MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHNN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác giám sát hoạt động tín dụng của các QTDND tại NHNN việt nam chi nhánh tỉnh quảng bình (Trang 98 - 105)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÁC QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHNN VIỆT NAM

Để đảm bảo tính khả thi của các giải pháp trên, Luận văn đƣa ra một số kiến nghị với NHNN Việt Nam nhƣ sau:

Thứ nhất, thành lập các bộ phận đầu mối giám sát ngân hàng riêng về QTDND trực thuộc Cơ quan thanh tra, giám sát NHNN Việt Nam.

Theo Nghị định số 26/2014/NĐ – CP ngày 07/4/2014 về tổ chức và hoạt

động của thanh tra, giám sát ngành ngân hàng, Cơ quan TTGSNH trực thuộc NHNN Việt Nam (có mô hình tổ chức tương đương tổng cục), nên việc có các Cục TTGSNH ở địa phương sẽ góp phần hình thành nên cấu trúc TTGSNH thực sự mang tính hệ thống dọc, thống nhất từ trung ƣơng đến địa phương. Đồng thời, việc thành lập các Cục TTGSNH đặt tại tỉnh, thành phố là cơ sở để bảo đảm cho việc thống nhất chỉ đạo về công tác cán bộ, chuyên môn nghiệp vụ và công tác TTGSNH trong toàn bộ hệ thống TTGSNH theo chương trình, mục tiêu chung và triển khai áp dụng phương pháp thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro phù hợp với thông lệ quốc tế...

Việc thành lập Cục TTGSNH trực thuộc Cơ quan TTGSNH sẽ góp phần quan trọng vào việc khắc phục những tồn tại, bất cập của mô hình thanh tra, giám sát tại chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố hiện nay nhƣ chia cắt trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ giám sát; song trùng lãnh đạo,... Qua đó, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, TTGSNH. Tuy nhiên, việc thành lập các Cục TTGSNH cần cân nhắc thận trọng, có lộ trình hợp lý.

Thứ hai, hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế, chính sách.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng và TTGSNH. Tiếp tục bổ sung, chỉnh sửa cơ chế chính sách và các văn bản phù hợp với lộ trình thực hiện cam kết quốc tế trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng.

Xây dựng và trình Quốc hội ban hành Luật giám sát an toàn hoạt động ngân hàng.

Nghiên cứu và có nhiều cơ chế hỗ trợ đối với các QTDND có điều kiện thuận lợi trong hoạt động: hỗ trợ về mặt cơ chế, chính sách, hỗ trợ tài chính,...

Chính phủ, Bộ tài chính và các bộ ngành liên quan xem xét, nghiên cứu có cơ chế tài chính riêng đối với giám sát ngân hàng; hỗ trợ về mặt vật chất và điều kiện đối với cán bộ làm công tác giám sát để đảm bảo hoạt động giám sát

có đƣợc đội ngũ cán bộ trình độ cao, gắn bó với ngành.

Thứ ba, đánh giá lại hệ thống thông tin báo cáo của QTDND phục vụ hoạt động quản lý, hoạt động giám sát. Trên cơ sở đó xây dựng hệ thống thông tin đầu vào đầy đủ, chính xác, cập nhật đáp ứng yêu cầu quản lý, vừa đảm bảo tính hợp lý, hiệu quả trong quá trình phân bổ, chia sẻ, bảo mật thông tin, vừa giảm thiểu đƣợc số lƣợng báo cáo các QTDND phải cung cấp.

Thứ tƣ, xây dựng chiến lƣợc trung và dài hạn cho việc đào tạo nguồn nhân lực làm công tác giám sát của toàn hệ thống NHNN Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập theo thông lệ quốc tế.

Thứ năm, quan tâm hơn nữa tới các QTDND, để các QTDND phát triển an toàn, hiệu quả, trước mắt tập trung vào các nội dung:

Áp dụng chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp phù hợp với loại hình, tính chất và quy mô hoạt động của hệ thống QTDND;

Có chính sách miễn, giảm, khoanh nợ cụ thể cho khách hàng của QTDND trong trường hợp gặp rủi ro bất khả kháng;

Sớm hình thành và hoàn thiện tổ chức liên kết hệ thống QTDND;

Xây dựng thống nhất quy chế về đào tạo và quản lý, sử dụng cán bộ cho các QTDND; các mẫu biểu trong hồ sơ cho vay của QTDND.

Xây dựng quy trình kiểm soát và kiểm toán nội bộ phù hợp với quy mô hoạt động của các QTDND để các QTDND thực hiện.

Chủ trì tham mưu cho các Bộ, ngành liên quan quy định độ tuổi làm việc tại QTDND, chế độ lương và phụ cấp lương phù hợp với quy mô hoạt động của QTDND.

KẾT LUẬN

Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu, hệ thống Ngân hàng Việt Nam đang đứng trước yêu cầu hội nhập vào cộng đồng tài chính khu vực và quốc tế. Những cam kết quốc tế về lộ trình mở cửa thị trường tài chính, dịch vụ ngân hàng Việt Nam đã ký kết khi tham gia các hiệp định song phương, đa phương dần có hiệu lực, theo đó thị trường tài chính Việt Nam sẽ dần mở cửa ở các mức độ khác nhau.

Quá trình hội nhập nói trên sẽ dẫn đến những thuận lợi và khó khăn, thách thức trong việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ, tín dụng của NHNN Việt Nam nói chung, và hoạt động giám sát ngân hàng nói riêng, trong đó nổi bật là vấn đề đổi mới, hoàn thiện tổ chức hoạt động giám sát ngân hàng có hiệu quả, phù hợp với thông lệ quốc tế.

Việc nghiên cứu và đƣa ra các khuyến nghị để hoàn thiện về tổ chức và hoạt động giám sát ngân hàng đối với các TCTD nói chung, các QTDND nói riêng và đặc biệt là nội dung về hoạt động chính nhất, rủi ro nhất đó là hoạt động tín dụng là rất cần thiết và là nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn hiện nay.

Trong thời gian qua, đã có nhiều đề tài nghiên cứu về các khía cạnh khác nhau của hoạt động giám sát ngân hàng. Tuy nhiên, ở mỗi thời điểm, mỗi giai đoạn, hoạt động giám sát ngân hàng cần có sự điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu đặt ra cho từng thời kỳ.

Đề tài “Hoàn thiện công tác giám sát hoạt động tín dụng của các QTDND tại NHNN Việt Nam Chi nhánh tỉnh Quảng Bình” đã làm rõ những nội dung sau:

- Cơ sở lý luận về công tác giám sát hoạt động tín dụng của các QTDND tại Ngân hàng trung ƣơng;

- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác giám sát hoạt động tín dụng của

các QTDND tại NHNN Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình; chỉ ra những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong công tác giám sát các hoạt động của các QTDND tại NHNN Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình nói chung và những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong công tác giám sát hoạt động tín dụng của các QTDND tại NHNN Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình nói riêng.

- Từ định hướng hoạt động công tác giám sát của NHNN Việt Nam, Luận văn khuyến nghị hoàn thiện công tác giám sát hoạt động tín dụng của các QTDND tại NHNN Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình.

Mặc dù có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu, học hỏi, song do thời gian, kinh nghiệm và kiến thức còn hạn chế, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả mong muốn nhận đƣợc sự tham gia đóng góp của các nhà khoa học, các thầy cô giáo cùng bạn bè, đồng nghiệp để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Hoàng Thị Kim Dung (2013), Hoàn thiện hoạt động thanh tra giám sát của NHNN Việt Nam đối với các TCTD trong nước tại Thành phố Hà Nội. Luận văn Thạc sỹ, Hà Nội: Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

[2] Nguyễn Chí Đức (2012), Xây dựng hệ thống giám sát NHTM Việt Nam.

Tạp chí phát triển và hội nhập, số 2, trang 12.

[3] Đoàn Thanh Hà, Phan Thị Thúy Diễm (2013), Lựa chọn mô hình giám sát ngân hàng – Kinh nghiệm các nước và bài học cho Việt Nam.

Tạp chí phát triển và hội nhập, số 10, trang 20.

[4] Học viện Hành chính quốc gia (2010), Thanh tra và giải quyết khiếu nại hành chính, Hà Nội.

[5] Học viện Ngân hàng (2013), Giáo trình Ngân hàng Trung Ương, Nxb Thống kê, Hà Nội.

[6] Học viện Ngân hàng (1999), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà Nội.

[7] Học viện Tài chính (2005), Giáo trình Lý thuyết tài chính. Hà Nội: NXB Tài chính.

[8] Học viện Tài chính (2005), Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại. Hà Nội: NXB Tài chính.

[9] NHNN Việt Nam (2017), Quyết định về việc ban hành Sổ tay giám sát Ngân hàng. Thống đốc NHNN Việt Nam.

[10] NHNN Việt Nam (2017), Thông tư 08/2017/TT-NHNN ngày 01/08/2017 Quy định về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng. Thống đốc NHNN Việt Nam.

[11] NHNN Việt Nam (2017), Quyết định số 1692/QĐ-NHNN ngày

08/8/2017 của Thống đốc NHNN Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của NHNN Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Hà Nội.

[12] NHNN Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình (2016-2018), Báo cáo tổng kết hoạt động QTDND trên địa bàn Quảng Bình. Quảng Bình.

[13] NHNN Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình (2016-2018), Báo cáo tổng kết hoạt động thanh tra, giám sát các TCTD tại NHNN chi nhánh tỉnh Quảng Bình. Quảng Bình.

[14] NHNN Việt Nam (2015), Thông tư 04/2015/TT-NHNN ngày 31/03/2015 quy định về QTDND. Hà Nội.

[15] NHNN Việt Nam (2016), Thông tư 36/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy định về trình tự, thủ tục thanh tra chuyên ngành ngân hàng. Hà Nội.

[16] Quốc hội (2010), Luật NHNN Việt Nam. Hà Nội.

[17] Quốc hội (2010), Luật các TCTD. Hà Nội.

[18] Quốc hội (2010), Luật Thanh tra. Hà Nội.

[19] Quốc hội (2003), Luật Hợp tác xã. Hà Nội

[20] Trần Đăng Phi (2014), “Một số kết quả đạt được trong công tác giám sát ngân hàng và phương hướng xây dựng, phát triển trong thời gian tới”, Kỷ yếu Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng, 5 năm thành lập và phát triển, tr.50-51.

[21] Phạm Đắc Phước (2013), Hoàn thiện công tác thanh tra trong lĩnh vực tín dụng của Ngân hàng Trung Ương Việt Nam – chi nhánh thành phố Đà Nẵng đối với các ngân hàng thương mại trên địa bàn, Luận văn thạc sĩ Quản trị Kinh doanh, Đà Nẵng.

[22] Thanh tra Chính phủ (2013), Thông tư 01/2013/TT-TTCP ngày 12/3/2013 quy định về hoạt động theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác giám sát hoạt động tín dụng của các QTDND tại NHNN việt nam chi nhánh tỉnh quảng bình (Trang 98 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)