợi nhuận, tài sản của đơn vị đều tăng trưởng qua các năm.

 Nhận xét chung: Nhìn chung, tình hình tài chính của đơn vị là tốt. Khả năng thanh toán đƣợc đảm bảo, hiệu suất sử dụng vốn và tài sản tốt, đem lại hiệu quả cao cho đơn vị. Hoạt động kinh doanh của đơn vị từ khi thành lập đến nay có sự phát triển ổn định.

- Ví dụ về công ty TMHH MTV XD TM & VT Phạm Vọng với ngành nghề kinh doanh là xây dựng. Công ty hoạt động từ năm 2016 và có trụ sở chính tại Xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng. Đối với doanh nghiệp này là doanh nghiệp đã không đƣợc cấp tín dụng bởi doanh nghiệp có hệ số khả năng thanh toán và khả năng sinh lợi rất thấp, không đảm bảo cho việc cấp tín dụng của Đông Á Bank. Bảng phân tích các chỉ số tài chính của công ty Phạm Vọng nhƣ sau:

Bảng 2.5. Bảng hệ số khả năng thanh toán và khả năng sinh lợi Công ty TMHH MTV XD TM & VT Phạm Vọng

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017

1. Hệ số khả năng thanh toán

- Khả năng thanh toán hiện hành 1,96 0,97 - Khả năng thanh toán nhanh 1,44 0,49

2. Khả năng sinh lời (

- LNST/Doanh thu (ROS) 1,50% 0,64%

- LNST/VCSH (ROE) 1,51% 0,97%

- LNST/Tổng tài sản (ROA) 1,69% 0,48%

(Nguồn: Phòng QHKH – Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Đà Nẵng) - Đánh giá hệ số khả năng thanh toán và chỉ tiêu sinh lợi của Công ty TNHH MTV XD TM & VT Phạm Vọng nằm trong vùng không an toàn. Nhìn vào bảng phân tích các hệ số của công ty tại bảng trên về khả năng thanh toán hiện hành của doanh nghiệp <1, hệ số về khả năng thanh toán nhanh <0,5 và các hệ số ROA, ROS cũng nhƣ ROE thể hiện đều rất thấp và giảm qua các năm. Điều này cho thấy hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đang có chiều hướng giảm dần và không có hiệu quả. Lợi nhuận tạo ra trên vốn chủ sở hữu và tài sản không mang lại hiệu quả cao. Đó chính là lý do DAB quyết định không cấp tín dụng cho khách hàng này.

d. Xếp hạng tín dụng nội bộ doanh nghiệp: Bên cạnh việc phân tích BCTC thì tại DongA Bank đã xây dựng đƣợc hệ thống xếp hạng tín dụng đánh giá các chỉ tiêu tài chính cũng nhƣ phi tài chính của khách hàng.

- Mục đích xây dựng Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm:

 Đánh giá hiện trạng và mức độ tín nhiệm của khách hàng trong hoạt động tín dụng của DongA Bank

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng TMCP đông á chi nhánh đà nẵng (Trang 65 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)