CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CP ĐẦU TƢ KHAI THÁC NHÀ GA QUỐC TẾ ĐÀ NẴNG
2.2.2. Phân tích nguồn tài trợ vốn lưu động tại Công ty
Bảng 2.2. Cơ cấu vốn lưu động
STT Chỉ tiêu
2016 2017
Chênh lệch
giá trị
Chênh lệch cơ cấu Giá trị (%)
(Trđ)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị (Trđ)
Tỷ trọng
(%)
Mức tăng
Tỷ lệ tăng
(%) 1 Tiền và các khoản tương
đương tiền 103.458 16 236.110 56 132.652 128 40
2 Các khoản phải thu
ngắn hạn 449.037 69 161.468 38 (287.570) -64 -31
3 Hàng tồn kho - 0 58 0 58
4 TS ngắn hạn khác 95.703 15 24.981 6 (70.722) -74 -9 5 Tổng TS ngắn hạn 648.198 100 422.559 100 (225.639) -35
Qua số liệu bảng 2.2, có thể thấy quy mô tổng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp có sự sụt giảm mạnh. Tổng giá trị tài sản lưu động trong năm 2017 giảm so với năm 2016 hơn 225,6 tỷ tương ứng Phân tích những chỉ tiêu bên trong của tài sản lưu động để xác định Phân tích những chỉ những ảnh hưởng làm thay đổi cơ cấu vốn lưu động, ta có:
- Tiền và các khoản tương đương tiền tăng trên 132 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 128%. Năm 2016 doanh nghiệp đang trong giai đoạn đầu tƣ xây dựng, nguồn tiền từ vốn điều lệ đƣợc tạm giữ ở ngân hàng trong thời gian chờ thanh toán. Tháng 06/2017 doanh nghiệp đi vào khai thác nhà ga, có nguồn doanh thu từ hoạt động kinh doanh, do đó dòng tiền mặt tương ứng được tăng lên đáng kể.
- Các khoản phải thu ngắn hạn giảm gần 287,6 tỷ tương đương giảm 64%. Đây là nguyên nhân chủ yếu của việc giảm giá trị tài sản ngắn hạn. Sở dĩ có sự sụt giảm này là vì năm 2016 các khoản phải thu ngắn hạn chiếm phần lớn là các khoản trả trước cho người bán ngắn hạn trong giai đoạn đầu tư xây dựng, sang năm 2017 khi nhà ga hoàn thành và đƣa vào khai thác, các khoản trả trước cho người bán theo đó giảm mạnh và chỉ còn chủ yếu là các khoản phải thu của khách hàng. Trong thuyết minh báo cáo tài chính năm 2017 cho thấy khoản phải thu khách hàng phần lớn là từ các hãng hàng không, trong đó khoản nợ lớn từ Công ty cổ phần hàng không Vietjet là 26,8 tỷ chiếm 20%
tổng khoản phải thu.
- Tài sản ngắn hạn khác giảm hơn 70 tỷ tương ứng tỷ lệ giảm 74%, khoản giảm này tập trung từ khoản thuế giá trị gia tăng đã đƣợc hoàn chủ yếu trong năm 2016.
- Với đặc thù là ngành kinh doanh dịch vụ, hàng tồn kho không đóng vai trò qua trọng trong cơ cấu tài sản lưu động của doanh nghiệp, do đó tác giả sẽ không tập trung nghiên cứu yếu tố này.
Xem xét tỷ trọng từng khoản mục trong tài sản ngắn hạn, ta thấy có sự thay đổi đáng kể trong cơ cấu giữa tiền và các khoản thu ngắn hạn. Tiền và các khoản tương đương tiền chiếm tỷ trọng 16% trong năm 2016 tăng lên thành 56% trong năm 2017, chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu chung của vốn lưu động. Trong khi đó, các khoản phải thu có giá trị giảm mạnh (287,5 tỷ) nên tỷ trọng giảm từ 69% xuống còn 38%. Hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác không trọng yếu trong cơ cấu chung của vốn lưu động. Đây cũng là điều hợp lý trong giai đoạn 2016-2017 bởi đây là giai đoạn công ty chuyển giao từ quá trình đầu tƣ xây dựng sang vận hành khai thác hoạt động, các nguồn hình thành nên tài khoản tiền và các khoản phải thu cũng thay đổi, kéo theo tỷ trọng của các yếu tố này trong tổng tài sản cũng có những biến động đáng kể.
Phân tích nguồn tài trợ vốn lưu động
Bảng 2.3. Cân bằng tài chính doanh nghiệp
ĐVT: triệu đồng
STT Chỉ tiêu Năm
2016
Năm 2017 1 - Tiền và các khoản tương đương
tiền (1) 103.458 236.110
2 - Các khoản phải thu ngắn hạn (2) 449.037 161.468
3 - Hàng tồn kho (3) - 58
4 - TS ngắn hạn khác (4) 95.703 24.981
5 Tổng TS ngắn hạn (5) 648.198 422.617
6 Nợ ngắn hạn (6) 128.376 384.071
7 Nợ vay ngắn hạn (7) 66 123.124
8 Vốn lưu động ròng (8)=(5)-(6) 519.822 38.546 9 Nhu cầu vốn lưu động ròng (9)=(2)+(3)
-[(6)-(7)] 320.728 (99.421) 10 Ngân quỹ ròng (10)=(8)-(9) 199.095 137.967 Qua bảng 2.3, số liệu cho thấy trong năm 2016 và 2017 có sự thay đổi khá lớn ở khoản nợ vay ngắn hạn, đối với năm 2016 khi chƣa phát sinh doanh thu, khoản nợ dài hạn vẫn ở thời gian ân hạn, doanh nghiệp chỉ phát sinh các khoản vay ngắn hạn nhỏ từ chi tiêu thẻ tín dụng. Sang năm 2017, doanh nghiệp có khoản vay dài hạn đến hạn trả 123 tỷ vào năm 2018 kéo theo sự sụt giảm mạnh vốn lưu động ròng, tuy nhiên qua 2 năm vốn lưu động ròng của doanh nghiệp đều dương đồng nghĩa với cân bằng tài chính của doanh nghiệp tốt, công ty có khả năng thanh toán tốt, có thể chi trả các nghĩa vụ nợ ngắn hạn của mình; mặt khác nó cũng phản ánh NVTX của doanh nghiệp không chỉ sử dụng để tài trợ cho TSDH mà còn sử dụng để tài trợ một phần cho TSLĐ của doanh nghiệp.
Nhu cầu vốn lưu động ròng giảm mạnh và nhận giá trị âm năm 2017, nguyên nhân là do nợ phải trả (không kể nợ vay ngắn hạn) tăng nhiều trong khi khoản phải thu ngắn hạn giảm mạnh trong cơ cấu vốn lưu động của doanh nghiệp. Trong 2 năm, vốn lưu động ròng luôn lớn hơn nhu cầu vốn lưu động ròng vì vậy ngân quỹ ròng đều dương. Điều này cho thấy rằng TSNH chủ yếu là tiền mặt và các khoản phải thu có thể tài trợ tốt cho nợ ngắn hạn của doanh nghiệp, công ty không phải đi vay để bù đắp cho sự thiếu hụt của vốn lưu động ròng, từ đó cho thấy công ty cũng đạt đƣợc trạng thái cân bằng tài chính.
Nhận xét:
Ưu điểm: Trong bối cảnh doanh nghiệp vừa đi vào hoạt động, từ công tác quản lý, vận hành nguồn vốn còn nhiều thiếu sót, tuy nhiên cân bằng tài chính của doanh nghiệp vẫn đƣợc đánh giá là khá tốt, nguyên tắc sử dụng nguồn tài trợ vẫn đƣợc thực hiện hiệu quả.
Nhược điểm: Cơ cấu tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp còn nhiều biến động, nguồn tài trợ vốn lưu động chưa linh hoạt.