Tăng cường phối hợp chặt chẽ các sở, ban ngành, chủ đầu tư

Một phần của tài liệu Kiểm soát chi tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước đà nẵng (Trang 95 - 98)

CHƯƠNG 3. KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI TẠM ỨNG VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐÀ NẴNG

3.2. KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI TẠM ỨNG VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐÀ NẴNG

3.2.5. Tăng cường phối hợp chặt chẽ các sở, ban ngành, chủ đầu tư

Một dự án nào cũng qua rất nhiều khâu quản lý, kiểm soát , qua KBNN Đà Nẵng là một khâu kiểm soát lớn, trong đó lại có nhiều tác nghiệp nhỏ. Muốn có sự thống

nhất cao phải có sự rõ ràng trong phân công nhiệm vụ và chặt chẽ, hợp lý trong phối hợp điều hành. Cần phải nâng cao chất lượng thông tin với độ chính xác và tính kịp thời cao, nhằm phối hợp và xử lý những khó khăn, vướng mắc phát sinh đồng thời tranh thủ ý kiến chỉ đạo của các cấp lãnh đạo để có giải pháp tháo gỡ kịp thời, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương.”

a. Với Sở kế hoạch và đầu tư

“Hiện nay, trong công tác KSC tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản NSNN qua KBNN Đà Nẵng, do nhu cầu vốn không đáp ứng đủ, mặt khác việc tính toán xác định sự cần thiết và hiệu quả của dự án chưa thật khách quan và khoa học nên việc phân bổ vốn dễ mang tính chủ quan. Để khắc phục hạn chế này yêu cầu đặt ra là Sở Kế hoạch và Đầu tư cần phối hợp chặt chẽ với KBNN Đà Nẵng làm tốt công tác phân bổ kế hoạch vốn bảo đảm yêu cầu cao về tính công khai, minh bạch và công bằng. Mặt khác, phải kết hợp lồng ghép nhiều chương trình dự án, nhiều nguồn vốn để không trùng hoặc bỏ sót, có quan điểm rõ ràng về chống phân bổ dàn trải, khắc phục tình trạng điều chuyển kế hoạch vốn tràn lan. Phải kiên quyết xóa cơ chế bao cấp xin cho và bao cấp trá hình, xây dựng điều kiện phân bổ vốn bằng cách xác định nguyên tắc, tiêu chí, mức độ phù hợp của dự án và khả năng ngân sách. Làm tốt khâu phân bổ vốn có ý nghĩa quan trọng trong công tác KSC tạm ứng nhất là vào thời điểm cuối năm ngân sách.”””

b. Với Sở tài chính

KBNN Đà Nẵng thường xuyên phối hợp Sở Tài chính kiểm tra việc sử dụng vốn tạm ứng của các CĐT cũng như nhà thầu và đôn đốc thu hồi tạm ứng;

tham mưu, đề xuất biện pháp thu hồi các khoản tạm ứng quá hạn, không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích trình cấp thẩm quyền xem xét quyết định biện pháp thực hiện nhằm chống thất thoát, lãng phí, rủi ro trong quản lý chi NSNN.

c. Với chủ đầu tư, ban quản lý dự án

Đây là chủ thể trực tiếp tiếp nhận vốn XDCB từ NSNN để thực hiện việc xây dựng công trình đã được duyệt và phải chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền về chất lượng của công trình được giao. Vì thế trách nhiệm cụ thể của CĐT phải được qui định thật rõ ràng. CĐT phải có trách nhiệm giám sát tiền mà đơn vị thi công sử dụng có đúng mục đích không, để tránh việc lãng phí tiền vào những phần công trình không cần thiết. Trong quá trình xây dựng, CĐT phải trực tiếp hoặc cử người thanh tra, kiểm tra chất lượng của công trình.

Và cuối cùng CĐT phải có trách nhiệm nghiệm thu công trình đúng thiết kế, đảm bảo về chất lượng và giao lại cho cơ quan Nhà nước để đưa vào sử dụng.

và quyết toán công trình. Việc qui định trách nhiệm cụ thể của CĐT nhằm tránh tình trạng chậm thu hồi vốn đầu tư, tránh thất thoát lãng phí tiền của Nhà nước.

- Tóm lại, đây là kênh phối hợp quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả việc sử dụng vốn tạm ứng từ NSNN. CĐT vừa với tư cách là đối tượng quản lý số tiền tạm ứng, vừa là khách hàng được phục vụ nên luôn đặt ra nhiều yêu cầu về phối hợp. Biện pháp tăng cường là phải thường xuyên cập nhật chế độ, chính sách (tập huấn, công văn, hướng dẫn…) cho CĐT để họ nắm bắt kịp thời để thực hiện đúng. Mặt khác, KBNN Đà Nẵng phải yêu cầu CĐT hàng tháng phải thực hiện báo cáo đầy đủ và làm tốt các hồ sơ tạm ứng. Ngược lại, CĐT có quyền yêu cầu KBNN Đà Nẵng về chất lượng phục vụ, đánh giá cụ thể các tác nghiệp và ứng xử của KBNN nơi mình giao dịch. Đây là mối quan hệ biện chứng cần phát huy để đạt được sự hoàn thiện trong KSC tạm ứng từ NSNN.

- Định kỳ KBNN Đà Nẵng thực hiện nghiêm việc đối chiếu, rà soát và có văn bản đôn đốc thu hồi các khoản tạm ứng đến hạn, quá hạn gửi Ban quản lý, CĐT. Cụ thể như: Đến đầu quý sau cán bộ KSC chủ động in các khoản tạm ứng trước đó để đối chiếu với CĐT và xác định các khoản tạm ứng đến hạn, quá hạn phải thu hồi để có văn bản đôn đốc nhắc nhỡ thu hồi hay báo cáo

cơ quan tài chính có văn bản gửi Bộ, ngành quản lý (đối với dự án do Trung ương quản lý) và UBND các cấp quản lý (đối với dự án do địa phương quản lý) để có biện pháp xử lý số dư tạm ứng chưa thu hồi.

- Ngoài ra, KBNN Đà Nẵng phải thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến rộng rãi qua nhiều kênh thông tin (như tại các hội nghị giao ban định kỳ của UBND, qua phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết, công khai tại trụ sở KBNN,...) về các văn bản liên quan đến việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực KBNN để các chủ đầu tư hiểu rõ và nâng cao ý thức, trách nhiệm trong quá trình quản lý, sử dụng vốn tạm ứng từ NSNN chi cho dự án đầu tư XDCB.”

Một phần của tài liệu Kiểm soát chi tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước đà nẵng (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)