Đặc điểm quản lý tài chính trong đơn vị sự nghiệp công lập

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán tại trung tâm y tế quận liên chiểu (Trang 23 - 29)

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP

1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP

1.1.2. Đặc điểm quản lý tài chính trong đơn vị sự nghiệp công lập

Quản lý tài chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong đơn vị sự nghiệp công lập, bao gồm lên kế hoạch sử dụng các nguồn vốn, đảm bảo thực hiện các dự án sản xuất kinh doanh và theo dõi tình hình thu - chi, tình hình quyết toán ngân sách để từ đó thực hiện báo cáo cho các cấp lãnh đạo,…

Do đó, việc quản lý tài chính có hiệu quả hay không là nguyên nhân dẫn đến sự thành công hay thất bại của các đơn vị, tổ chức, không kể đó là đơn vị lớn hay nhỏ. Chính vì vậy, công tác quản lý tài chính sẽ chi phối và tác động rất lớn đến tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập.

Hiện nay, hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập công lập tuân thủ cơ chế quản lý tài chính theo quy định của Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 16/2/2015 của Chính phủ về việc “Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập”. Theo cơ chế này, đối với các đơn vị SNCL thuần túy thì thực hiện cơ chế thu, chi theo định mức, dự toán đƣợc cơ quan chủ quản duyệt. Nếu chi không hết thì nộp lại NSNN, nếu không đủ chi thì giải trình

xin cấp bù. Còn đơn vị SNCL có thu đƣợc tự chủ tài chính trên cơ sở tăng thu, tiết kiệm chi hợp lý, nếu tạo ra kết quả tài chính thì đƣợc sử dụng trích lập bổ sung các quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp để đầu tƣ cơ sở, mua sắm trang thiết bị để mở rộng và phát triển đơn vị, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi và trả thêm thu nhập cho người lao động theo quy định đối với phần kinh phí được tự chủ. Cụ thể, theo quy định hiện hành các đơn vị SNCL đƣợc tự chủ trên các mặt sau:

- Tự chủ về các khoản thu và mức thu

Các đơn vị sự nghiệp công lập được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao thu phí, lệ phí phải thực hiện thu đúng, thu đủ, thu kịp thời theo mức thu và đối tượng thu do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định. Trường hợp Nhà nước có thẩm quyền quy định khung mức thu, đơn vị sự nghiệp công lập căn cứ nhu cầu chi phục vụ cho hoạt động, khả năng đóng góp của xã hội để quyết định mức thu cụ thể cho phù hợp với từng hoạt động, từng đối tƣợng nhƣng không vƣợt quá khung mức thu do cơ quan có thẩm quyền quy định và phải thực hiện chế độ miễn, giảm cho các đối tƣợng chính sách - xã hội theo quy định của nhà nước. Đối với sản phẩm hàng hóa, dịch vụ được cơ quan nhà nước đặt hàng thì mức thu theo đơn giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, trường hợp sản phẩm chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định giá thì mức thu đƣợc xác định dựa trên cơ sở dự toán chi phí đƣợc cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định chấp thuận. Đối với những hoạt động dịch vụ theo hợp đồng với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các hoạt động liên doanh, liên kết đơn vị đƣợc quyết định các khoản thu, mức thu cụ thể theo nguyên tắc đảm bảo đủ bù đắp chi phí và có tích lũy.

- Tự chủ về sử dụng nguồn tài chính

Hằng năm, sau khi trang trải các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp khác theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi (nếu có), đơn vị SNCL đƣợc sử dụng nhƣ sau:

+ Trích tối thiểu 25% để lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp. Quỹ này dùng để đầu tƣ, phát triển nâng cao hoạt động sự nghiệp, bổ sung vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, tài sản cố định, phương tiện làm việc, chi áp dụng các tiến bộ khoa học, chi nâng cao tay nghề cho cán bộ nhân viên, đƣợc sử dụng để góp vốn liên doanh liên kết với các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước để tổ chức hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao và khả năng của đơn vị;

+ Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động, nhằm cải thiện và nâng cao đời sống của người lao động;

+ Trích lập quỹ khen thưởng, phúc lợi chi cho các hoạt động khen thưởng, hoạt động phúc lợi trong đơn vị như chi thưởng nhân dịp các ngày lễ lớn, chi khen thưởng cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong công việc;

+ Quỹ trích dự phòng ổn định thu nhập để đảm bảo thu nhập cho người lao động khi có các biến cố xảy ra.

b. Nguồn tài chính đơn vị sự nghiệp công lập

Nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm: Nguồn kinh phí do NSNN cấp; nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp; nguồn viện trợ, tài trợ, quà biếu tặng cho; nguồn khác.

– Nguồn kinh phí do NSNN cấp bao gồm : Kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động (sau khi đã cân đối nguồn thu sự nghiệp); đƣợc cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp giao, trong phạm vi dự toán đƣợc cấp có thẩm quyền giao; kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (đối với đơn vị không phải là tổ chức khoa học và công nghệ); kinh phí thực hiện

chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức; kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt hàng (điều tra, quy hoạch, khảo sát, nhiệm vụ khác); kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất đƣợc cấp có thẩm quyền giao;

kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo chế độ do nhà nước quy định (nếu có); vốn đầu tƣ XDCB, kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt trong phạm vi dự toán đƣợc giao hàng năm; vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài được cấp có thẩm quyền phê duyệt; nguồn kinh phí khác (nếu có).

– Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp, bao gồm: Phần đƣợc để lại từ số thu phí, lệ phí thuộc NSNN theo quy định của pháp luật; thu từ hoạt động dịch vụ; thu từ hoạt động sự nghiệp khác (nếu có); lãi đƣợc chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết, lãi tiền gửi ngân hàng

– Nguồn viện trợ, tài trợ, quà biếu tặng, cho không phải nộp ngân sách theo chế độ: Đây là những khoản thu không thường xuyên, không dự tính trước đƣợc nhƣng có tác dụng hỗ trợ đơn vị trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

– Nguồn khác, bao gồm: Nguồn vốn vay của các tổ dụng hỗ trợ đơn vị trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.chức tín dụng, vốn huy động của cán bộ viên chức trong đơn vị; nguồn vốn liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Các nguồn này chưa nhiều và chƣa ổn định.

c. Nội dung chi của đơn vị sự nghiệp công lập Thứ nhất, chi thường xuyên

– Chi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ đƣợc cấp có thẩm quyền giao, bao gồm: Tiền lương; tiền công; các khoản phụ cấp theo lương; các khoản trích nộp theo lương như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất

nghiệp, kinh phí công đoàn theo quy định hiện hành; dịch vụ công cộng; văn phòng phẩm; các khoản chi nghiệp vụ; sửa chữa thường xuyên; và các khoản chi khác theo quy định của chế độ.

– Chi hoạt động thường xuyên phục vụ cho công tác thu phí và lệ phí, bao gồm: Tiền lương; tiền công; các khoản phụ cấp theo lương; các khoản trích nộp theo lương như: bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn theo quy định hiện hành cho số lao động trực tiếp phục vụ công tác thu phí và lệ phí; các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn; sửa chữa thường xuyên tài sản cố định và các khoản chi khác theo chế độ quy định phục vụ cho công tác thu phí và lệ phí.

– Chi cho các hoạt động dịch vụ, bao gồm: Tiền lương; tiền công; các khoản phụ cấp theo lương; các khoản trích nộp theo lương như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn theo quy định hiện hành; nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, lao vụ mua ngoài; khấu hao tài sản cố định, sửa chữa tài sản cố định, chi trả lãi tiền vay, lãi tiền huy động theo hình thức vay của cán bộ, viên chức; chi các khoản thuế phải nộp theo quy định của pháp luật và các khoản chi khác (nếu có).

Thứ hai, chi không thường xuyên

Chi không thường xuyên là các khoản chi cho mục đích đầu tư phát triển và thực hiện những nhiệm vụ đột xuất đƣợc giao, bao gồm: Chi thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ; chi thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức; chi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia;

chi thực hiện các nhiệm vụ do Nhà nước đặt hàng ( điều tra, quy hoạch, khảo sát, nhiệm vụ khác) theo khung giá do Nhà nước quy định; chi vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài theo quy định; chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất đƣợc cấp có thẩm quyền giao; chi thực hiện tinh giản biên chế theo chế độ Nhà nước quy định; chi đầu tư XDCB, mua sắm trang thiết

bị, sửa chữa lớn tài sản cố định thực hiện các dự án đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt; chi thực hiện các dự án từ nguồn vốn viện trợ nước ngoài, các hoạt động liên doanh, liên kết; Các khoản chi khác theo quy định (nếu có) .

Trong đơn vị SNCL, để đảm bảo duy truy hoạt động, các đơn vị SNCL có thể căn cứ vào đặc điểm chi để tiến hành theo dõi chi tiết các khoản chi thành 4 nhóm nhƣ sau:

Nhóm I: Chi cho con người

Bao gồm các khoản chi tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, khen thưởng, phúc lợi tập thể, các khoản đóng góp và các khoản thanh toán khác cho các cá nhân.

Nhóm II: Chi về quản lý hành chính

Bao gồm các khoản chi: Chi thanh toán dịch vụ công cộng; Chi vật tƣ văn phòng;Chi hội nghị; Chi xăng xe; Chi thông tin, tuyên truyền, liên lạc;

Chi công tác phí; Chi phí thuê mướn, chi khác… Nhóm này mang tính gián tiếp nhằm duy trì hoạt động của bộ máy quản lý của đơn vị SNCL. Do vậy, các khoản chi này đòi hỏi phải chi đúng, chi đủ, kịp thời và cần sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả.

Nhóm III: Chi mua sắm sửa chữa TSCĐ

Hằng năm do nhu cầu hoạt động, do sự xuống cấp tất yếu của tài sản cố định dùng cho hoạt động chuyên môn cũng như quản lý nên thường phát sinh nhu cầu kinh phí để mua sắm, trang bị thêm hoặc phục hồi giá trị sử dụng cho những tài sản cố định đã xuống cấp. Việc chi tiêu mua sắm này, phải tuân thủ theo các quy định của Nhà nước và khi tiến hành thực hiện theo dự toán đƣợc giao.

Nhóm IV: Các khoản chi khác

Bao gồm các khoản chi phí, lệ phí, nộp thuế, chi bảo hiểm tài sản, phương tiện, chi hỗ trợ, chi tiếp khách, chi Lập quỹ dự phòng ổn định thu nhập, quỹ khen thưởng phúc lợi, quỹ phát triển đơn vị sự nghiệp.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán tại trung tâm y tế quận liên chiểu (Trang 23 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)