CƠ SỞ ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư khai thác nhà ga quốc tế đà nẵng (Trang 77 - 80)

CHƯƠNG 3. KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ

3.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ

3.1.1. Chiến lƣợc phát triển của Công ty

Trên cơ sở đánh giá tiềm năng, triển vọng của ngành hàng không cũng nhƣ năng lực thực tế của công ty, các nhà lãnh đạo của công ty xây dựng kế hoạch định hướng phát triển công ty như sau:

- Định hướng phát triển xây dựng Nhà ga hành khách- Cảng hàng không Quốc tế Đà Nẵng là một trong những cảng hàng không có sản lƣợng khách quốc tế lớn nhất, chất lượng phục vụ tốt nhất trong nước, với ưu tiên chức năng Quốc tế phát triển mạnh mẽ hơn so với hiện tại. Các đường bay Quốc tế sẽ dần dần hình thành cùng với phát triển kinh tế của vùng Duyên hải Miền Trung, đặc biệt với sự định hướng của Thành phố và Trung ương sẽ xây dựng Đà Nẵng trở thành một Thành phố quốc tế trong tương lai;

- Định hướng Nhà hành khách quốc tế- CHK quốc tế Đà Nẵng tập trung phát triển, thu hút được ngày càng nhiều các đường bay quốc tế trong khu vực châu Á. Định hướng cụ thể của công ty trong tương lai gần mở rộng các tuyến bay Quốc tế trực tiếp từ các nước trong khu vực tiểu vùng sông Mê Kông đến Cảng HK QT Đà Nẵng nhƣ: Đà Nẵng  PnomPênh, Đà Nẵng  Viêng Chăn, Đà Nẵng  Rangun (Mianma), Đà Nẵng  Kular Lumpur (Malaysia);

Đà Nẵng  Siem Riep –Singapore;

Sau năm 2020 có thể có thêm các tuyến bay Quốc tế trực tiếp đến các nước trong khu vực Đông Nam Á, Đông Bắc Á và khu vực châu Đại Dương và đồng thời không ngừng nâng cấp mở rộng nhằm đáp ứng đƣợc những điều

kiện khắt khe nhất để thành công phục vụ đường bay quốc tế đến khu vực các quốc gia Châu Âu.

- Mục tiêu tăng trưởng sản lượng hành khách tại CHK quốc tế Đà Nẵng, theo mức độ dự báo tăng trưởng của ngành dịch vụ của Đà Nẵng, số liệu dự báo trên cơ sở tham khảo các chỉ tiêu dự báo của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của Đà Nẵng. Mục tiêu nhƣ sau:

+ Giai đoạn 2015-2020: Nhịp độ tăng trưởng hành khách là 15 %;

+ Giai đoạn 2020-2025: Nhịp độ tăng trưởng hành khách là 12-15 %;

+ Giai đoạn 2025-2030: Nhịp độ tăng trưởng hành khách là 10 %.

- Tiếp tục hoàn thiện mô hình tổ chức công ty Cổ phần Đầu tƣ Khai thác nhà ga quốc tế Đà Nẵng, hoạt động có tính chuyên môn hóa cao trong lĩnh vực hàng không, hiện đại so với doanh nghiệp cạnh tranh. Xây dựng và phát triển công ty tăng trưởng ổn định, bền vững, xứng đáng là dự án xã hội hóa thành công đầu tiên của nước ta trong lĩnh vực hàng không.

- Để hoàn thành các mục tiêu trên, Công ty sẽ cần có nguồn nhân lực có trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm cao. Do đó công ty luôn đặt mục tiêu đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ, có chế độ đãi ngộ tốt để thu hút nguồn lực lao động có trình độ chuyên môn cao theo yêu cầu phát triển của Công ty.

3.1.2. Định hướng quản trị vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Đầu tư Khai thác nhà ga quốc tế Đà Nẵng

a. Đối với vốn bằng tiền

Công ty sẽ phải xây dựng kế hoạch dòng tiền và kế hoạch thanh toán để thanh toán các khoản công nợ phải trả đến hạn, hạn chế tối đa phát sinh các khoản phạt do thanh toán quá hạn, hạn chế rủi ro trong thanh toán, nâng cao

hiệu quả sử dụng vốn và đảm bảo an toàn tài chính.

Quản trị các khoản thu tiền mặt từ bãi đỗ xe và từ các chuyến bay bất thường (Charter), có đội ngũ linh động sẵn sàng thu tại sân đỗ, có phiếu thu cụ thể, giấy tờ có chữ ký các bên thu hộ…đảm bảo kiểm soát tốt dòng tiền mặt nhỏ lẻ thu về trong ngày từ các khoản thu trên, tránh thất thoát, gian lận, sai sót khi thực hiện thu tiền tại bốt bãi đỗ xe và tại sân đỗ đối với các chuyến tƣ nhân Charter. Theo dõi, báo cáo định kỳ đối với các khoản thu các chuyến bay bất thường, kịp thời phối hợp với các phòng liên quan từ đó có phương án ứng phó kịp thời trong những trường hợp phải thu tiền gấp, tránh thất thoát nguồn thu của doanh nghiệp.

b. Đối với vốn khoản phải thu

Đối với công tác quản trị nợ phải thu, doanh nghiệp sẽ tăng cường công tác quản trị nợ phải thu đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Tất cả các khoản công nợ phải đƣợc phản ánh chi tiết trên sổ sách kế toán theo đúng quy định; Các khoản công nợ phải thường xuyên được theo dõi, phân loại để áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp nhằm hạn chế rủi ro từ các khoản nợ quá hạn, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Khi quyết định mức công nợ khách hàng phải căn cứ vào hiệu quả, mức độ tin cậy, khả năng thanh toán của khách hàng và phải có hồ sơ trình định mức công nợ cụ thể và rõ ràng.

- Các khoản công nợ phải thu phát sinh với các đơn vị khác đều phải có hợp đồng kinh tế và đầy đủ thông tin theo luật định, đồng thời phải có định mức công nợ (bao gồm hạn mức nợ và thời gian thu hồi nợ) và trách nhiệm tài chính của các bên. Người ký hợp đồng phải có đủ thẩm quyền (là dại diện theo pháp luật hoặc có ủy quyền hợp pháp, hợp lệ và phải đƣợc ủy quyền bằng văn bản trước khi ký kết hợp đồng.

- Đối với công nợ không có khả năng thu hồi, phải xác định rõ nguyên

nhân khách quan, chủ quan. Đối với nguyên nhân chủ quan, phải xác định rõ kèm theo biên bản xác nhận từ đó bù đắp bằng khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, khoản còn thiếu sẽ đƣợc hạch toán vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Nợ không có khả năng thu hồi sau khi đã xử lý theo quy định vẫn phải theo dõi ngoài bảng cân đối kế toán và thuyết minh trong báo cáo tài chính với thời hạn tối thiểu là 10 năm và tối đa là 15 năm kể từ ngày thực hiện xử lý và tiếp tục có những biện pháp nghiêm khắc hơn để thu hồi nợ, nếu thu hồi đƣợc thì số tiền thu hồi sau khi trừ đi các khoản chi phí có liên quan đƣợc hạch toán vào thu nhập theo đúng quy định.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư khai thác nhà ga quốc tế đà nẵng (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)