CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ CÔNG TÁC VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.3. NỘI DUNG PHÂN TÍCH BCTC DOANH NGHIỆP
1.3.2. Phân tích các chỉ số
Phân tích chỉ số là công cụ giúp người phân tích trong việc phát hiện sớm các vấn đề của doanh nghiệp nếu các chỉ số này đƣợc sử dụng đầy đủ.
Tuy nhiên nó sẽ là rất nguy hiểm nếu người phân tích suy diễn và đánh giá chỉ
theo một chỉ số nhất định mà không thực hiện đánh giá kết hợp các chỉ số với nhau, xem xét một chỉ số trên tổng thể các chỉ số khác, các khuynh hướng cũng nhƣ các vấn đề đang xảy ra tại doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung.
a. Phân tích nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu chi phí: Phản ánh khả năng quản lý chi phí của khách hàng, quản lý tốt khách hàng sẽ giúp tăng lợi nhuận, tiết giảm chi phí của doanh nghiệp. CBTD phân tích các nhóm chỉ tiêu phản ảnh cơ cấu chi phí gồm chỉ tiêu giá vốn hàng bán trên doanh thu, cơ cấu chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu, cơ cấu chi phí tài chính trên doanh thu và cơ cấu chi phí khác trên doanh thu.
b. Phân tích nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán hiện hành: Hệ số thanh toán hiện hành phản ánh khả năng mà tài sản ngắn hạn có thể chuyển đổi thành tiền trong một khoảng thời gian ngắn (<1 năm). Hệ số này thường nằm trong khoảng từ 1 đến 2 và phản ảnh khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là cao hay thấp để đảm bảo cho việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.
T số thanh toán hiện hành Tài sản lưu động Nợ ngắn hạn
Tỷ số thanh toán hiện hành >1, khi đó TSLĐ > Nợ ngắn hạn, điều này cho thấy tại doanh nghiệp có các tài sản ngắn hạn sẵn có lớn hơn nhu cầu ngắn hạn và tình hình tài chính của doanh nghiệp là lành mạnh ít nhất trong thời gian ngắn. Bên cạnh đó, vì TSLĐ > Nợ ngắn hạn nên TSCĐ < Nợ dài hạn + Vốn CSH, điều này cũng phản ảnh đƣợc nguồn vốn dài hạn hiện có của doanh nghiệp không những đủ khả năng tài trợ cho tài sản cố định mà còn dƣ để tài trợ cho các tài sản cố định.
Trường hợp tỷ số thanh toán hiện hành < 1, khi đó TSLĐ < Nợ ngắn hạn, điều này cho thấy tại doanh nghiệp có các tài sản ngắn hạn sẵn có nhỏ hơn nhu cầu ngắn hạn và tình hình tài chính của doanh nghiệp có khả năng không thể trả các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn. Bên cạnh đó, do TSLĐ <
Nợ ngắn hạn nên TSCĐ > Nợ dài hạn + Vốn CSH, điều này cũng phản ảnh việc công ty đang phải sử dụng các nguồn vốn ngắn hạn để thực hiện tài trợ cho các tài sản dài hạn và doanh nghiệp đang rơi vào tình trạng mất cân đối tài chính.
Tuy nhiên khi phân tích các chỉ số, người phân tích cần phải được xem xét liên tục bởi nó chỉ mang tính thời điểm mà không phản ánh đƣợc cả một giai đoạn, một thời kỳ hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, người phân tích cần phải xác định nguyên nhân gây ra kết quả đó nhƣ nguyên nhân từ môi trường kinh tế, nguyên nhân từ hoạt động kinh doanh (Sự yếu kém trong tổ chức, quản lý của doanh nghiệp). Sau khi tìm ra đƣợc các nguyên nhân, yếu tố trên thì người phân tích cần phải đánh giá được các nguyên nhân, yếu tố đó là mang tính chất tạm thời hay dài hạn. Đồng thời, người phân tích phải đánh giá các biện pháp doanh nghiệp thực hiện khắc phục có đƣợc khả thi hay không và khả năng khắc phục là nhƣ thế nào.
Ngoài ta, khi đánh giá khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp qua phân tích các tỷ số thì người phân tích phải thực hiện loại bỏ các khoản tồn kho chậm luân chuyển và loại bỏ các khoản phải thu khó đòi của doanh nghiệp trong tài sản lưu động. Và như vậy, hệ số thanh toán nhanh tăng không có nghĩa là khả năng thanh toán của doanh nghiệp đƣợc cải thiện nếu chúng ta chƣa loại bỏ các khoản phải thu khó đòi, tồn kho chậm luân chuyển khi tính toán.
Khả năng thanh toán nhanh: Là mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn có khả năng chuyển đổi thành tiền với các khoản nợ ngắn hạn. Tỷ số này thường > 0,5 là chấp nhận được.
Hàng tồn kho đƣợc loại bỏ đối với chỉ số khả năng thanh toán nhanh khi tính toán là vì so với các khoản mục tài sản lưu động khác tại doanh nghiệp thì hàng tồn kho sẽ phải mất nhiều thời gian hơn để có thể chuyển hóa thành tiền khi cần sử dụng.
Tương tự như tỷ số thanh toán hiện hành, khi đánh giá về tỷ số thanh toán nhanh thì người phân tích cũng phải loại bỏ các khoản phải thu khó đòi để đảm bảo đánh giá khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp một cách chính xác nhất.
T số thanh toán nhanh Tài sản ngắn hạn hàng tồn kho Nợ ngắn hạn
c. Phân tích nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động
- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần (ROS): Cho biết trong 100 đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế.
ROS =Lợi nhuận trước thuế Doanh thu
- Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA): Cho biết 100 đồng tài sản tham gia vào quá trình hoạt động kinh doanh tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế. Chỉ tiêu ROA càng cao phản ánh khả năng sinh lời của tài sản càng lớn.
ROA Lợi nhuận trước thuế Tổng tài sản
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE): Cho biết 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra tham gia vào hoạt động kinh doanh thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Hiệu quả của toàn bộ các nguồn lực tài chính suy cho cùng thể hiện
qua chỉ tiêu khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu. Trong điều kiện doanh nghiệp huy động vốn từ nhiều nguồn, nhất là thông qua thị trường tài chính, chỉ tiêu này càng cao thì doanh nghiệp càng có cơ hội tìm đƣợc nguồn vốn mới.
Ngược lại, tỷ lệ càng thấp dưới mức sinh lời cần thiết của thị trường thì khả năng thu hút vốn chủ sở hữu, khả năng đầu tƣ vào doanh nghiệp càng khó.
ROE Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ s hữu
d. Phân tích nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng tăng trưởng: Nhằm đánh giá mức độ tăng trưởng và sự mở rộng về quy mô hàng năm của doanh nghiệp. Trường hợp lý tưởng là tăng trưởng doanh thu gắn liền với tăng trưởng lợi nhuận.
Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu (%): Đây là chỉ số quan trọng nhất phản ánh mức độ tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp. Tỷ lệ này càng dương và càng cao càng tốt.