CHƯƠNG 3. KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI TẠM ỨNG VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐÀ NẴNG
3.1. ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU VỀ KIỂM SOÁT CHI TẠM ỨNG VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐÀ NẴNG
3.1.1. Định hướng, mục tiêu chung của ngành
Quyết liệt triển khai thực hiện “Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020” theo Quyết định số 138/2007/QĐ-TTg Ngày 21/08/2007 của Thủ tướng Chính phủ với mục tiêu tổng quát là: “Xây dựng Kho bạc Nhà nước hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển ổn định, vững chắc trên cơ sở cải cách thể chế chính sách, hoàn thiện tổ chức bộ máy gắn với hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực để thực hiện tốt các chức năng: quản lý quỹ ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước được giao quản lý; quản lý ngân quỹ; tổng kế toán nhà nước; thực hiện việc huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật nhằm tăng cường năng lực, hiệu quả và tính công khai, minh bạch trong quản lý các nguồn lực tài chính của Nhà nước. Đến năm 2020, các hoạt động Kho bạc Nhà nước được thực hiện trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại và hình thành Kho bạc điện tử”.
Để thực hiện thành công mục tiêu trên Bộ Tài chính có quan điểm chỉ đạo:
“Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước không chỉ là những định hướng, cải cách, phát triển các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của hệ thống Kho bạc Nhà nước mà còn đề cập đến những lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của
các đơn vị thuộc hệ thống Tài chính và các ngành khác có ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả hoạt động của Kho bạc Nhà nước”.
Do đó, việc xây dựng và thực hiện Chiến lược phải đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất cùng các ngành, các tổ chức, các đơn vị liên quan. Việc phát triển KBNN dựa trên cơ sở ổn định, an toàn và hiện đại và từng bước hoàn thiện đồng bộ 3 chức năng cơ bản của KBNN là Quản lý quỹ NSNN và các quỹ tài chính nhà nước; Quản lý ngân quỹ và quản lý nợ chính phủ; Tổng kế toán nhà nước. Từ đó, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính - ngân sách, đảm bảo tính công khai, minh bạch, tăng cương công tác Thanh tra - kiểm tra, giám sát ngân sách và các hoạt động tài chính Nhà nước.”
(Trích từ Bài: Quyết liệt triển khai “Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước”năm 2013)
3.1.2. Định hướng, mục tiêu hoàn thiện công tác kiểm soát chi tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước Đà Nẵng
Với khẩu hiệu hành động “ Đoàn kết – Dân chủ – Đổi mới” của Đại hội đại biểu Đảng bộ Đà Nẵng lần thứ XXI, chủ động tích cực hội nhập quốc tế, cơ chế, chính sách, pháp luật ngày càng hoàn thiện, thu hút các luồng vốn đầu tư ngày càng tăng, kết cầu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nền tảng đảm bảo phát triển nhanh, ổn định, bền vững. Trên cơ sở đó cùng với định hướng và mục tiêu phát triển của ngành, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tạm ứng từ NSNN đầu tư vào các dự án thì công tác KSC tạm ứng vốn và thu hồi tạm ứng vốn đầu tư XDCB qua KBNN Đà Nẵng cần thực hiện những nội dung sau:
Thứ nhất, phải đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, góp phần phát triển kinh tế đất nước. Đảm bảo tất cả các khoản chi tạm ứng vốn đầu tư XDCB NSNN qua KBNN Đà Nẵng đều được kiểm soát chặt chẽ, đúng đối
tượng, sử dụng đúng mục đích và đúng quy định quản lý tài chính trong đầu tư và xây dựng của Luật Đầu tư công, cũng như Luật NSNN. Ngoài ra, cũng phải thường xuyên thực hiện cải tiến công tác KSC tạm ứng cho phù hợp với xu hướng cải cách hành chính trong quản lý NSNN nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN và hạn chế tối đa tiêu cực, thất thoát, lãng phí, chống gây phiền hà, sách nhiễu.
Thứ hai, phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm và quyền hạn giữa KBNN Đà Nẵng với chủ đầu tư và các tổ chức cá nhân có liên quan trong việc thực hiện KSC tạm ứng và quản lý, sử dụng vốn đầu tư tạm ứng từ NSNN theo chế độ quy định.
Thứ ba, quy trình, thủ tục công tác KSC tạm ứng và thu hồi tạm ứng vốn đầu tư XDCB NSNN phải bao quát được toàn bộ các hoạt động tạm ứng đầu tư xây dựng, đảm bảo tính khoa học, đơn giản, rõ ràng, công khai và minh bạch, tạo thuận lợi cho người kiểm soát, người được kiểm soát và cả người thụ hưởng.
Thứ tư, áp dụng các phương tiện thông tin hiện đại, các điều kiện sẵn có về hạ tầng truyền thông và công nghệ thông tin để thực hiện công khai hóa thủ tục, quy trình KSC tạm ứng vốn đầu tư qua KBNN Đà Nẵng và tiếp tục triển khai thực hiện dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn thành phố.
Thứ năm, để thực hiện tốt công tác KSC tạm ứng và thu hồi tạm ứng vốn đầu tư XDCB NSNN sẽ giúp CĐT có ý thức, trách nhiệm hơn khi sử dụng tạm ứng vốn từ NSNN để nâng cao năng lực trình độ quản lý; nắm bắt kịp thời những thay đổi về chế độ quản lý tạm ứng và thu hồi tạm ứng vốn đầu tư XDCB cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong từng giai đoạn và thông lệ quốc tế khi tham gia hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng hơn. Đồng thời, góp phần rất lớn trong việc phân phối và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính của Nhà nước, tạo điều kiện giải quyết tốt mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng, tăng cường tính kỷ cương - kỷ luật tài chính, chống
thất thoát, lãng phí và tạo niềm tin vững chắc của Nhân dân vào vai trò quản lý, điều hành của cơ quan chính quyền các cấp. Mặt khác, thông qua quá trình này Nhà nước sử dụng nó như là một công cụ để thực hiện quản lý vĩ mô, điều tiết, định hướng phát triển nền kinh tế trong từng giai đoạn và thực hiện các mục tiêu công bằng xã hội khác.
Thứ sáu, nâng cao vai trò công tác Thanh tra - kiểm tra và giám sát việc sử dụng vốn tạm ứng đầu tư XDCB. Công tác giám sát Thanh tra – kiểm tra đây là nội dung quan trọng trong quản lý sử dụng vốn tạm ứng đầu tư XDCB từ NSNN. Số vốn tạm ứng đầu tư lớn, nhưng khả năng thu hồi vốn thấp và việc quản lý vốn liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều năm... Do vậy, việc phân cấp quản lý, tăng cường công tác kiểm soát, thanh tra - kiểm tra việc sử dụng vốn tạm ứng đầu tư NSNN là hết sức cần thiết.