CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA
1.2. NỘI DUNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG
1.2.2. Nội dung quản trị vốn lưu động
Trong bài luận văn, quản trị vốn lưu động có thể được nghiên cứu theo chu trình từ hoạch định nhu cầu vốn lưu động, lựa chọn sử dụng nguồn tài trợ, tổ chức thực hiện quản trị vốn lưu động và phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.
a. Hoạch định nhu cầu vốn lưu động
Nguyên tắc hoạch định nhu cầu VLĐ
Có các nguyên tắc sau : xuất phát từ nhu cầu sản xuất, phải đảm bảo đủ vốn lưu động cho sản xuất; triệt để tiết kiệm; đảm bảo cân đối hài hòa với các bộ phận kế hoạch trong doanh nghiệp; xác định nhu cầu vốn lưu động cần đƣợc sự góp ý của các đơn vị trực thuộc.
Phương pháp xác định nhu cầu VLĐ Phương pháp trực tiếp
Theo phương pháp trực tiếp, nhu cầu từng khoản vốn lưu động của từng khâu dự trữ vật tƣ, sản xuất và tiêu dùng sản phẩm sẽ đƣợc xác định dựa trên các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp mỗi khâu, sau đó tổng hợp lại thành toàn bộ nhu cầu vốn lưu động của toàn doanh nghiệp. Ngoài ra doanh nghiệp có thể hoạch định nhu cầu vốn lưu động trên cơ sở tổng mức tài sản lưu động cần đầu tƣ nói chung và nhu cầu từng loại tài sản chủ yếu nói riêng nhƣ: tiền và đầu tƣ ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho.
Phương pháp gián tiếp
Đặc điểm của phương pháp này là dựa vào số vốn lưu động bình quân năm báo cáo (VLD0), nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm báo các và năm kế hoạch (M1,2), và khả năng tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch (t%).
Công thức tính: Vnc = VLD0 * M1/M2 * (1 ± t%)
Trên thực tế để ước đoán nhanh nhu cầu vốn lưu động năm kế hoạch (Vnc) các doanh nghiệp thường sử dụng phương pháp tính toán căn cứ vào tổng mức luân chuyển vốn (M1) và số vòng quay vốn lưu động dự tính năm kế hoạch (L1).
Công thức tính nhƣ sau: Vnc = M1/ L1
Phương pháp ước tính nhu cầu VLĐ bằng tỷ lệ phần trăm trên doanh thu Theo phương pháp này doanh nghiệp thực hiện theo các bước sau:
- Tính tỷ lệ phần trăm các khoản mục trên bảng tổng kết tài sản theo doanh thu ở năm hiện tại.
- Có các khoản mục của phần tài sản và nguồn vốn có mối quan hệ trực tiếp với doanh thu. Vì vậy, xác định tỷ lệ phần trăm của các khoản mục tài sản và nguồn vốn này theo doanh thu.
b. Nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động
Nguyên tắc tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động
Có 2 loại nguồn tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là nguồn tại trợ ngắn hạn và nguồn tài trợ dài hạn. Cụ thể hơn:
Nguồn tài trợ ngắn hạn (nguồn vốn tạm thời): gồm các khoản vay ngân hàng ngắn hạn, tín dụng nhà cung cấp và các khoản vay ngắn hạn khác.
Nguồn tài trợ dài hạn (nguồn vốn thường xuyên): bao gồm các khoản nợ dài hạn và nguồn vốn chủ sở hữu.
Nguyên tắc tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động là: Huy động nguồn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản ngắn hạn, huy động nguồn dài hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn. Như vậy, nguyên tắc tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động đó là huy động các nguồn ngắn hạn để tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động.
Để đánh giá cân bằng tài chính của doanh nghiệp nhằm phản ánh sự hợp lý trong nguồn tài trợ của doanh nghiệp, ta sử dụng công thức sau:
Vốn lưu động ròng
VLĐR = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn
- Trường hợp 1: VLĐR < 0: Nhìn chung cân bằng tài chính của doanh nghiệp không tốt, tài sản ngắn hạn không đủ tài trợ nợ ngắn hạn;
- Trường hợp 2: VLĐR = 0: Cân bằng tài chính được đảm bảo hơn nhưng lại không bền vững;
- Trường hợp 3: VLĐR > 0: Cân bằng tài chính của doanh nghiệp được đánh giá là tốt và bền vững.
Nhu cầu vốn lưu động ròng:
NCVLĐR = Hàng tồn kho + khoản phải thu - Nợ ngắn hạn (Trong trường hợp này NNH không bao gồm nợ vay ngân hàng)
Ngân quỹ ròng:
NQR = Vốn lưu động ròng – Nhu cầu vốn lưu động ròng
- Nếu VLĐR > NCVLĐR: Ngân quỹ ròng dương, phản ánh cân bằng tài chính của doanh nghiệp an toàn;
- Nếu VLĐ = NCVLĐR: Ngân quỹ ròng bằng 0, cân bằng tài chính kém bền vững hơn so với trường hợp trên;
- Nếu VLĐ < NCVLĐR: Cân bằng tài chính đƣợc xem là kém an toàn và bất lợi đối với doanh nghiệp.
Các chiến lược tài trợ vốn lưu động của DN
Chiến lƣợc tài trợ vốn là sử dụng kết hợp nguồn vốn dài hạn và ngắn hạn
để tài trợ cho tài sản của Doanh nghiệp, bao gồm: chiến lƣợc phù hợp, chiến lƣợc thận trọng và chiến lƣợc mạo hiểm.
Chiến lƣợc dung hòa: sử dụng nguồn tài trợ có thời gian phù hợp với đời sống của tài sản: tài sản thường xuyên được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn, tài sản lưu động (nhu cầu vốn lưu động) được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn có thời hạn phù hợp.
Chiến lƣợc thận trọng: sử dụng nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho toàn bộ nhu cầu vốn thường xuyên và một phần hoặc toàn bộ nhu cầu vốn lưu động. Chiến lƣợc này xuất hiện khi các nhà quản trị chấp nhận mức kỳ vọng thấp để đổi lấy rủi ro thấp.
Chiến lƣợc mạo hiểm: sử dụng nguồn ngắn hạn tài trợ một phần hoặc toàn bộ cho nhu cầu vốn lưu động và một phần nhu cầu vốn thường xuyên.
Chiến lƣợc này xuất hiện khi các nhà quản lý chấp nhận chịu rủi ro cao hơn để đổi lấy lợi nhuận kỳ vọng cao hơn.
c. Quản trị các thành phần vốn lưu động
Quản trị vốn bằng tiền
Quản lý tiền mặt đề cập đến việc quản lý tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng. Mục tiêu của quản lý tiền mặt là giảm thiểu lƣợng tiền mặt trên cơ sở tối đa hóa tính hữu dụng của nó.
Nói cách khác, vốn bằng tiền là tài sản có khả năng sinh lãi rất thấp.
Quản trị vốn bằng tiền là quá trình bao gồm các công việc cụ thể: dự báo dòng tiền, xác định ngân quỹ tối ƣu, theo dõi và duy trì ngân quỹ tối ƣu và đánh giá hiệu quả quản lý ngân quỹ.
Quyết định tồn quỹ tiền mặt mục tiêu
Tồn quỹ tiền mặt mục tiêu là tồn quỹ mà công ty hoạch định lưu giữ dưới hình thức tiền mặt. Quyết định tồn quỹ tiền mặt mục tiêu liên quan đến việc đánh đổi giữa chi phí cơ hội do giữ quá nhiều tiền mặt và chi phí giao
dịch do giữa quá ít tiền mặt. Để quyết định tồn quỹ tiền mặt tối ƣu ta có thể sử dụng hai mô hình phổ biến là mô hình Baumol và mô hình Miller-Orr
+ Mô hình Baumol:
Mô hình Baumol dựa trên các giải thiết - Tình hình thu, chi tiền ổn định và đều đặn - Không tính đến tiền thu trong kỳ hoạch định - Không có dự trữ tiền cho mục đích an toàn - Tỷ lệ bù đắp tiền mặt không đổi.
Mô hình Baumol cho rằng:
Theo Baumol, để tận dụng khả năng sinh lời, chứng khoán có tính thanh khoản cao sẽ đƣợc sử dụng thay thế cho tiền. Đây là những chứng khoán ngắn hạn, có ít rủi ro trong quá trình chuyển đổi thành tiền nhƣ tín phiếu kho bạc, kỳ phiếu ngân hàng... Khi ngân quỹ dƣ thừa tạm thời, nhà quản lý sẽ mua chứng khoán và ngƣợc lại, và khi ngân quỹ thiếu hụt các chứng khoán này đƣợc bán đi. Việc giữ tiền thay cho chứng khoán làm phát sinh 2 loại chi phí cơ bản là chi phí cơ hội và chi phí giao dịch.
Chi phí cơ hội đƣợc tính bằng tồn quỹ trung bình nhân với lãi suất ngắn hạn. Tổng chi phí giao dịch đƣợc tính bởi chi phí tất cả các lần doanh nghiệp thực hiện bán chứng khoán. Tồn quỹ tối ƣu khi tổng chi phí là nhỏ nhất.
Mô hình Baumol mang lại nhiều đóng góp quan trọng cho việc quản trị tiền mặt. Kết quả cho thấy, doanh nghiệp nên nắm giữ ít tiền nếu chứng khoán có tỷ lệ sinh lời lớn và ngƣợc lại, tích trữ tiền khi các khoản chi phí giao dịch trong những lần bán chứng khoán lớn. Nhƣ vậy, mức tồn quỹ thiết lập theo mô hình Baumol vừa đáp ứng nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp, vừa tận dụng khả năng sinh lời của tiền.
+ Mô hình Miller-Orr
Giống nhƣ mô hình Baumol, mô hình Miller-Orr xác định tồn quỹ dựa
vào chi phí giao dịch và chi phí cơ hội. Chi phí trên mỗi giao dịch mua hay bán chứng khoán đƣợc giả định là cố định, phần trăm chi phí cơ hội do giữ tiền mặt bằng lãi suất trên các chứng khoán ngắn hạn. Khác với mô hình Baumol, trong mô hình Miller-Orr, số lần giao dịch của mỗi thời kỳ là số ngẫu nhiên thay đổi tùy thuộc vào sự biến động của dòng tiền vào và dòng tiền ra. Kết quả là chi phí giao dịch phụ thuộc và số lần giao dịch chứng khoán ngắn hạn kỳ vọng, còn chi phí cơ hội phụ thuộc vào tồn quỹ kỳ vọng trong mỗi thời kỳ.
Mô hình Miller-Orr làm rõ ràng những vấn đề của quản trị tiền mặt. Đầu tiên, mô hình chỉ ra rằng điểm tồn quỹ tối ưu là tương quan dương với chi phí giao dịch và tương quan âm với chi phí cơ hội, kết quả này đồng nhất với mô hình Baumol. Thứ hai, mô hình Miller-Orr chỉ ra tồn quỹ tối ƣu và tồn quỹ trung bình là tương quan dương với sự biến động của dòng tiền, nghĩa là các doanh nghiệp có dòng tiền mặt không ổn định nên duy trì một tồn quỹ trung bình lớn hơn.
Dự báo dòng tiền trong tương lai
Để giữ cho lƣợng tiền mặt luôn ổn định, doanh nghiệp cần chủ động sử dụng các mô hình dự báo. Ngoài ra, dự báo dòng tiền giúp doanh nghiệp nhìn thấy đƣợc thực trạng tiền mặt nhƣ nợ nần, tình hình hoạt động của các bộ phận từ đó có những phương án, chính sách hợp lý, kịp thời.
Về cơ bản, doanh nghiệp có thể dự báo trong từng khoảng thời gian nhất định: theo tuần, tháng (ngắn hạn), theo quý, năm (trung hạn) và từ 3 năm trở lên (dài hạn).
Quản trị thu chi tiền mặt
Hoạt động thu chi vốn tiền mặt của doanh nghiệp diễn ra hàng ngày, hàng giờ, đây là tài sản đặc biệt và có khả năng thanh khoản cao, vì vậy doanh
nghiệp phải có biện pháp quản lý, sử dụng vốn tiền mặt một cách chặt chẽ để tránh bị mất mát, lợi dụng.
Thứ nhất là tăng tốc độ thu hồi: Mục tiêu của phương án này là nhanh chóng thu hồi khoản tiền mặt để đƣa vào các hoạt động chi tiêu hoặc đầu tƣ nhằm đem lại những khoản lợi nhuận cho doanh nghiệp. Một phương án tăng tốc độ thu hồi có thể đƣợc cân nhắc là sử dụng các chính sách chiết khấu đối với những khoản nợ được thanh toán trước hạn. Sau đó, doanh nghiệp cần áp dụng nhiều biện pháp để đảm bảo khoản nợ từ khuyến khích thanh toán sớm sẽ đƣợc đƣa vào đầu tƣ hiệu quả và nhanh chóng nhất.
Thứ hai là giảm tốc độ chi tiêu: Việc trì hoãn thanh toán đối với các khoản thanh toán công nợ đến hạn cũng là một phương án có thể cân nhắc, tuy nhiên chỉ trong phạm vi thời gian mà các chi phí tài chính, tiền phạt hay sự hao hụt vị thế tín dụng thấp hơn những lợi nhuận do việc chậm thanh toán đem lại. Cụ thể các chiến lƣợc có thể đƣợc sử dụng là tận dụng sự chênh lệch thời gian của các khoản thu, chi và chậm trả lương.
Đầu tƣ tiền tạm thời nhàn rỗi
Mỗi doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định sẽ luôn có thời điểm tồn tại các khoản tiền nhàn rỗi. Khoản nhàn rỗi này tồn tại tạm thời trong thời gian chờ đƣợc huy động vào kinh doanh hay thanh toán các nghĩa vụ tài chính đến hạn. Trong thời gian tiền nhàn rỗi hoặc có nguồn dƣ thừa, nhằm tối ƣu hóa lợi nhuận từ nguồn tiền đó, doanh nghiệp cần nghiên cứu phương án đầu tư tài chính ngắn hạn hợp lý.
Quản trị vốn khoản phải thu
Công tác quản trị khoản phải thu đƣợc xem xét từ quy trình xây dựng chính sách tín dụng hiệu quả; thiết lập chính sách thu hồi nợ nhanh chóng, chính xác và cuối cùng là đánh giá lại công tác quản trị khoản phải thu nhằm hoàn thiện công tác quản trị vốn lưu động củ
Xây dựng chính sách tín dụng thương mại hiệu quả
Nhằm tạo điều kiện cho khách hàng mua hàng và tăng giá doanh nghiệp sẽ sử dụng chính sách tín dụng thương mại, nhưng thực tế khách hàng sẽ trì hoãn trả tiền mua hàng theo thời gian tín dụng mà doanh nghiệp cung cấp với từng đối tác. Thực hiện chính sách tín dụng khiến các khoản phải thu xuất hiệ ải bố trí nhân sự theo dõi khoản phải thu nhằm đảm bảo các khoản nợ đƣợc thu đúng hạn. Vì vậ ải cân nhắc tới chi phí cơ hội sử dụng tiền trong khoảng thời gian tín dụng của chính sách,.
Đối với các ngành dịch vụ, đặc điểm là cung cấp dịch vụ trước và thu tiền sau cho nên các khoản phải thu luôn tồn tại, chính sách quy định thời hạn thanh toán trong trường hợp này đối với từng khách hàng là rất quan trọng và cần đƣợc cân nhắc xây dựng phù hợp và hiệu quả.
Tăng cường công tác thu hồi nợ
Đối với các doanh nghiệp, bộ phận kế toán có trách nhiệm theo dõi khoản phải thu và nhắc nhở, thông báo thời hạn phải thu của khách hàng.
Việc gửi thƣ thông báo thời hạn trả nợ hoặc điện thoại với khách hành xác nhận thời hạn trả nợ có thể đƣợc bộ phận kinh doanh thực hiện thông qua trao đổi với bộ phận kế toán, vì thực tế khách hàng biết rõ nhân viên kinh doanh hơn là nhân viên kế Cần có các phần mềm quản lý công nợ, giúp việc theo dõi khoản nợ nhanh chóng, chính xác, hiệu quả và giảm bớt nhân sự trong công tác quản lý công nợ.
Quản trị vốn hàng tồn kho
Tồn kho bao gồm: hàng cung cấp, nguyên vật liệu, hàng hóa dở dang, sản phẩm hoàn thành là những thành tố quan trọng đối với mọi hoạt động kinh doanh. Việc tồn kho quá cao hay quá thấp đều không đạt hiệu quả tối ƣu.
Vì vậy việc quản lý hàng tồn kho hiệu quả là vấn đề đặt ra với mọi công ty.
Chi phí tồn kho
- Chi phí tồn trữ: có thể chia thành 2 loại là chi phí hoạt động và chi phí tài chính, đây là những chi phí liên quan đến việc tồn trữ hàng hóa.
+ Chi phí hoạt động bao gồm: chi phí bốc xếp hàng hóa, chi phí bảo hiểm hàng tồn kho, chi phí hao hụt, mất giá trị do bị hƣ hỏng và chi phí bảo quản hàng hóa.
+ Chi phí tài chính bao gồm: chi phí sử dụng vốn, trả lãi vay, chi phí về thuế, khấu hao,…
- Chi phí đặt hàng gồm: chi phí quản lý, giao dịch và vận chuyển hàng hóa.
- Chi phí cơ hội: Một sự thiệt hại do để lỡ cơ hội kinh doanh gọi là chi phí cơ hội.
- Chi phí khác: các chi phí khác đƣợc quan tâm trong quản trị tồn kho là các chi phí thành lập kho (chi phí lắp đặt thiết bị kho và các chi phí hoạt động) chi phí trả lương làm thêm giờ, chi phí huấn luyện…
Mô hình sản lƣợng đặt hàng hiệu quả nhất (EOQ)
Mô hình EOQ là 1 mô hình quản trị tồn kho mang tính định lƣợng, có thể sử dụng nó để tìm mức tồn kho tối ƣu cho doanh nghiệp.
Yếu tố quyết định trong quản trị hàng tồn kho là sự dự báo chính xác nhu cầu sử dụng các loại hàng hóa trong kỳ nghiên cứu – thường là 1 năm và khối lƣợng hàng hóa trong mỗi lần đặt hàng. Giữa chi phí đặt hàng và chi phí tồn trữ có mối tương quan tỉ lệ nghịch. Khi số lần đặt hàng tăng thì số lượng hàng tồn kho bình quân thấp, chi phí tồn trữ thấp song chi phí đặt hàng sẽ cao và ngƣợc lại.
Với S : tổng khối lƣợng hàng sử dụng trong năm Q : khối lƣợng hàng của mỗi đơn hàng
O : chi phí cho mỗi lần đặt hàng
C : chi phí tồn trữ trên mỗi đơn vị sản phẩm tồn kho.
Khối lƣợng đặt hàng tối ƣu: Q*=
Điểm đặt hàng lại
Với mô hình EOQ ta đã các định đƣợc số lƣợng đặt hàng tối ƣu, nhƣng thời điểm đặt hàng cũng là một yếu tố quán trọng trong quản lý hàng tồn kho.
Điểm đặt hàng (OP) sẽ đƣợc tính theo công thức sau :
Điểm đặt hàng (OP) = Thời gian chờ hàng đặt X Số lƣợng sử dụng trong ngày