CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI TRUNG TÂM
3.2.2. Hoàn thiện hệ thống tài khoản và sổ kế toán
Hệ thống tài khoản áp dụng tại TTYT quận Liên Chiểu về cơ bản đã đáp ứng đƣợc các yêu cầu quản lý tài chính tại đơn vị. Tuy nhiên, để phản ánh đầy đủ, cung cấp thông tin hữu ích hơn, cũng nhƣ đáp ứng yêu cầu thông tin phục vụ cho quản trị nội bộ thì hệ thống tài khoản kế toán tại đơn vị cần đƣợc hoàn thiện bằng cách chi tiết thêm cho các tài khoản cấp 2, cấp 3 phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của đơn vị.
Đơn vị cần mở thêm chi tiết cấp 2 cho TK 334 – Phải trả người lao động, nhằm theo dõi các khoản chi đối với biên chế và hợp đồng lao động nhƣ:
TK 334 – Phải trả công chức, viên chức chi tiết cho
TK 334.1 – Phải trả cho công nhân viên chức (biên chế): phản ánh các khoản phải trả cho cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị về tiền lương, tiền thưởng có tính chất lương, BHXH và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức
TK 334.8 – Phải trả cho người lao động ( Hợp đồng): Phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động khác ngoài cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị về tiền công, tiền thưởng có tính chất về tiền công (nếu có) và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của người lao động.
Đơn vị cần mở thêm TK chi tiết cấp 2 cho TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng, kho bạc. Theo khảo sát thì hiện tại TTYT quận Liên Chiểu đang gửi tiền tại 2 Ngân hàng trên địa bàn quận Liên Chiểu là Chi nhánh ngân hàng BIDV Hải Vân và Chi nhánh ngân hàng Agribank Liên Chiểu. . Việc mở chi tiết cấp 2 cho TK 112 sẽ giúp cho đơn vị quản lý, theo dõi cũng nhƣ đối chiếu sổ phụ với ngân hàng.
TK 112.1 – Ngân hàng BIDV Chi nhánh Hải Vân
TK 112.2 – Ngân hàng Agribank Chi nhánh quận Liên Chiểu
Đơn vị cần mở thêm TK chi tiết cấp 2, cấp 3 cho các TK 5111, TK 531, TK 631. Đối với các khoản thu viện phí, thu từ BHYT.. cần đƣợc phản ánh vào TK 511 – Các khoản thu. Đối với các khoản thu có tính chất hoạt động SXKD nhƣ thu từ dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu, tiêm vacxin, cho thuê căn tin, cho thuê quầy thuốc, giấy chứng nhận Vệ sinh an toàn thực phẩm, Khám sức khỏe công ty… phải đƣợc hạch toán vào TK 531 – Thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với các khoản chi phí phát sinh tương ứng liên quan cần phản ánh vào TK 631. Cụ thể chi tiết nhƣ sau
TK 511 – Các khoản thu
TK 5111.1 – Thu viện phí TK 5111.2 – Thu BHYT TK 531 – Thu từ hoạt động SXKD
TK 531.1 – Thu KCB theo yêu cầu TK 531.2 – Thu dịch vụ tiêm vacxin
TK 531.3 – Thu dịch vụ cho thuê quầy thuốc, căn tin
TK 531.4 – Thu dịch vụ khám sức khỏe công ty, trường học
…
TK 631 – Chi hoạt động SXKD
TK 631.1 – Chi từ KCB theo yêu cầu
TK 631.2 – Chi dịch vụ tiêm vacxin
TK 631.3 – Chi từ dịch vụ cho thuê quầy thuốc, căn tin
TK 631.4 – Chi từ dịch vụ khám sức khỏe công ty, trường học
…
Về khấu hao TSCĐ , nhƣ đã nêu ở mục 2.2.3 “Tại trung tâm chƣa xây dựng các tài khoản chi tiết phù hợp cho TK 214 “Hao mòn TSCĐ”.
TSCĐ tại trung tâm đƣợc hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, nhƣ TSCĐ hình thành từ đầu tƣ, mua sắm bằng NSNN hoặc TSCĐ đƣợc đầu tƣ mua sắm bằng nguồn vốn kinh doanh, vốn vay hay nguồn khác. Theo quy định, TSCĐ có nguồn gốc NSNN phục vụ cho hoạt động HCSN và hoạt động SXKD thì tính hao mòn TSCĐ vào cuối năm. Tuy nhiên, theo quy chế tự chủ hiện nay, TSCĐ có nguồn gốc NSNN phục vụ cho hoạt động SXKD thì phải tính khấu hao TSCĐ vào chi phí SXKD; TSCĐ hình thành từ các nguồn khác, không phải hình thành từ NSNN khi dùng cho hoạt động SXKD phải tính khấu hao để thu hồi vốn. Tại Trung tâm chƣa tách bạch đƣợc TSCĐ dùng cho hoạt động sự nghiệp và hoạt động dịch vụ từ đó dẫn đến việc theo dõi giá trị hao mòn TSCĐ tính vào chi phí, cũng chƣa chi tiết cho hoạt động sự nghiệp và hoạt động dịch vụ. Để khắc phục vấn đề này, Trung tâm cần phải tính toán trên tiêu chí phù hợp để xác định cụ thể hao mòn TSCĐ tính vào chi phí hoạt động SXKD. Cụ thể, đối với TSCĐ hữu hình đƣợc hình thành từ nguồn vốn NSNN dùng chung cho cả hoạt động SXKD và hoạt động HCSN thì tiêu chí để tính chi phí khấu hao TSCĐ nhƣ thời gian sử dụng của TSCĐ hay số lƣợng sản phẩm dịch vụ tạo ra từ việc sử dụng TSCĐ. Tiêu chí này khi lựa chọn làm cơ sở xác định hao mòn TSCĐ tính vào chi phí hoạt động SXKD thì đơn vị phải đảm bảo tính nhất quán và cần thuyết minh trên BCTC.
Sau khi xác định đƣợc chi phí khấu hao dùng vào hoạt động SXKD và hoạt động HCSN, ta xây dựng chi tiết cấp 2 cho TK 214
TK 214.1 – Hao mòn TSCĐ dùng cho hoạt động HCSN TK 214.2 – Hao mòn TSCĐ dùng cho hoạt động SXKD.
Đối với sổ kế toán
Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống hóa và lưu trữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo nội dung kinh tế và trình tự thời gian. Việc tổ chức sổ kế toán tốt sẽ đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ và kịp thời cho lãnh đạo, qua đó thuận lợi cho việc quản lý. Để thuận lợi cho việc quản lý, theo dõi các nguồn kinh phí, tài sản tại TTYT quận Liên Chiểu thì Trung tâm phải hoàn thiện hệ thống sổ sách kế toán theo một số đề xuất của tác giả nhƣ sau:
- Phần mềm kế toán đƣợc viết chung cho tất cả các đơn vị, tại Trung tâm có những đặc thù riêng về công tác KCB, vì vậy theo tác giả trong phần mềm cần bổ sung:
+ Sổ chi tiết khám chữa bệnh ngoại trú BHYT (Phụ lục 3.5) + Sổ chi tiết khám chữa bệnh nội trú BHYT(Phụ lục 3.6)
+ Sổ tổng hợp chi tiết khám KCB đề nghị thanh toán ( Phụ lục 3.7) Các sổ chi tiết này cung cấp cho đơn vị nắm đƣợc tình hình nguồn thu từ hoạt động KCB thuộc đối tƣợng BHYT của Trung tâm, chi tiết cho bệnh nhân nội trú và bệnh nhân ngoại trú. Và là căn cứ để thanh quyết toán với cơ quan BHXH.
- Ngoài ra, để nâng cao công tác quản lý tài sản ở Trung tâm ngoài việc mở “Sổ tài sản cố định” theo dõi tình hình tăng, giảm, hao mòn TSCĐ, kế toán cần mở “Sổ theo dõi TSCĐ và công cụ dụng cụ tại nơi sử dụng” (Phụ lục 3.8 ) giúp cho việc quản lý tài sản đƣợc chặt chẽ, tránh tình trạng thất thoát và công tác kiểm kê cuối năm đƣợc thuận tiện.