CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC QUẢNG NAM
2.1. KHÁI QUÁT VỀ KHO BẠC NHÀ NƯỚC QUẢNG NAM
KBNN Quảng Nam đóng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, là tỉnh nằm ở khu vực miền Trung Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 820 km về phía Bắc, cách thành phố Đà Nẵng 60 km về phía Bắc và cách thành phố Hồ Chí Minh 900 km về phía Nam theo đường Quốc lộ 1A. Phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng, phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi và Kon Tum, phía Tây giáp tỉnh Se Kong (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào), phía Đông giáp biển Đông. Quảng Nam có 18 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 2 thành phố, 1 thị xã và 15 huyện với 247 xã/phường/thị trấn. Tỉnh lỵ của Quảng Nam đặt tại thành phố Tam Kỳ.
Ngày 14 tháng 12 năm 1996 Bộ Tài chính đã có quyết định số 1142TC/QĐ/TCCB thành lập KBNN Quảng Nam đƣợc tách ra từ KBNN Quảng Nam – Đà Nẵng. KBNN Quảng Nam là kho bạc trực thuộc Kho bạc nhà nước, chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 01/01/1997 với các chức năng chính là quản lý thu chi NSNN trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; quản lý quỹ ngân sách nhà nước , các quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác của nhà nước được giao theo quy định của pháp luật; kế toán kho bạc; một số chức năng ngân hàng chính phủ; thực hiện việc huy động vốn cho ngân sách nhà nước , cho đầu tư phát triển qua hình thức phát hành công trái, trái phiếu theo quy định của pháp luật…
Thực hiện quyết định số 1617/QĐ-BTC ngày 22/8/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc sát nhập 15 kho bạc nhà nước cấp huyện vào KBNN
cấp tỉnh, từ ngày 1/10/2019 KBNN Tam Kỳ chính thức sát nhập vào KBNN Quảng Nam. KBNN Quảng Nam sẽ thực hiện thêm chức năng quản lý thu chi NSNN trên địa bàn thành phố. Cùng thời điểm này các phòng ban của KBNN Quảng Nam cũng thực hiện sắp xếp, kiện toàn lại các phòng thuộc KBNN tỉnh theo quyết định số 1618/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng và KBNN Quảng Nam có nhiệm vụ chính cụ thể là (Bộ Tài chính,2019):
- Quản lý quỹ ngân sách nhà nước , quỹ dự trữ tài chính nhà nước theo quy định của pháp luật:
+ Tập trung và phản ánh đầy đủ, kịp thời các khoản thu ngân sách nhà nước ; tổ chức thực hiện việc thu nộp vào quỹ ngân sách nhà nước các khoản tiền do các tổ chức và cá nhân nộp tại KBNN cấp tỉnh; thực hiện điều tiết các khoản thu cho các cấp ngân sách theo quy định của pháp luật;
+ Thực hiện kiểm soát, thanh toán, chi trả các khoản chi ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức thực hiện công tác kế toán ngân sách nhà nước .
- Thực hiện nhiệm vụ tổng kế toán nhà nước theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện công tác thống kê về thu, chi ngân sách nhà nước và các quỹ tài chính do KBNN cấp tỉnh quản lý, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ và chính quyền địa phương theo quy định; xác nhận số liệu thu, chi ngân sách nhà nước qua KBNN cấp tỉnh.
- Tổng hợp, đối chiếu tình hình thực hiện các hoạt động nghiệp vụ phát sinh tại KBNN cấp tỉnh.
- Quản lý ngân quỹ nhà nước tại KBNN cấp tỉnh theo chế độ quy định:
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc KBNN giao.
2.1.2. Tổ chức bộ máy Kho bạc nhà nước Quảng Nam
KBNN Quảng Nam đƣợc tổ chức thành hệ thống dọc từ tỉnh đến huyện theo đơn vị hành chính, bảo đảm nguyên tắc tập trung, thống nhất, triển khai tổ chức bộ máy quản lý. Cơ cấu tổ chức của KBNN Quảng Nam nhƣ sau:
KBNN
- Ban Giám đốc:
Ban giám đốc KBNN Quảng Nam gồm có giám đốc và 2 phó giám đốc.
Giám đốc là người đứng đầu có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động, chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc KBNN và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của KBNN trên địa bàn tỉnh.
Phó Giám đốc là người giúp việc cho giám đốc, được giám đốc phân công phụ trách một số lĩnh vực công tác cụ thể, chịu trách nhiệm trước giám đốc và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.
- Các phòng chức năng tham mưu, giúp việc cho giám đốc KBNN Quảng Nam, gồm có: 05 phòng.
+ Phòng Kế toán nhà nước: thực hiện chức năng tham mưu, giúp giám đốc KBNN cấp tỉnh tổ chức thực hiện công tác kế toán nhà nước; công tác thanh toán, tổng kế toán nhà nước, quản lý ngân quỹ nhà nước, phát hành và thanh toán trái phiếu chính phủ, công tác thống kê tổng hợp; quản lý tiền mặt, ấn chỉ đặc biệt, tài sản quý và quản lý an toàn kho quỹ tại KBNN cấp tỉnh.
+ Phòng Kiểm soát chi: thực hiện chức năng tham mưu, giúp giám đốc KBNN cấp tỉnh tổ chức thực hiện công tác kiểm soát các khoản chi NSNN bao gồm: chi thường xuyên, chi đầu tư, chương trình mục tiêu, chương trình mục tiêu quốc gia thuộc nguồn vốn NSNN và các nguồn vốn khác đƣợc giao quản lý.
+ Phòng Thanh tra - Kiểm tra: thực hiện chức năng tham mưu, giúp Giám đốc KBNN cấp tỉnh tổ chức thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành, kiểm tra nội bộ tại địa bàn tỉnh, thành phố.
+ Phòng Tài vụ - quản trị: thực hiện chức năng tham mưu, giúp giám đốc KBNN cấp tỉnh tổ chức thực hiện công tác quản lý tài chính nội bộ tại KBNN cấp tỉnh. Thực hiện công tác lập dự toán, chấp hành và quyết toán kinh phí nội bộ. Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định tài chính của đơn vị. Thực hiện chức năng tham mưu, giúp giám đốc KBNN cấp tỉnh tổ chức thực hiện công tác ứng dụng công nghệ thông tin tại KBNN cấp tỉnh.
+ Văn phòng: thực hiện chức năng tham mưu, giúp giám đốc KBNN cấp tỉnh tổ chức thực hiện công tác pháp chế, cải cách hành chính; công tác quản lý đầu tƣ XDCB nội bộ, công tác quản lý tài sản, công tác bảo vệ cơ quan; công tác hành chính, văn thư, lưu trữ, quản lý con dấu; xây dựng và tổ chức thực hiện nội quy cơ quan; điều phối hoạt động KBNN cấp tỉnh. Thực hiện chức năng tham mưu, giúp giám đốc KBNN cấp tỉnh tổ chức thực hiện công tác tổ chức và chuyên viên tại KBNN cấp tỉnh.
KBNN Quảng Nam gồm 18 KBNN huyện, thị xã, thành phố trực thuộc.
Cơ cấu tổ chức bộ máy của KBNN Quảng Nam
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức KBNN Quảng Nam
BAN GIÁM ĐỐC
PHÒNG KẾ TOÁN
PHÒNG KIỂM SOÁT CHI
PHÒNG THANH TRA
PHÒNG TÀI
VỤ QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG
18 KBNN HUYỆN
2.1.3. Đặc điểm chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước Quảng Nam
Số chi thường xuyên NSNN theo nhóm mục chi qua KBNN cho thấy được quy mô hoạt động của công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN. Từ đó xác định các nhóm mục chi cần đƣợc chú trọng để nâng cao chất lƣợng công tác kiểm soát chi.
Bảng 2.1: Tình hình chi thường xuyên NSNN (theo nhóm mục chi) qua KBNN Quảng Nam giai đoạn 2016 – 2018
ĐVT: triệu đồng
Năm
2016 2017 2018
Số tiền Tỉ lệ
(%) Số tiền Tỉ lệ
(%) Số tiền Tỉ lệ (%) Chi thanh toán
cá nhân 5.742.271 74,7 5.839.230 71,5 8.048.912 68,1 Chi hàng hóa,
dịch vụ 648.881 8,5 850.308 10,4 1.662.759 14,1 Chi mua sắm
sửa chữa 644.817 8,4 814.899 9,9 1.508.550 12,8 Chi khác 646.695 8,4 665.766 8,2 598.758 5
Tổng 7.682.664 100 8.170.203 100 11.818.979 100 Nguồn: KBNN Quảng Nam các năm 2016 - 2018.
Số liệu trong bảng 2.1 cho thấy tổng chi thường xuyên có sự tăng dần qua các năm, nhằm đảm bảo cho công tác vận hành bộ máy nhà nước diễn ra hiệu quả và ổn định, cụ thể:
Đối với nhóm chi thanh toán cá nhân, là nhóm chi thanh toán trực tiếp, có tỷ trọng lớn nhất, chiếm 68,1% trong tổng chi thường xuyên, được ưu tiên hàng đầu trong cấp phát, thanh toán chi thường xuyên qua KBNN Quảng Nam. Thực hiện lộ trình tăng lương của nhà nước. Nếu năm 2016, số tiền chi cho cá nhân là 5.742.271 triệu đồng, thì đến năm 2018 số tiền thanh toán cho
cá nhân tăng lên 8.048.912 triệu đồng, gấp 1.4 lần so với năm 2016.
Đối với nhóm chi hàng hóa, dịch vụ phục vụ hoạt động cho bộ máy Nhà nước ở địa phương cũng có xu hướng tăng, xuất phát từ sự phát triển nhanh và ổn định của nền kinh tế địa phương, nguồn thu NSNN địa phương ngày càng ổn định và tăng lên qua các năm, là cơ sở cho việc tăng cường chi hàng hóa, dịch vụ phục vụ nhu cầu thiết yếu của bộ máy nhà nước ở địa phương, cải thiện điều kiện làm việc của chuyên viên công chức nhà nước.
Năm 2016, chi hàng hóa, dịch vụ đạt 648.881 triệu đồng, đến năm 2018 nhóm chi hàng hóa, dịch vụ đạt 1.662.759 triệu đồng, gấp 2.56 lần năm 2016 và chiếm 14,1% trong tổng chi NS thường xuyên.
Đối với nhóm chi mua sắm. sữa chữa là nhóm chi không kém phần quan trọng trong chi NS thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp.
Năm 2016, nhóm chi này đạt 644.817 triệu đồng, chiếm 8,4% trong tổng chi thường xuyên, và tiếp tục tăng lên đến năm 2018 là 1.508.550 triệu đồng, chiếm 12.8% trong tổng chi thường xuyên.