Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán tại trung tâm y tế quận liên chiểu (Trang 38 - 43)

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP

1.2. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP

1.2.4. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán

a. Khái niệm, ý nghĩa và yêu cầu của báo cáo kế toán trong đơn vị sự nghiệp công lập

Khái niệm: Hệ thống báo cáo của đơn vị hành chính sự nghiệp công lập bao gồm báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán. Báo cáo tài chính là hệ thống báo cáo đƣợc quy định phù hợp cho từng loại hình đơn vị để phản ánh một cách tổng quát, toàn diện tình trạng tài chính và kết quả hoạt động của đơn vị sau mỗi kỳ kế toán tháng, quý, năm. Báo cáo quyết toán là hệ thống báo cáo tài chính kỳ kế toán năm của mỗi đơn vị [10]. Hai hệ thống báo cáo này có điểm chung là nội dung các báo cáo nhƣ nhau và cơ sở số liệu đƣợc lấy chung từ một nguồn số liệu. Tuy nhiên, hai loại báo cáo này cũng có những điểm khác nhau về thời hạn và phương pháp lập, cụ thể:

- Về kỳ hạn lập: Báo cáo tài chính lập theo kỳ, quý năm; báo cáo quyết toán lập theo kỳ kế toán năm, hoặc khi kết thúc một dự án.

- Về phương pháp lập: Báo cáo tài chính không được điều chỉnh số liệu kể từ khi khóa sổ lập báo cáo tài chính; báo cáo quyết toán đƣợc điều chỉnh trong thời gian cho phép.

Ý nghĩa: Hệ thống báo cáo đƣợc lập để tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, tình hình tiếp nhận kinh phí ngân sách của nhà nước viện trợ, tài trợ và hình hình sử dụng từng loại kinh phí.

Ngoài ra, báo cáo tài chính còn phải tổng hợp tình hình thu chi và kết quả các hoạt động của đơn vị trong kỳ kế toán. BCTC cần thiết cho việc kiểm tra, kiểm soát các khoản chi, quản lý tài sản của Nhà nước, tổng hợp, phân tích, đánh giá các hoạt động của mỗi đơn vị nói riêng và toàn xã hội nói chung, giúp cho Nhà nước có cơ sở khai thác các nguồn thu, điều chỉnh các khoản chi một cách hợp lý. Các đơn vị cơ sở có đủ căn cứ xác đáng để lập kinh phí cho mỗi kỳ hoạt động một cách hợp lý, đồng thời, phân tích được xu hướng phát triển, từ đó định ra chiến lƣợc phát triển và biện pháp quản lý tài chính ở đơn vị [10].

– Yêu cầu:

+ BCTC và báo cáo quyết toán phải đƣợc lập theo đúng biểu mẫu và ghi chép đầy đủ các chỉ tiêu đã đƣợc quy định đối với từng loại báo cáo.

+ Phương pháp lập báo cáo phải được thực hiện một cách thống nhất trong tất cả các đơn vị hành chính sự nghiệp, các chỉ tiêu trong báo cáo có liên quan với nhau phải thống nhất, phù hợp, liên hệ và bổ sung cho nhau.

+ Số liệu trong các báo cáo phải tổng hợp đầy đủ, rõ ràng, chính xác, đảm bảo tính trung thực, khách quan.

+ Phải đƣợc lập đúng hạn và gửi kịp thời tới các nơi theo quy định [10].

b. Nội dung báo cáo kế toán trong đơn vị HCSN công lập Báo cáo quyết toán

Báo cáo quyết toán ngân sách dùng để tổng hợp tình hình tiếp nhận và sử dụng nguồn kinh phí ngân sách nhà nước của đơn vị hành chính sự nghiệp, được trình bày chi tiết theo MLNS nhà nước để cung cấp cho cơ quan cấp trên, cơ quan tài chính và cơ quan có thẩm quyền khác. Thông tin trên báo cáo

quyết toán NSNN phục vụ cho việc đánh giá tình hình tuân thủ, chấp hành quy định của pháp luật về NSNN và các cơ chế tài chính khác mà đơn vị cấp trên và lãnh đạo đơn vị kiểm tra, đánh giá, giám sát và điều hành hoạt động tài chính, ngân sách của đơn vị [16].

Báo cáo quyết toán nguồn khác dùng để phản ánh tình hình thu – chi các nguồn khác (ngoài nguồn sách nhà nước) của đơn vị hành chính sự nghiệp, theo quy định của pháp luật phải thực hiện quyết toán với cơ quan cấp trên, cơ quan tài chính và cơ quan có thẩm quyền khác. Thông tin trên báo cáo quyết toán nguồn khác phục vụ cho việc đánh giá tình hình thực hiện cơ chế tài chính mà đơn vị áp dụng, là căn cứ quan trọng giúp cơ quan cấp trên, cơ quan tài chính, cơ quan có thẩm quyền khác và lãnh đạo đơn vị đánh giá hiệu quả của các cơ chế, chính sách áp dụng cho đơn vị.

Bảng 1.2. Danh mục và nơi nhận báo cáo quyết toán

STT Ký hiệu biểu Tên biểu báo cáo

Kỳ hạn lập báo cáo

Nơi nhận Cơ quan Tài chính

(1)

Cơ quan cấp trên

(2)

1 2 3 4 5 6

1 B01/BCQT Báo cáo quyết toán kinh phí

hoạt động Năm x x

2 F01-01/BCQT

Báo cáo chi tiết chi từ nguồn NSNN và nguồn phí đƣợc khấu trừ, để lại

Năm x x

3 F01-02/BCQT Báo cáo chi tiết kinh phí

chương trình, dự án Năm x x

4 B02/BCQT

Báo cáo thực hiện xử lý kiến nghị của kiểm toán, thanh tra, tài chính

Năm x x

5 B03/BCQT Thuyết minh BCQT Năm x x

Báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kết quả hoạt động tài chính và các luồng tiền từ hoạt động của đơn vị, cung cấp cho những người có liên quan để xem xét và đưa ra các quyết định về các hoạt động tài chính, ngân sách của đơn vị. Thông tin báo cáo tài chính giúp cho việc nâng cao trách nhiệm giải trình của đơn vị về việc tiếp nhận và sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật.

Thông tin báo cáo tài chính của đơn vị hành chính sự nghiệp là thông tin cơ sở để hợp nhất báo cáo tài chính của đơn vị cấp trên [16].

Bảng 1.3. Danh mục và nơi nhận báo cáo tài chính

STT Ký hiệu biểu Tên biểu báo cáo

Kỳ hạn

lập báo cáo

Nơi nhận

quan Tài chính

(1)

Cơ quan Thuế (2)

Cơ quan

cấp trên (1)

1 2 3 4 5 6 7

I. Mẫu báo cáo tài chính đầy đủ

1 B01/BCTC Báo cáo tình hình tài chính Năm x x x 2 B02/BCTC Báo cáo kết quả hoạt động Năm x x x 3 B03a/BCTC Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

(theo phương pháp trực tiếp) Năm x x x 4 B03b/BCTC Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

(theo phương pháp gián tiếp) Năm x x x 5 B04/BCTC Thuyết minh báo cáo tài

chính Năm x x x

II Mẫu báo cáo tài chính đơn giản

6 B05/BCTC Báo cáo tài chính Năm x x x

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Ở chương 1, tác giả đã trình bày những vấn đề cơ bản về công tác kế toán trong đơn vị sự nghiệp công lập, nhƣ các khái niệm, đặc điểm và phân loại của đơn vị sự nghiệp công lập; nội dung quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp có thu hiện nay theo cơ chế tự chủ tài chính đã tạo quyền chủ động, tự quyết, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp, trong đó tác giả đã nêu rõ các đặc điểm về hoạt động tạo ra nguồn tài chính và nội dung quản lý chi trong đơn vị sự nghiệp công lập.

Bên cạnh đó, luận văn còn nghiên cứu lý luận cơ bản về tổ chức công tác kế toán trong đơn vị sự nghiệp. Đây là cơ sở cho việc vận dụng để phân tích thực trạng tổ chức công tác kế toán tại TTYT quận Liên Chiểu, đánh giá những mặt đạt đƣợc và chƣa đạt đƣợc của tổ chức công tác kế toán tại đơn vị và từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện tốt hơn trong các chương tiếp theo.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán tại trung tâm y tế quận liên chiểu (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)