Kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản ngân sách nhà nước qua hệ thống Kho bạc nhà nước

Một phần của tài liệu Kiểm soát chi tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước đà nẵng (Trang 24 - 27)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHI TẠM ỨNG VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA HỆ THỐNG KHO BẠC NHÀ NƯỚC

1.1. TỔNG QUAN VỀ KIỂM SOÁT CHI TẠM ỨNG VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA HỆ THỐNG KHO BẠC NHÀ NƯỚC

1.1.2. Kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản ngân sách nhà nước qua hệ thống Kho bạc nhà nước

“Công tác quản lý quỹ ngân sách Nhà nước bao gồm quản lý thu và quản lý chi NSNN. Trong quản lý chi NSNN, KBNN được giao nhiệm vụ kiểm soát, thanh toán, chi trả các khoản chi từ NSNN và các nguồn vốn khác được giao theo quy định của pháp luật. Công tác KSC NSNN qua KBNN bao gồm KSC thường xuyên và KSC đầu tư. Trong đó KSC đầu tư là một trong những nhiệm vụ quan trọng của KBNN trong thực hiện quản lý chi NSNN. Công tác quản lý kiểm soát vốn đầu tư được thực hiện trong suốt quá trình triển khai thực hiện dự án, trong đó việc quản lý số dư tạm ứng hết sức quan trọng tạo điều kiện cho chủ đầu tư (CĐT) cũng như nhà thầu hay nhà cung cấp thực hiện một số công việc cần thiết để triển khai thực hiện hợp đồng hoặc các công việc không thông qua hợp đồng; đồng thời đảm bảo việc sử dụng vốn tạm ứng từ NSNN đúng mục đích, đúng đối tượng, tiết kiệm, chấp hành đúng quy định về quản lý tài chính đầu tư và xây dựng.”

a. Khái quát về kiểm soát chi vốn đầu tư

Trong các nhiệm vụ của KBNN thì KSC NSNN là một trong những chức năng, nhiệm vụ quan trọng của KBNN và được quy định một cách rất cụ thể việc kiểm soát hồ sơ đề nghị chi của các đơn vị sử dụng NSNN đối với từng lĩnh vực, từng ngành, từng cấp trước khi đồng vốn của nhà nước rời khỏi quỹ NSNN. Cụ thể như: Việc kiểm soát dự toán; việc áp dụng tiêu chuẩn, định mức chi tiêu; kiểm soát việc tạm ứng, thanh toán và quyết toán kinh phí,… liên quan

đến tất cả Bộ, ngành, địa phương và các cấp ngân sách.

Công tác KSC vốn đầu tư XDCB là một khâu trong thực hiện nhiệm vụ KSC quỹ ngân sách. Thông qua hoạt động này, KBNN kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các tài liệu cần thiết theo quy định của pháp luật đối với khoản chi vốn đầu tư XDCB NSNN theo đề nghị của chủ dự án.

b. Sự cần thiết của kiểm soát chi vốn đầu tư

Trong thực hiện nhiệm vụ chi NSNN,“thì chi đầu tư XDCB NSNN là yêu cầu tất yếu nhằm để tạo ra tài sản cố định, cơ sở vật chất kỷ thuật, năng lực sản xuất phục vụ nền kinh tế quốc dân và đó chính là góp phần tạo nền tảng, bảo đảm cho sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Đồng thời chi đầu tư XDCB NSNN còn có ý nghĩa là vốn mồi để tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi nhằm thu hút các nguồn vốn trong nước và nguồn vốn ngoài nước vào đầu tư phát triển các hoạt động kinh tế xã hội theo định hướng của Nhà nước trong từng thời kỳ. Với tính chất như trên việc KSC vốn đầu tư là rất cần thiết để hạn chế thất thoát, lãng phí NSNN và góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN cho chi đầu tư phát triển.”

c. Mục đích kiểm soát chi vốn đầu tư

“Mục đích KSC vốn đầu tư XDCB nhằm đảm bảo việc sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, đúng đối tượng, tiết kiệm, chấp hành đúng quy định về quản lý tài chính đầu tư và xây dựng của pháp luật hiện hành.”

Việc thực hiện tốt công tác KSC vốn đầu tư XDCB NSNN sẽ giúp chủ đầu tư có ý thức, trách nhiệm hơn khi sử dụng vốn NSNN, nâng cao năng lực trình độ quản lý; nắm bắt kịp thời những thay đổi về độ quản lý, thanh toán và quyết toán vốn đầu tư XDCB cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong từng giai đoạn và thông lệ quốc tế khi tham gia hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng hơn. Đồng thời, góp phần rất lớn trong việc phân phối và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính của nhà nước, tạo điều kiện giải

quyết tốt mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng, tăng cường kỷ cương kỷ luật tài chính, nâng cao trách nhiệm của các chủ dự án sử dụng NSNN và niềm tin của Nhân dân vào vai trò quản lý, điều hành của cơ quan chính quyền các cấp.”

Mặt khác, thông qua quá trình này nhà nước sử dụng nó như là một công cụ để thực hiện quản lý vĩ mô, điều tiết, định hướng phát triển nền kinh tế trong từng giai đoạn và thực hiện các mục tiêu công bằng xã hội khác.

d. Nguyên tắc kiểm soát chi vốn đầu tư

-“Trên cơ sở hồ sơ đề nghị thanh toán của chủ đầu tư, KBNN căn cứ vào các điều khoản thanh toán được quy định trong hợp đồng (về số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán, thời điểm thanh toán và các điều kiện thanh toán) và giá trị đề nghị từng lần thanh toán để thanh toán cho chủ đầu tư. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm tính chính xác, hợp pháp về khối lượng thực hiện, định mức, đơn giá và giá trị đề nghị thanh toán và đảm bảo tính hợp pháp của các số liệu, tài liệu trong hồ sơ cung cấp cho KBNN; KBNN không chịu trách nhiệm về các vấn đề này.”

-“Số vốn thanh toán cho từng công việc, hạng mục công trình, công trình không được vượt dự toán được duyệt trong trường hợp chỉ định thầu và tự thực hiện hoặc giá trúng thầu đối với trường hợp đấu thầu; tổng số vốn thanh toán cho dự án không được vượt tổng mức đầu tư được duyệt. Số vốn thanh toán cho dự án trong năm không được vượt kế hoạch vốn cả năm đã phân bổ cho dự án. Lũy kế số vốn thanh toán cho dự án không được vượt kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được giao.”

“-“KBNN thực hiện kiểm soát thanh toán theo nguyên tắc “thanh toán trước, kiểm soát sau” cho từng lần thanh toán và “kiểm soát trước, thanh toán sau” đối với lần thanh toán cuối cùng của hợp đồng. Căn cứ vào nguyên tắc này, KBNN ban hành Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước qua hệ thống Kho bạc Nhà nước kèm

theo Quyết định số 282/QĐ-KBNN ngày 20/04/2012 và Quyết định số 5657/QĐ-KBNN ngày 28/12/2016 ban hành Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước qua hệ thống KBNN, đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho chủ đầu tư, nhà thầu và đúng quy định của Nhà nước.”””

Một phần của tài liệu Kiểm soát chi tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước đà nẵng (Trang 24 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)