CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI CÁC CƠ QUAN BẢO HIỂM
1.2. ĐẶC ĐIỂM VỀ CÔNG TÁC CHI BHXH
1.2.1. Khái niệm về BHXH và vai trò của công tác chi BHXH
Có nhiều ý kiến về khái niệm Bảo hiểm xã hội hiện nay nhƣng khái niệm
chung nhất và đúng với mục đích chính của ngành BHXH đó chính là khái niệm: Bảo hiểm xã hội là sự bù đắp một phần hay thay thế thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất đi thu nhập do ốm đau,thai sản, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nghỉ hưu hoặc chết đi…kinh phí chi trả lấy từ quỹ bảo hiểm xã hội do nhà nước tổ chức thực hiện, do sự đóng góp của người lao động, của cơ quan sử dụng lao động nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động và an toàn xã hội.
- Có các loại hình bảo hiểm xã hội hiện nay:
+ Bảo hiểm xã hội bắt buộc là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau,thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. [13]
+ Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất. [13]
- Mục đích chính của Bảo hiểm xã hội đó chính là an sinh xã hội, giữ vai trò trụ cột và bền vững trong hệ thống an sinh của bất cứ nhà nước nào. Nó hoạt động dựa trên các nguyên tắc sau đây:
+ Người lao động khỏe mạnh khi làm việc đều đóng góp thu nhập của mình vào quỹ bảo hiểm xã hội để hỗ trợ cho bản thân mình hay người khác khi ốm đau, thai sản, hay không còn đủ sức để làm việc nhằm giúp họ duy trì cuộc sống bằng thu nhập do quỹ bảo hiểm xã hội chi trả. Cho nên, bảo hiểm xã hội hay bảo hiểm thất nghiệp gắn trách nhiệm của công dân với cộng đồng, với con người với nhau,
+ Việc mở rộng đối tƣợng tham gia bảo hiểm chính là đảm bảo sự bình đẳng trong xã hội, xóa bỏ rào cản về vị trí việc làm trong các thành phần kinh
tế, nhận thức chỉ có làm cơ quan nhà nước mới có thể có lương hưu, có thể hưởng chế độ bảo hiểm nay đã không còn nữa.
+ Người tham gia bảo hiểm xã hội được bảo đảm thu nhập khi họ bị ốm đau, sinh con hay tai nạn lao động, họ có thể nghỉ ngơi mà thu nhập, đời sống vẫn được đảm bảo. Người lao động khi tham gia BHXH khi bị ốm đau sẽ đƣợc đƣợc trợ cấp ốm đau, chăm sóc con ốm, trợ cấp khi nghỉ chế độ thai sản hay nhận con nuôi…, khi bị tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp sẽ nhận đƣợc một phần trợ cấp do giảm khả năng lao động do tai nạn, bệnh nghề nghiệp, được hưởng trợ cấp thất nghiệp hoặc được học nghề để có cơ hội tìm công việc khác phù hợp hơn.
Với tâm lý như thế, mọi người luôn luôn tin tưởng vào chính sách của Đảng và nhà nước khi được tham gian bảo hiểm trong lúc làm việc và luôn luôn tin tưởng rằng khi không còn làm việc nữa thì đời sống của mình vẫn được đảm bảo bằng việc hưởng lương hưu trí hàng tháng, đã tạo ra sự hứng khởi cho người lao động hăng hái tham gia quỹ bảo hiểm xã hội.
+ Bảo hiểm xã hội còn là công cụ quản lý của nhà nước, phân phối thu nhập công bằng hơn, giảm chi từ ngân sách nhà nước, đảm bảo mục tiêu an sinh xã hội.
b. Vai trò của công tác chi bảo hiểm xã hội
Chi bảo hiểm xã hội là một trong những trọng tâm và đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của Bảo hiểm xã hội, công tác chi bảo hiểm xã hội được hiểu rằng đó chính là nhà nước lấy kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội được tổ chức, cá nhân đóng góp để chi trả chế độ hưu trí, tử tuất, ốm đau, thai sản…cho người được hưởng nhằm đảm bảo thu nhập, ổn định đời sống của người tham gia bảo hiểm xã hội.
1.2.2. Nội dung chi bảo hiểm xã hội
Luật bảo hiểm hiện nay quy định, việc chi trả bảo hiểm xã hội có 02 phương thức:
- Theo phương thức chi trả trực tiếp: là cơ quan bảo hiểm xã hội địa phương sử dụng nhân viên cơ quan bảo hiểm chi trả trực tiếp cho đối tượng hưởng tại cơ quan bảo hiểm xã hội,
- Theo phương thức gián tiếp: là việc cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền cho các đại lý đại diện cho cơ quan BHXH chi trả cho các đối tượng tại bưu điện cơ sở.
Căn cứ vào bảng tổng hợp kinh phí chi trả cho cơ quan bảo hiểm xã hội gởi đến, sau khi nhận được tiền tạm ứng thông qua ngân hàng, đại lý bưu điện thông báo cho cơ quan bảo hiểm xã hội biết, chuyển tiền kịp thời cho bưu điện làm căn cứ chi trả cho các đối tượng hưởng đúng thời gian quy định.
Bưu điện thực hiện việc chi trả trong vòng 10 ngày đầu tháng cho các đối tượng hưởng. Sau khi bưu điện các huyện, thành phố chi trả xong, bưu điện huyện quyết toán với bưu điện tỉnh, bưu điện tỉnh lập giấy thanh toán chi phí trả gửi Bảo hiểm xã hội tỉnh. Sau khi nhận đƣợc thông báo chấp thuận của Bảo hiểm xã hội tỉnh, bưu điện tỉnh xuất hóa đơn tài chính về số tiền chi phí chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH chuyển BHXH tỉnh để BHXH tỉnh chuyển số tiền chi phí chi trả vào tài khoản của bưu điện tỉnh. Các đại lý bưu điện tỉnh chi trả các chế độ bằng 2 hình thức: qua tài khoản cá nhân hay bằng tiền mặt cho đối tượng hưởng chế độ.
Các chế độ chi trả BHXH hiện nay gồm có:
Chi trả các chế độ từ ngân sách nhà nước
* Chế độ BHXH hàng tháng: lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp theo Quyết định 613, trợ cấp tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, tiền tuất và phụ cấp khu vực hàng tháng.
* Chi trả trợ cấp một lần: Tiền trợ cấp tuất 1 lần và trợ cấp mai táng phí được thực hiện khi người đang hưởng lương hưu hàng tháng, người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động, hưởng trợ cấp tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp hàng tháng đã nghỉ việc bị chết.
* Trợ cấp khu vực 1 lần: Kinh phí này chi trả cho những đối tƣợng làm việc ở những khu vực có điều kiện kinh tế khó khăn, miền núi, hải đảo. Người lao động khi đến tuổi nghỉ hưu sẽ nhận được chế độ này tuỳ thuộc vào thời gian công tác tại những khu vực đó.
Chi trả các chế độ BHXH từ Quỹ bảo hiểm xã hội bao gồm
* Chế độ BHXH hàng tháng:
Quỹ hưu trí, tử tuất: tiền lương hưu, tiền tuất hàng tháng, phụ cấp khu vực,
Quỹ tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp chi: trợ cấp tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp hàng tháng, trợ cấp phục vụ người bị tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp hàng tháng,
Quỹ bảo hiểm tự nguyện chi: trợ cấp tuất, lương hưu,
Quỹ BHTN: chi trợ cấp thất nghiệp hàng tháng cho người lao động theo đúng chế độ.
* Chế độ chi BHXH một lần:
Quỹ hưu trí, tử tuất hưởng chế độ BHXH một lần theo quy định Luật BHXH gồm: trợ cấp một lần khi nghỉ hưu , BHXH một lần, trợ cấp mai táng phí, trợ cấp tuất một lần ( Điều 54,55,63,66,Luật BHXH, 2014 ),
Quỹ tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp: trợ cấp một lần khi nghỉ hưu theo điều 72, trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp theo điều 47, cung cấp công cụ và các phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo điều 45 ( Điều 72,47,45,Luật BHXH, 2014 ),
Quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện chi trả BHXH một lần theo Luật BHXH bao gồm các khoản chi sau: trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, BHXH một lần đối với người không đủ điều kiện hưởng chế độ lương hưu hàng tháng, trợ cấp tiền tuất một lần, trợ cấp mai táng phí ( Điều 72,73,78,77, Luật BHXH, 2014 ),
Chi ốm đau, thai sản và nghỉ dƣỡng sức phục hồi sức khoẻ
Quỹ ốm đau, thai sản: Thanh toán chế độ ốm đau, nghỉ thai sản, con chết, nhận con nuôi…, nghỉ dƣỡng sức sau ốm đau, thai sản,
Quỹ tai nạn – bệnh nghề nghiệp: chế độ nghỉ dƣỡng sức – phục hồi sức khoẻ sau khi điều trị thương tật, bệnh tật được xác định hưởng chế độ tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp (Luật BHXH, 2014),
1.2.3. Đặc điểm chi bảo hiểm xã hội
Mục đích cơ bản nhất của công tác chi bảo hiểm xã hội là đảm bảo đời sống kinh tế cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội khi bản thân họ hay gia đình họ bị mất đi nguồn thu nhập vì nghỉ làm việc cho những lý do hưu trí, tử tuất, ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, nghỉ dưỡng sức sau khi sinh… Hoạt động chi bảo hiểm xã hội không vì lợi nhuận mà chính vì mục đích an sinh xã hội và là công cụ quản lý đắc lực của nhà nước, chi bảo hiểm xã hội đang là vấn đề quan tâm nhất, cần kiểm soát một cách chặt chẽ nhất vì nó tác động trực tiếp đến quyền lợi của người lao động, nó hoạt động tốt thì việc chi trả quyền lợi cho người lao động được nhanh chóng và chính xác, tạo niềm tin cho đối tƣợng tham gia bảo hiểm xã hội ngày càng nhiều. Ngƣợc lại việc chi trả bảo hiểm xã hội cứng nhắc, vận dụng các văn bản cũ, không cập nhật văn bản mới vào công tác chi bảo hiểm xã hội sẽ đẩy người được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội vào bước đường cùng, không đảm bảo cuộc sống cho họ và gia đình, tạo tâm lý e ngại, dè dặt khi tham gia vào quỹ bảo hiểm xã hội.