CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI TẠM ỨNG VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA
2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI TẠM ỨNG VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2014 - 2018
2.3.4. Kết quả thực hiện công tác kiểm soát chi tạm ứng vốn đầu tư xây dựng ngân sách Nhà nước qua Kho bạc nhà nước Đà Nẵng giai đoạn 2014 -
a. Tình hình số dư tạm ứng vốn đầu tư
Tổng số dư tạm ứng của các dự án luôn tuân thủ quy định, cụ thể: từ năm 2014 đến năm 2018, số dư tạm ứng vốn đầu tư NSTW và NSĐP luôn duy trì dưới mức 25% Kế hoạch vốn năm của các dự án do KBNN Đà Nẵng thực hiện nghiêm quy định của Chỉ thị số 1792/CT-TTg và các văn bản hướng dẫn về quản lý chi tạm ứng, thu hồi tạm ứng của Bộ Tài chính, KBNN và UBND thành phố. Bên cạnh đó, trong quá trình KSC tạm ứng vốn đầu tư XDCB, KBNN Đà Nẵng đã chủ động phối kết hợp với các cơ quan ban ngành có liên quan giải
quyết những vướng mắc phát sinh trong quá trình giải ngân tạm ứng và đôn đốc CĐT thu hồi tạm ứng vốn đầu tư kịp thời; nhất là đối với công tác kiểm soát tạm ứng vốn GPMB.
“Tuy nhiên, do các quy định về tạm ứng, thu hồi tạm ứng còn chưa đồng bộ, rõ ràng, chưa có hướng dẫn cụ thể việc thực hiện chế tài xử phạt hành chính việc chậm thu hồi tạm ứng. Từ đó dẫn đến tình trạng các CĐT chưa thật sự quan tâm đến công tác thu hồi tạm ứng còn khá phổ biến, số dư tạm ứng chưa thu hồi hàng năm còn lớn. Mặc khác, KBNN Đà Nẵng chưa chủ động được trong việc xử lý các trường hợp trì hoãn việc thu hồi tạm ứng, hoàn trả các khoản tạm ứng theo quy định.”
Bảng 2.2. Tình hình số dư tạm ứng vốn đầu tư XDCB NSNN
qua KBNN Đà Nẵng giai đoạn 2014 - 2018 Đơn vị tính: Tỷ đồng
Số
TT Nguồn vốn đầu tư
Số dư tạm ứng vốn đầu tư Trong năm KH Kế hoạch
vốn
Số dư tạm ứng
Tỷ lệ % so KHV
I Năm 2014 6.954 623 8,9%
1 Vốn Ngân sách 6.272 618 9,8%
1.1 NSTW 587 9 1,5%
1.2 NS ĐP (cấp tỉnh) 5.685 609 10,7%
2 Vốn TPCP 682 5 33,5%
II Năm 2015 7.240 569 7,8%
1 Vốn Ngân sách 6.058 536 8,8%
1.1 NSTW 901 101 11,2%
1.2 NS ĐP (cấp tỉnh) 5.157 435 8,4%
Số
TT Nguồn vốn đầu tư
Số dư tạm ứng vốn đầu tư Trong năm KH Kế hoạch
vốn
Số dư tạm ứng
Tỷ lệ % so KHV
2 Vốn TPCP 1.182 33 17,3%
III Năm 2016 6.800 1.243 18,3%
1 Vốn Ngân sách 6.551 1.230 18,8%
1.1 NSTW 1.012 59 5,8%
1.2 NS ĐP (cấp tỉnh) 5.539 1.171 21,1%
2 Vốn TPCP 249 13 5,2%
IV Năm 2017 8.101 976 12%
1 Vốn Ngân sách 7,983 903 11,3%
1.1 NSTW 778 114 14,6%
1.2 NS ĐP (cấp tỉnh) 7.205 789 10,9%
2 Vốn TPCP 118 73 61,8%
V Năm 2018 7.792 858 11%
1 Vốn Ngân sách 7.098 794 11,2%
1.1 NSTW 545 74 13,6%
1.2 NS ĐP (cấp tỉnh) 6.553 720 10,9%
2 Vốn TPCP 694 64 9,2%
(Nguồn: Báo cáo quyết toán ngân sách địa phương, trung ương giai đoạn 2014- 2018)
Qua Bảng 2.2: Tình hình tạm ứng vốn đầu tư XDCB NSNN qua KBNN Đà Nẵng giai đoạn 2014 – 2018, nhận thấy tổng số dư tạm ứng năm 2015 giảm, qua năm 2016 số dư tạm ứng tăng lên theo tỷ trọng tăng nguồn vốn, nhưng chủ yếu là do vốn tạm ứng đền bù GPMB, khi tạm ứng vốn KBNN nhưng việc vận động Nhân dân chưa đồng tình, chưa thấu đáo, nên không
chịu nhận tiền do Nhà nước đền bù; Mặt khác, do có một số dự án bị đình chỉ, giãn tiến độ hoặc dừng dự án theo Quyết định của cấp có thẩm quyền;
tuy nhiên, không được CĐT hoàn chỉnh thủ tục quyết toán khối lượng dở dang, không phân định trách nhiệm rõ ràng nên việc tồn đọng kéo dài qua nhiều năm; Một số dự án giao cho nhà thầu thi công thiếu năng lực dẫn đến phải thay thế nhà thầu phụ. Đến năm 2107-2018 tỷ lệ số dư tạm ứng trong năm so với kế hoạch vốn giảm dần qua các năm do áp dụng quy định khống chế mức tạm ứng theo Chỉ thị số 1792/CT-TTg và các văn bản hướng dẫn tăng cường quản lý, giám sát việc sử dụng vốn tạm ứng, thu hồi tạm ứng của Bộ Tài chính cũng như các văn bản hướng dẫn của KBNN. Ngoài ra, cũng nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của chính quyền địa phương trong việc giám sát, đôn đốc các chủ đầu tư (Ban QLDA) trong việc thực hiện thu hồi tạm ứng.
- Từ khi Chính phủ ban hành Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/04/2015 thay thế Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 07/05/2010 Quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng. Để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các đơn vị trong quá trình tạm ứng hợp đồng xây dựng, Bộ Tài chính ban hành Công văn số 10254 ngày 27/07/2015 hướng dẫn mức tạm ứng đối với công việc của dự án được thực hiện theo hợp đồng. Theo hướng dẫn công văn này cho phép các chủ đầu tư (Ban QLDA) được tạm ứng không quá 50% giá trị hợp đồng tại thời điểm ký kết (bao gồm cả dự phòng nếu có) và nếu tạm ứng vượt quá tỷ lệ quy định thì phải được người có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép hoặc Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với trường hợp người quyết định đầu tư là Thủ tướng Chính phủ. Điều này làm số dư tạm ứng trong năm 2016 tăng cao so với các năm trước đó khi thực hiện KSC tạm ứng theo quy định của Chỉ thị số 1792/CT-TTg. Cụ thể diễn biến tình hình số dư tạm ứng từ năm 2014 đến năm 2018 được thể hiện ở Bảng 2.2.
Biểu đồ 2.1. Mô tả tình hình số dư tạm ứng trong năm
giai đoạn 2014 -2018
b. Nguyên nhân số vốn bị từ chối thanh toán về kiểm soát chi tạm ứng Mọi khoản chi NSNN đều được kiểm tra, kiểm soát chi một cách chặt chẽ theo nội dung, yêu cầu của Luật NSNN, các Thông tư hướng dẫn của Bộ tài chính, KBNN; đảm bảo vừa đáp ứng được nhu cầu chi NSNN theo đúng quy định, vừa không gây ách tắc trong điều hành ngân sách của các cấp, đã từ chối giảm được những khoản chi sai mục đích, sai chế độ mà Nhà nước đã quy định, phát huy hiệu lực của “Chính sách tiết kiệm, chống lãng phí các khoản chi tiêu NSNN” mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.
“Thông qua công tác KSC tạm ứng vốn đầu tư XDCB NSNN, KBNN Đà Nẵng đã phát hiện một số món tạm ứng sai phạm và từ chối nhiều hồ sơ đề nghị tạm ứng không đúng quy định, (như: tạm ứng vượt 50% giá trị hợp đồng mà không có Quyết định cho phép của người quyết định đầu tư; đề nghị tạm ứng không có thư bảo lãnh đối với trường hợp yêu cầu phải có bảo lãnh tạm ứng;”đề
0.00%
2.00%
4.00%
6.00%
8.00%
10.00%
12.00%
14.00%
16.00%
18.00%
20.00%
2014 2015 2016 2017 2018
Tỷ lệ % số dư tạm ứng so KHV
Tỷ lệ % số dư tạm ứng so KHV
nghị tạm ứng hợp đồng thi công xây dựng nhưng không có kế hoạch GPMB kèm theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng,...) góp phần thu hồi tiền về cho NSNN. Đồng thời, phối hợp với các Sở ban ngành, các cấp có thẩm quyền tại địa phương trong việc tạo lập trật tự trong hoạt động của các dự án đầu tư từ nguồn vốn NSNN. Để đánh giá việc kiểm soát các khoản chi tạm ứng vốn đầu tư XDCB NSNN qua KBNN Đà Nẵng, có thể xem xét tình hình từ chối tạm ứng vốn XDCB qua KBNN Đà Nẵng giai đoạn 2014-2018 thông qua bảng sau:
Bảng 2.3. Tình hình từ chối tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn 2014-2018
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Năm Số chi qua kiểm soát
Số tiền từ chối
tạm ứng Tỷ lệ (%)
2014 623 5,3 0,9
2015 569 4,1 0,7
2016 1.243 7,5 0,6
2017 976 3,2 0,3
2018 858 2,1 0,2
(Nguồn: Báo cáo vốn tạm ứng đầu tư XDCB hàng năm của KBNN Đà Nẵng) Theo số liệu từ chối tạm ứng bảng 2.3, có thể thấy: số tiền từ chối chi tạm ứng giảm dần theo từng năm so với tổng chi ngân sách nếu quy ước tổng chi ngân sách mỗi năm là 100%. Quá trình KSC tạm ứng qua KBNN Đà Nẵng phải đảm bảo tính hợp pháp hợp lệ của hồ sơ, cũng như đảm bảo chi tạm ứng không vượt 50% giá trị hợp đồng, sai tài khoản của đối tượng hưởng ,…theo quy định hiện hành, do đó đã góp phần làm số từ chối chi giảm. Số tiền từ chối tạm ứng của KBNN Đà Nẵng cũng giảm dần theo các năm như đến năm 2016 thì số từ chối tăng lên 7,5 tỷ đồng chiếm 0,6% so với tổng số KSC tạm ứng là do tăng tỷ trọng với hàng năm. Thông qua những con số trên phần nào đã thể hiện
những nỗ lực của đội ngũ cán bộ KBNN Đà Nẵng trong quá trình kiểm soát chi tạm ứng, hạn chế bớt những đồng tiền lãng phí về NSNN.
c. Tình hình số dư nợ tạm ứng vốn các năm trước chuyển sang năm sau Trong giai đoạn này, cơ chế tạm ứng vốn đầu tư XDCB có nhiều thay đổi, tạo ra nhiều chuyển biến mạnh mẽ, giảm tình trạng vốn tạm ứng tồn đọng, kéo dài,…Quy định về điều kiện tạm ứng, thu hồi tạm ứng, mức tạm ứng, thời gian thu hồi được cụ thể, rõ ràng, chặt chẽ hơn đối với từng loại hợp đồng, từng loại chi phí và tạo thuận lợi hơn cho công tác quản lý số dư tạm ứng.
- Trước khi Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 86/2011/TT-BTC thì việc quản lý tạm ứng và thu hồi tạm ứng được thực hiện theo Thông tư số 27/2007/TT-BTC.“Theo quy định Thông tư số 27/2007/TT-BTC thì việc thu hồi tạm ứng giao CĐT chịu trách nhiệm và không phân công cơ quan giám sát, theo dõi, đôn đốc CĐT thu hồi tạm ứng. Điều này dẫn đến tình trạng tồn đọng số dư tạm ứng lớn kéo dài qua nhiều năm. Điển hình như số dư tạm ứng các năm trước chuyển sang năm 2016, 2017 lớn là do kế hoạch vốn tăng hàng năm làm cho vốn tạm ứng cũng tăng theo tỷ trọng vốn tăng. Về công tác thu hồi vốn KBNN Đà Nẵng đã chủ động rà soát số dư nợ và gửi văn bản đôn đốc thu hồi tạm ứng đến các BQL. Đồng thời kết hợp việc theo dõi của cán bộ kiểm soát về tiến độ thực hiện của các dự án mà BQL triển khai khi tạm ứng vốn lần đầu tiên. Kết quả đó thể hiện qua số tạm ứng theo chế độ đã thanh toán khối lượng hoàn thành với số tiền 512 tỷ đồng; số nộp giảm tạm ứng trong năm với số tiền 56 tỷ đồng.
Bảng 2.4. Tình hình số dư tạm ứng các năm trước chuyển sang năm sau Đơn vị tính: Tỷ đồng
Năm 2014 2015 2016 2017 2018
Số dư tạm ứng các năm
trước chuyển sang 716 539 784 751 694
Biểu đồ 2.2. Mô tả Số dư tạm ứng các năm trước chuyển sang năm sau
2.4. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI TẠM ỨNG VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐÀ NẴNG