Phương pháp phân tích

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng TMCP đông á chi nhánh đà nẵng (Trang 30 - 33)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ CÔNG TÁC VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÂN TÍCH BCTC DOANH NGHIỆP

1.2.4. Phương pháp phân tích

Phương pháp phân tích được sử dụng chủ yếu bao gồm: Phương pháp so sánh, phương pháp tỷ số và phương pháp phân tích tài chính Dupont. Mỗi

phương pháp có những tác dụng khác nhau trong việc phân tích các chỉ số tài chính và đƣợc sử dụng trong từng nội dung phân tích khác nhau. Cụ thể:

a. Phương pháp so sánh

 Mục đích của so sánh nhằm xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích từ đó, giúp cho các chủ thể quan tâm có căn cứ để đề ra quyết định lựa chọn.

 Điều kiện để áp dụng phương pháp so sánh là các chỉ tiêu tài chính phải thống nhất về nội dung, thống nhất về không gian, thời gian, tính chất và đơn vị tính toán. Đồng thời theo mục đích phân tích mà xác định gốc so sánh.

Gốc so sánh đƣợc lựa chọn để phân tích có thể là gốc về thời gian hoặc gốc về không gian phụ thuộc vào mục đích mà người phân tích muốn phân tích. Kỳ phân tích đƣợc lựa chọn có thể là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch. Giá trị so sánh có thể được lựa chọn bằng số tuyệt đối, số tương đối hoặc bình quân.

Trên cơ sở đó, nội dung của phương pháp này bao gồm:

 So sánh giữa kết quả thực hiện trong kỳ này so với kết quả đã thực hiện được trong kỳ trước nhằm mục đích đánh giá sự tăng hoặc giảm trong kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, người phân tích có thể đánh giá được xu hướng về sự thay đổi tài chính của doanh nghiệp là như thế nào.

 So sánh giữa kết quả doanh nghiệp thực hiện với kết quả mà doanh nghiệp xây dựng kế hoạch để thấy rõ mức độ phấn đấu của doanh nghiệp đƣợc hay chƣa đƣợc.

 So sánh doanh nghiệp cần phân tích đối với trung bình ngành về các số liệu chính cũng nhƣ so sánh với các doanh nghiệp cạnh tranh trong ngành nhằm mục đích đánh giá doanh nghiệp, tình hình tài chính của doanh nghiệp là như thế nào trên thị trường.

 So sánh theo chiều dọc nhằm giúp người đánh giá xem tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thể là nhƣ thế nào. So sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ nhằm đánh giá sự thay đổi về lƣợng và tỷ lệ của các khoản mục theo thời gian.

b. Phương pháp tỉ số

 Phương pháp tỷ số là một phương pháp truyền thống và được sử dụng phổ biến trong phân tích tài chính. Phương pháp này có vai trò trong việc giúp người phân tích có thể khai thác những số liệu có hiệu quả và phân tích hàng loạt tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục hoặc theo từng giai đoạn một cách có hệ thống. Từ đó, nguồn thông tin kế toán và tài chính của doanh nghiệp cung cấp đƣợc cải tiến và đƣợc cung cấp đầy đủ hơn. Một số tỷ lệ phân tích nhƣ sau:

 Tỷ lệ về khả năng thanh toán: Khi phân tích các chỉ tiêu này sẽ giúp người phân tích có thể đánh giá được khả năng đảm bảo cho các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp khi đến hạn.

 Tỷ lệ và khả năng cân đối vốn, cơ cấu vốn và nguồn vốn: Khi phân tích các chỉ tiêu này thì người phân tích có thể đánh giá được múc độ ổn định cũng nhƣ mức độ tự chủ về tài chính của doanh nghiệp.

 Tỷ lệ về khả năng hoạt động kinh doanh: Qua các chỉ tiêu này, người đánh giá có thể thấy đƣợc khả năng sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình.

 Tỷ lệ về khả năng sinh lời: Qua các chỉ tiêu này, người phân tích có thể thấy đƣợc hiệu quả tổng hợp nhất về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

 Trong mỗi nhóm tỷ lệ sẽ bao gồm nhiều tỷ lệ riêng lẻ. Vì vậy, tùy theo góc độ phân tích, cán bộ tín dụng lựa chọn kết hợp các nhóm chỉ tiêu khác nhau để phục vụ cho mục tiêu phân tích của mình.

c. Phương pháp DUPONT

 Là phương pháp tách một tỷ số tổng hợp thành tích của một chuỗi các tỷ số riêng lẻ có mối liên hệ với nhau. Điều này giúp người đánh giá phân tích được những ảnh hưởng của các tỷ số thành phần so với tỷ số tổng hợp. Với phương pháp này, nhà phân tích tìm ra được các mối liên hệ giữa các tỷ số tính toán đƣợc, từ đó đánh giá đƣợc hiệu quả kinh doanh một cách sâu sắc và toàn diện hơn, đánh giá đầy đủ và khách quan những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của DN.

 Thông qua các thông số, phương pháp phân tích Dupont sẽ giúp người đánh giá có thể rút ra những kết luận về tình hình tài chính của DN trên tất cả các phương diện là tốt hay xấu, sau đó thực hiện các vấn đề sau:

 Xác định nguyên nhân và tính toán mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến các chỉ tiêu phân tích.

 Xác định và dự đoán những nhân tố kinh tế xã hội tác động đến tình hình kinh doanh của DN.

 Tổng hợp kết quả, rút ra nhận xét, kết luận về tình hình tài chính DN.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng TMCP đông á chi nhánh đà nẵng (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)