TỔNG QUAN VỀ KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐÀ NẴNG

Một phần của tài liệu Kiểm soát chi tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước đà nẵng (Trang 49 - 54)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI TẠM ỨNG VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA

2.2. TỔNG QUAN VỀ KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐÀ NẴNG

“Ngày 29/5/1946,“Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 75 quy định tổ chức, bộ máy Bộ Tài chính. Theo đó, Nha Ngân khố là một bộ phận tổ chức cấu thành trong bộ máy Bộ Tài chính và trực thuộc Bộ trưởng, với chức năng nhiệm vụ chủ yếu là in tiền, phát hành tiền của Chính phủ, quản lý quỹ Ngân sách Nhà nước, quản lý một số tài sản quý của Nhà nước bằng hiện vật như vàng, bạc, kim khí quý, đá quý...””

Đến ngày 01/4/1990, Chính phủ ban hành Quyết định số 07/HĐBT thành lập KBNN trực thuộc Bộ Tài chính, đánh dấu sự ra đời của Hệ thống KBNN (KBNN) nói chung và KBNN Quảng Nam - Đà Nẵng nói riêng.

KBNN Đà Nẵng được thành lập vào ngày 01/01/1997, trên cơ sở tách ra từ KBNN Quảng Nam - Đà Nẵng. Nhiệm vụ của KBNN Đà Nẵng gồm có là:

Tập trung các khoản thu thuế, phí, lệ phí vào NSNN của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân... có trụ sở tại địa bàn thành phố Đà Nẵng và các khoản thu từ hoạt động xuất nhập khẩu thông qua các cảng biển, hàng không tại thành phố Đà Nẵng; Thực hiện kiểm soát thanh toán những chi tiêu của các cơ quan hành chính sự nghiệp, Đảng, đoàn thể, lực lượng vũ trang... thuộc ngân sách thành phố và các Bộ, ngành trung ương và tổ chức thực hiện công tác kế toán xuất - nhập quỹ ngân sách của các cấp chính quyền có liên quan.

2.2.2. Cơ cấu tổ chức quản lý

Hiện nay, cơ cấu tổ chức quản lý của KBNN Đà Nẵng gồm có 7 phòng nghiệp vụ và 07 KBNN quận, huyện trực thuộc.

Lãnh đạo KBNN Đà Nẵng gồm có: 01 Giám đốc, 02 Phó Giám đốc và do Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm theo đề nghị của Tổng Giám đốc KBNN.

Các phòng nghiệp vụ của KBNN Đà Nẵng gồm có: Văn phòng, Phòng Kế

toán Nhà nước, Phòng Kiểm soát chi, Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Tin học, Phòng Thanh tra kiểm tra, Phòng Tài vụ và 07 KBNN quận, huyện làm nhiệm vụ tham mưu, bộ máy giúp việc cho Lãnh đạo KBNN Đà Nẵng hoàn thành tốt nhiệm vụ của ngành và thành phố giao.

KBNN các quận, huyện trực thuộc KBNN Đà Nẵng có 01 Giám đốc, 01 hoặc 02 Phó Giám đốc và các tổ nghiệp vụ (Tổ Kế toán Nhà nước, Tổ Kho quỹ, Tổ Hành chính - Tổng hợp). Từ ngày 01/7/2018, thực hiện thống nhất đầu mới kiểm soát chi thì KBNN quận huyện không còn 3 tổ nghiệp vụ như trước đây mà thành Bộ phận Giao dịch viên.

Tuỳ theo từng giai đoạn, Giám đốc KBNN Đà Nẵng căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ ra quyết định mở các điểm giao dịch bên ngoài trụ sở trực thuộc KBNN Đà Nẵng và các KBNN các quận, huyện. Các điểm giao dịch thực hiện chức năng và nhiệm vụ như thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác trên địa bàn các phường, các chợ, các cửa khẩu thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu;

thu phạt vi phạm hành chính; thanh toán công trái xây dựng Tổ quốc, trái phiếu Chính phủ, trái phiếu Kho bạc.

Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy KBNN Đà Nẵng

* Nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ phận thuộc KBNN Đà Nẵng

- Giám đốc KBNN: chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện hoàn thành nhiệm vụ của KBNN trên địa bàn được giao phụ trách, đảm bảo tuyệt đối an toàn tiền, ấn chỉ có giá trị quan trọng, tài sản của nhà nước trong phạm vi trực tiếp quản lý; chấp hành theo sự chỉ đạo của cấp trên, tranh thủ sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, phối hợp với cơ quan tài chính và cơ quan liên quan trên địa bàn để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

- Phó giám đốc: là người tham mưu cho giám đốc trong công tác quản lý cơ quan về mọi mặt.

- Văn phòng KBNN: xây dựng chương trình, kế hoạch công tác của KBNN Đà Nẵng; tổ chức thực hiện công tác thống kê, tổng hợp, phân tích tình hình hoạt động nghiệp vụ, thực hiện chế độ thông tin, báo cáo của KBNN Đà Nẵng theo quy định; thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền; thường trực việc tổ chức thực hiện công tác cải cách hành chính; tổ chức thực hiện công tác huy động vốn; tổ chức quản lý, điều hòa tồn ngân KBNN theo quy định; tổ chức thực hiện và kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện công tác văn thư lưu trữ, quản lý con dấu; thực hiện công tác quản lý đầu tư XDCB nội bộ; quản lý tài sản của KBNN Đà Nẵng.

-“Phòng Kế toán Nhà nước: tổ chức thực hiện công tác kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ tại KBNN Đà Nẵng; tập trung, hạch toán và điều tiết các khoản thu NSNN; thực hiện kiểm soát chi thường xuyên của NSNN; thực hiện đối chiếu, xác nhận số liệu thu, chi NSNN; thực hiện chế độ thông tin, điện báo;

cung cấp số liệu về thu, chi NSNN phục vụ công tác chỉ đạo điều hành NSNN của cấp thẩm quyền; thực hiện công tác thanh toán tại KBNN Đà Nẵng, thanh toán qua ngân hàng và thanh toán điện tử liên kho bạc; quyết toán các hoạt động nghiệp vụ KBNN theo quy định; hướng dẫn, kiểm tra nghiệp vụ quản lý tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý và quản lý an toàn kho quỹ đối với KBNN quận,

huyện; trực tiếp giao dịch thu, chi tiền mặt tại văn phòng KBNN Đà Nẵng; bảo quản an toàn tiền mặt, giấy tờ có giá theo quy định.

- Phòng Kiểm soát chi: trực tiếp thực hiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư thuộc nguồn vốn NSNN; thực hiện báo cáo và quyết toán vốn đầu tư với KBNN và cơ quan tài chính địa phương; thông báo, chuyển vốn, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện kiểm soát thanh toán vốn đầu tư tại các KBNN cấp quận, huyện.

- Phòng Thanh tra – Kiểm tra: hướng dẫn công tác tự kiểm tra và thực hiện kiểm tra kiểm soát thường xuyên và đột xuất việc thực hiện nhiệm vụ của các phòng và các KBNN quận, huyện thuộc KBNN Đà Nẵng; tổ chức thực hiện công tác tiếp dân tại KBNN Đà Nẵng; làm đầu mối giúp Giám đốc giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo.

- Phòng Tin học: hướng dẫn và kiểm tra công tác ứng dụng công tác tin học tại các KBNN quận huyện; triển khai các chương trình ứng dụng theo hướng dẫn của KBNN; quản lý, thực hiện bảo dưỡng, bảo trì hệ thống trang thiết bị tin học; quản trị mạng truyền thông; quản lý cơ sở dữ liệu, lưu trữ, bảo quản các thông tin nghiệp vụ của KBNN Đà Nẵng.

- Phòng Tổ chức cán bộ: tham mưu việc kiện toàn, sắp xếp cơ cấu tổ chức bộ máy và bố trí, sắp xếp cán bộ công chức, lao động tại KBNN Đà Nẵng; sắp xếp, thành lập, giải thể, sát nhập,…các tổ chức thuộc và trực thuộc KBNN Đà Nẵng; thực hiện công tác quản lý cán bộ (quy hoạch, bổ nhiệm, kỷ luật, luân chuyển, điều động,…); giải quyết các chế độ chính sách đối với cán bộ công chức; quản lý chỉ tiêu biên chế, quỹ tiền lương; thực hiện chuyển, nâng ngạch, nâng lương,…; lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và tổ chức, theo dõi việc đào tạo, bồi dưỡng theo phân cấp và quyết định của KBNN; là thường trực Hội đồng thi đua khen thưởng KBNN Đà Nẵng; tổ chức các phong trào thi đua;

tổng hợp việc xét khen thưởng, đề nghị khen thưởng; quản lý hồ sơ cán bộ công

chức; thực hiện công tác bảo vệ chính trị nội bộ.”

- Phòng tài vụ: thực hiện công tác quản lý tài chính nội bộ; thực hiện công tác quản lý đầu tư XDCB nội bộ.

2.2.3. Những đặc điểm cơ bản của Kho bạc nhà nước Đà Nẵng tác động đến công tác kiểm soát chi tạm ứng

Quản lý công tác KSC tạm ứng vốn đầu tư XDCB NSNN qua KBNN Đà Nẵng trong những năm qua chịu sự tác động và ảnh hưởng của nhiều yếu tố, song về cơ bản có những đặc điểm chính như sau:

- KBNN Đà Nẵng có sự phối hợp tốt giữa Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và KBNN có trách nhiệm quản lý tạm ứng vốn đầu tư XDCB NSNN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Các cơ quan trên đã thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ và các quy định hiện hành của nhà nước về KSC tạm ứng vốn đầu tư, đồng thời còn làm nhiệm vụ quan trọng là tham mưu đắc lực cho Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố trong việc điều hành và quản lý tạm ứng vốn đầu tư XDCB.

- Đội ngũ làm việc của các Ban QLDA thuộc UBND thành phố Đà Nẵng có tính chuyên nghiệp cao, đủ năng lực và trình độ để quản lý các dự án, tạo điều kiện thuận lợi cho KBNN trong việc tiếp nhận hồ sơ giao dịch, bảo đảm tuân thủ đúng các chế độ về KSC tạm ứng vốn đầu tư.

- KBNN Đà Nẵng không chỉ thực hiện KSC tạm ứng vốn đầu tư cho các ban QLDA sử dụng ngân sách địa phương, mà còn phải thực hiện KSC tạm ứng của các đơn vị thuộc các Bộ, ngành trung ương trên địa bàn các tỉnh miền Trung- Tây Nguyên. Mặt khác, UBND thành phố Đà Nẵng được hỗ trợ, huy động vốn đầu tư từ khá nhiều nguồn vốn. Do đó, ngoài việc phải tuân thủ nghiêm các quy định về công tác KSC tạm ứng vốn đầu tư XDCB NSNN do Chính phủ, Bộ Tài chính, KBNN ban hành, KBNN Đà Nẵng còn phải thực hiện theo một số văn bản về quản lý KSC tạm ứng vốn đầu tư XDCB riêng có do

UBND thành phố Đà Nẵng ban hành. Từ đó hình thành nhiều loại hồ sơ khác nhau, phương thức kiểm soát khác nhau đối với từng loại hình chương trình dự án, từng loại nguồn vốn đầu tư.

- Vốn tạm ứng đền bù giải phóng mặt bằng chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số tạm ứng vốn đầu tư XDCB hàng năm. Đây là một công tác khó khăn phức tạp nên có ảnh hưởng rất lớn đến việc KSC tạm ứng cũng như thực hiện kế hoạch vốn hàng năm.

Một phần của tài liệu Kiểm soát chi tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước đà nẵng (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)