Hoạt động giám sát các TCTD của Ngân hàng Trung ƣơng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác giám sát hoạt động tín dụng của các QTDND tại NHNN việt nam chi nhánh tỉnh quảng bình (Trang 33 - 40)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÁC QTDND TẠI NHTW

1.2. HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CHUNG CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƢƠNG ĐỐI VỚI QTDND

1.2.2. Hoạt động giám sát các TCTD của Ngân hàng Trung ƣơng

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, hoạt động ngân hàng

ngày càng mở rộng và phát triển manh mẽ làm cho các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi tắt là TCTD) đóng vai trò quan trọng đối với nên kinh tế nói chung và đối với từng tổ chức kinh tế và cá nhân nói riêng.

Thực tiễn cho thấy, hoạt động kinh doanh của các TCTD luôn đi kèm với việc có rủi ro có thể xảy ra (rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng,..).

Do vậy, việc TCTD mở rộng và phát triển hoạt động ngân hàng luôn đồng nghĩa với việc phải chấp nhận sự xuất hiện thêm các loại rủi ro có thể xảy ra.

Với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, các TCTD có thể chấp nhận mức độ rủi ro cao để đạt đƣợc mục tiêu đề ra của mình. Tuy nhiên, khi rủi ro xảy ra thì cũng đồng nghĩa với việc TCTD phải đối mặt với những hậu quả và tổn thất lớn thậm chí phá sản hay đóng cửa hoạt động. Việc một ngân hàng mất khả năng thanh khoản hay phá sản mang lại hậu quả cho nền kinh tế là rât nghiêm trọng, nên mọi hoạt động kinh doanh ngân hàng phải cần đƣợc giám sát chặt chẽ bởi các cơ quan quản lý nhà nước về tiền tệ, ngân hàng để ngăn chặn các nguy cơ đổ vỡ, đảm bảo sự an toàn lành mạnh cho toàn hệ thống.

Theo nghĩa rộng, hoạt động giám sát ngân hàng đƣợc hiểu là các hoạt động nhằm đảm bảo sự an toàn và lành mạnh của hệ thông các TCTD, bao gôm: Xây dựng các quy định pháp lý, cấp phép, giám sát từ xa, thanh tra tại chổ, cưỡng chế thực thi các yêu cầu chỉnh sửa.

Theo nghĩa hẹp, hoạt động giám sát ngân hàng có thể chỉ đƣợc hiểu là hoạt động trong việc thu thập, tổng hợp phân tích thông tin về đối tượng giám sát ngân hàng thông qua hệ thống thông tin, bảo cáo nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời rủi ro gây mất an toàn hoạt động ngân hàng, vi phạm quy định an toàn hoạt động ngân hàng và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

b. Hình thức giám sát ngân hàng

Trong giám sát ngân hàng, có 02 góc độ tiếp cận là giám sát an toàn vi

mô và giám sát an toàn vĩ mô, trong đó giám sát an toàn vi mô chú trọng tới việc giám sát hoạt động của từng đối tƣợng giám sát ngân hàng. Giám sát an toàn vĩ mô là việc giám sát nhóm ngân hàng và toàn bộ hệ thống.

Giám sát ngân hàng được tiến hành thường xuyên, liên tục thông qua 02 hình thức (giám sát an toàn vĩ mô, giám sát an toàn vi mô) và sử dụng các phương pháp, tiêu chuẩn, công cụ giám sát và hệ thống thông tin, báo cáo do Thống đốc NHTW quy định, trong đó:

Giám sát an toàn vĩ mô: là hình thức giám sát an toàn đối với từng đối tƣợng giám sát riêng lẻ, đƣợc thực hiện trên cơ sờ hệ thống xếp hạng, đánh giá đối tƣợng giám sát ngân hàng; hệ thống thông tin, báo cáo phục vụ giám sát an toàn vi mô; các chuẩn mực an toàn; hệ thống quy trình, công cụ, tiêu chuẩn và các kỹ năng phân tích tài chính, hoạt động; đánh giá, giám sát và cảnh báo các loại rủi ro, vi phạm pháp luật của đối tƣợng giám sát ngân hàng;

Giám sát an toàn vĩ mô: là hình thức giám sát an toàn toàn bộ hệ thống các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu phản ánh mức độ lành mạnh tài chính và an toàn hoạt động; hệ thống thông tin, báo cáo phục vụ phân tích và giám sát an toàn vĩ mô; hệ thống phương pháp, công cụ, quy trình phân tích, giám sát, cảnh báo sự an toàn, ổn định của hệ thống các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về an toàn và ổn định hệ thống.

c. Phương pháp giám sát ngân hàng

Căn cứ vào tính chất đặc thù hoạt động cũng nhƣ trình độ phát triển của hệ thống ngân hàng mà mỗi NHTW, Cơ quan Giám sát Tài chính có các phương pháp giám sát khác nhau {Phương pháp giám sát là phương pháp định hướng cho hoạt động giám sát của NHTW đổi với các TCTD), tuy nhiên, về cơ bản thì hiện nay các nước trên thế giới có 02 phương pháp phổ biến: (i) Phương pháp giám sát tuân thủ và (ii) Phương pháp giám sát rủi ro.

Phương pháp giám sát tuân thủ: là phương pháp giám sát ngân hàng mà theo đó đơn vị thực hiện giám sát ngân hàng thực hiện giám sát hoạt động của đối tƣợng giám sát ngân hàng thông qua việc theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng, các quy định khác của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng; các chỉ đạo, yêu câu của Ngân hàng Trung Ƣơng; việc thực hiện kết luận thanh tra và khuyến nghị, cảnh báo về giám sát ngân hàng. Theo đánh giá của các chuyên gia của Tổ chức hỗ trợ kỹ thuật Đức (GIZ) thì Phương pháp tuân thủ thường được dùng ở những giai đoạn mà hoạt động ngân hàng đơn thuần là những hoạt động truyền thống, các dịch vụ ngân hàng hiện đại chƣa phát triển, số lƣợng ngân hàng chƣa nhiều.

Phương pháp giám sát rủỉ ro: là phương pháp giám sát ngân hàng mà theo đó đơn vị thực hiện giám sát ngân hàng thực hiện giám sát hoạt động của đối tƣợng giám sát ngân hàng thông qua việc đánh giá các loại rủi ro của từng đối tƣợng giám sát ngân hàng đang và sẽ gặp phải, bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro thị hường, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động và các loại rủi ro khác;

đánh giá rủi ro hệ thống của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhằm phân bổ nguồn lực giám sát và đƣa ra các biện pháp xử lý thích hợp.

Phương pháp giám sát rủi ro thường được áp dụng tại các quốc gia mà hoạt động ngân hàng tương đối phát triển, hoạt động ngân hàng không chỉ bao gồm các hoạt động truyền thống mà còn mở rộng các loại hoạt động và dịch vụ ngân hàng hiện đại. Theo các chuyên gia ngân hàng, phương pháp này đòi hỏi phải có một sự phát triển đồng bộ về hệ thống cơ sở pháp lý, về hệ thống quản lý thông tin, các công cụ định lƣợng và trình độ của cán bộ giám sát ngân hàng, đặc biệt là khả năng phân tích và sử dụng các công cụ định lƣợng.

d. Nguyên tắc giám sát ngân hàng

Giám sát ngân hàng phải tuân theo quy định của pháp luật hiện hành;

bảo đàm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, kịp thời; không làm cản trở hoạt động bình thường của đối tượng giám sát ngân hàng. Kết hợp giám sát tuân thủ với giám sát rủi ro. Kết hợp giám sát an toàn vi mô với giám sát an toàn vĩ mô. Giám sát ngân hàng phải được thực hiện thường xuyên, liên tục đối với toàn bộ hoạt động của đối tƣợng giám sát ngần hàng.

Phối họp chặt chẽ giữa hoạt động giám sát ngân hàng và hoạt động thanh tra ngân hàng; giữa hoạt động giám sát ngân hàng và hoạt động cấp, bổ sung, thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng.

Bảo đảm tập trung, thống nhất trong chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ từ trung ương đến địa phương.

đ. Chủ thể liên quan đến quy trình giám sát ngân hàng

Các chủ thể liên quan đến quy trình giám sát ngân hàng gồm: Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng. NHTW chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc giám sát TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

e. Mối quan hệ giữa giám sát và thanh tra

Giám sát là một phương pháp mà các cơ quan quản lý ngân hàng áp dụng để kiểm soát hoạt động của TCTD và là một công cụ hữu hiệu nhằm phòng ngừa, phát hiện các rủi ro, nguy cơ, dấu hiệu vi phạm, xu hướng, diễn biến bất lợi để có thể cảnh báo và biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời và là cơ sở tiền đề phục vụ cho hoạt động thanh tra trực tiếp. Đây là một cấu phần quan trọng trong toàn bộ quy trình thanh tra, giám sát và chức năng quản lý không thể hiệu quả nếu không có giám sát.

Hoạt động thanh tra nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục, phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; bảo vệ lợi ích

của nhà nước và quyền lợi hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Như vậy, ở khía canh nhất định những thông tin (định tính, định lƣợng) từ những kết quả thanh tra là rất cần thiết cho hoạt động giám sát trong việc xây dựng, phát hiển kế hoạch, chiến lược giám sát (bao gồm mục tiêu, nguyên tắc, phương thức giám sát...) trong tương lai.

Ủy ban Basel đã phát triển “29 nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng hiệu quà”, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của phối hợp, trao đổi, chia sẻ thông tin giữa giám sát và thanh tra, “một hệ thống TTGSNH hiệu quả cần phải bao gồm cả giám sát từ xa và thanh tra-tại chỗ”.

Việt Nam có nhiều điểm khác biệt so với thông lệ quốc tế. Theo thông lệ quốc tế “Đơn vị thanh tra cung cấp báo cáo bằng văn bản cho đơn vị giám sát trước khi họp với Ban lãnh đạo để ký Kết luận thanh tra”. Tuy nhiên tại Việt Nam, theo quy định tại Luật Thanh tra, Thông tƣ 05/2014/TT-TTCP ngày 16/10/2014 về tổ chức, hoạt động quan hệ công tác của đoàn thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hanh mọt cuộc thanh tra và Thông tƣ 36/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 về trình tự, thủ tục thanh tra chuyên ngành ngân hàng thì sau khi nhận được báo cáo kết qủa thanh tra của Đoàn thanh tra, người ra quyết định thanh tra chỉ đạo Trưởng đoàn thanh tra chủ trì xây dựng Dự thảo kết luận thanh tra trình người ra quyết định thanh tra ban hành.

f. Trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng

Quy trình, thủ tục giám sát ngân hàng của NHTW đƣợc thực hiện theo một quy trình với bốn bước như sau: Thu thập thông tin; Rà soát thông tin ban đầu; Phân tích, đánh giá; Kết luận, khuyến nghị. Cụ thể:

Bước 1: Thu thập thông tin

Nguồn thông tin thu thập phục vụ cho hoạt động giám sát gồm: báo cáo của các TCTD theo quy định của NHTW; tiếp xúc trực tiếp với đối tƣợng giám sát; thông tin nội bộ cơ quan giám sát; thông tin từ đơn vị khác thuộc

NHTW; thông tin từ các nguồn khác ngoài NHTW. Tuy nhiên, đơn vị thực hiện chức năng giám sát ngân hàng vẫn chủ yếu thu thập thông tin từ báo cáo của các TCTD. Nguồn thông tin từ các đơn vị khác, thậm chí từ chính nội bộ cơ quan giám sát còn ít do cơ chế phối hợp trao đổi thông tin giữa các đơn vị chƣa thực sự hiệu quả và đi vào chiều sâu, thông tin khai thác từ nguồn này vẫn hạn chế và chƣa phục vụ nhiều cho hoạt động giám sát ngân hàng. Do đó, cơ chế trao đổi thông tin giữa các đơn vị vẫn chủ yếu dưới hình thức văn bản, mất nhiều thời gian và mang tính chất vụ việc.

Đối với các thông tin ngoài NHTW khi có nhu cầu, NHTW có văn bản yêu cầu phối hợp và cung cấp thông tin.

Bước 2: Rà soát thông tin ban đầu

Giai đoạn này chủ yếu rà soát thông tin thu thập từ các TCTD về tính đầy đủ, chính xác, kịp thời của báo cáo. Qua quá trình rà soát, cán bộ giám sát sẽ có biện pháp xử lý phù hợp.

Đối với các ngân hàng chƣa thực hiện báo cáo hoặc báo cáo chƣa đầy đủ theo quy định, cơ quan giám sát có văn bản yêu cầu ngân hàng nghiêm túc thực hiện chế độ thông tin báo cáo. Đối với các dữ liệu nhận đƣợc, qua quá trình rà soát khi phát hiện số liệu tăng, giảm bất thường, cán bộ giám sát trao đổi ngay với ngân hàng thông qua email, điện thoại hoặc văn bản chính thức.

Thông qua phản hồi từ ngân hàng, cán bộ giám sát yêu cầu gửi lại dữ liệu (nếu có sai sót) hoặc hiểu rõ nguyên nhân của sự tăng hoặc giảm bất thường này. Tuy nhiên, rà soát thông tin chủ yếu thực hiện thủ công, chỉ dựa trên sự biến động bất thường của số liệu, đồng thời số lượng cán bộ giám sát còn ít, mỗi cán bộ phải giám sát trên chục ngân hàng gây áp lực công việc lớn nên đôi khi các sai sót, đặc biệt là các gian lận vẫn chƣa đƣợc cán bộ giám sát phát hiện hoặc phát hiện kịp thời.

Bước 3: Phân tích, đánh giá

Sau khi có đầy đủ thông tin, dữ liệu và kiểm tra tính chính xác của thông tin, cán bộ giám sát thực hiện phân tích, đánh giá tình hình hoạt động và việc chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động ngân hàng của các TCTD. Cán bộ giám sát phân tích, đánh giá việc tuân thủ các quy định của pháp luật, đánh giá hoạt động theo các chỉ tiêu CAMELS và đánh giá rủi ro (chủ yếu là rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản) của toàn hệ thống, từng nhóm ngân hàng và từng ngân hàng.

Hoạt động phân tích dữ liệu chủ yếu đƣợc thực hiện thủ công, chƣa sử dụng một phần mềm hay mô hình phân tích mà mang tính chất mô tả số liệu.

Hơn nữa, nguồn thông tin chính là từ báo cáo của các ngân hàng, thông tin thị trường chưa được sử dụng nhiều trong quá trình phân tích, do đó kết quả phân tích, đánh giá chƣa thật sự sâu sắc.

Bước 4: Kết luận, khuyến nghị

Kết thúc của quá trình giám sát từ xa, cán bộ giám sát đƣa ra kết luận về hoạt động và việc tuân thủ các quy định pháp luật của các TCTD; phát hiện và cảnh báo những vấn đề phục vụ cho hoạt động thanh tra tại chỗ; khuyến nghị, yêu cầu TCTD có hành động điều chỉnh đối với vấn đề quan ngại, đồng thời có thể đƣa ra những khuyến nghị về chính sách gửi Vụ Chính sách an toàn hoạt động ngân hàng và các đơn vị liên quan khác để sửa đổi, bổ sung.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác giám sát hoạt động tín dụng của các QTDND tại NHNN việt nam chi nhánh tỉnh quảng bình (Trang 33 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)