CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÁC QTDND TẠI NHTW
1.3. CÔNG TÁC GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA QTDND TẠI NGÂN HÀNG TRUNG ƢƠNG
1.3.3. Trình tự và nội dung giám sát hoạt động tín dụng đối với QTDND
a. Trình tự giám sát hoạt động tín dụng đối với QTDND
Trình tự thực hiện giám sát hoạt động tín dụng đối với QTDND tương tự trình tự hoạt động giám sát chung; chỉ khác là đối tƣợng chi tiết hơn về hoạt động tín dụng, cụ thể:
Bước 1: Thu thập, tổng hợp, xử lý và lưu trữ tài liệu, thông tin, dữ liệu theo đối tƣợng là hoạt động tín dụng của QTDND;
Bước 2: Phân tích, đánh giá về hoạt động tín dụng theo nội dung mục a nêu trên;
Bước 3: Đề xuất, kiến nghị các hành động can thiệp, chỉnh sửa phù hợp theo quy định;
Bước 4: Giám sát việc thực hiện các đề xuất, kiến nghị (nếu có trong giám sát).
b. Nội dung giám sát hoạt động tín dụng đối với QTDND
Nội dung chung của giám sát là đánh giá phân loại tài sản, phân loại nợ;
sự đầy đủ dự phòng rủi ro nói chung và dự phòng rủi ro tín dụng nói riêng;
các khoản cho vay nội bộ, cho vay công ty con, các khoản cho vay lớn, sự tập trung tín dụng vào một số ít khách hàng, ngành, ... Kiểm tra sự tuân thủ các quy định pháp luật (các quy định liên quan đến yêu cầu tối thiểu đối với hệ thống quản trị rủi ro tín dụng nội bộ, các quy định liên quan đến việc ban hành các quy định nội bộ về hoạt động tín dụng nói riêng và quản lý tài sản có nói chung...) từ đó đƣa ra đƣợc đánh giá tổng thể về chất lƣợng tín dụng nói riêng và chất lƣợng tài sản nói chung của QTDND.
Nội dung cụ thể của giám sát tình hình sử dụng vốn cho vay:
- Cấp tín dụng đối với các đối tƣợng đáp ứng các điều kiện tham gia giao dịch theo quy định pháp luật hiện hành bao gồm: cá nhân; tổ chức kỉnh tế;
TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; tổ chức khác.
- Tập trung vào phân tích đánh giá xu hướng biến động và cơ cấu các khoản cấp tín dụng của QTDND. Đánh giá cơ cấu các khoản cấp tín dụng phân chia theo đối tƣợng (cá nhân, tổ chức kinh tế, TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác), theo loại hình cấp tín dụng (Cho vay, Cho thuê tài chính, ủy thác cho vay..), theo kỳ hạn, theo loại tiền, theo ngành kinh tế (Công nghiệp, Nông nghiệp, Đầu tƣ kinh doanh bất động sản...), theo loại hình doanh nghiệp (FDI, Doanh nghiệp nhà nước, Doanh nghiệp tư nhân..)...
Lưu ý đánh giá về Cho vay đối với cá nhân, tổ chức kinh tế vì đây thường là khoản cấp tín dụng chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn nhât và cũng là khoản mục đem lại thu nhập lớn cho QTDND. Ngoài ra, còn cần lưu ý đánh giá mức độ tập trung tín dụng của đối tƣợng giám sát ngân hàng bởi lẽ nếu các khoản cấp tín dụng giá trị lớn bị suy giảm về chất lượng sẽ tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận và vốn của QTDND.
- Phân tích tình hình nợ xấu và xử lý nợ xấu.
Phần này tập trung vào phân tích đánh giá chất lƣợng tài sản, chất lƣợng tín dụng. Một trong những yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng tài sản, chất lượng tín dụng là mức độ nghiêm trọng, và xu hướng của các khoản nợ bị phân loại xấu và các khoản nợ có vấn đề khác (bao gồm các khoản nợ đƣợc ghi nhận/hạch toán trong nội bảng hay ngoại bảng). Các khoản nợ xấu có thể làm suy giảm vốn chủ sở hữu và dự phòng rủi ro (hạng mục sẵn sàng để hấp thụ các tổn thất). Khi vốn chủ sở hữu, dự phòng rủi ro bị suy giảm lớn, Quỹ tín dụng sẽ phải đối mặt với nguy cơ phá sản. Vì vậy, cần phải kiểm soát các khoản nợ có vấn đề trong một phạm vi với tỷ lệ nhất định so với tổng tài sản để phòng
ngừa nguy cơ đe dọa tới lợi nhuận, vốn và khả năng thanh toán của đối tƣợng giám sát ngân hàng.
Rà soát về chất lƣợng tài sản, chất lƣợng tín dụng có thể đƣợc tập trung vào một số nội dung: Đánh giá theo giá trị tuyệt đối, tỷ lệ và xu hướng biến động (các hạng mục nội và ngoại bảng); Nợ xấu và nợ có vấn đề có mức độ và xu hướng tập trung vào ngành nào, nhóm đối tượng khách hàng nào...Việc trích lập dự phòng rủi ro.
Giám sát là một công cụ hữu ích nhƣng để đánh giá về chất lƣợng tài sản, chất lƣợng tín dụng còn cần nhiều yếu tổ khác chỉ có thể đƣợc đánh giá thông qua thanh tra tại chỗ bao gồm: Chính sách tín dụng, Chiến lƣợc quản lý rủi ro tín dụng; Hệ thống kiểm soát nội bộ, hệ thống quản trị rủi ro tín dụng;
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ...
Bên cạnh việc đánh giá tình hình nợ xấu, giám sát cần phân tích, đánh giá khả năng xử lý nợ xấu của đối tƣợng giám sát ngân hàng nhƣ khả năng thu hồi nợ xấu từ nguồn khách hàng trả nợ; từ việc xử lý tài sản đảm bảo, từ việc bán nợ cho bên thứ ba....Kết hợp với các phân tích về thực trạng nợ xấu, giám sát có thể đánh giá chất lƣợng tín dụng và khả năng cải thiện chất lƣợng tín dụng thông qua năng lực xử lý nợ xấu, trên cơ sở đó có thể đánh giá một cách toàn diện hơn về rủi ro tín dụng tiềm ẩn của đơn vị.
- Theo dõi kết quả hoạt động cho vay:
Liên quan đến giám sát hoạt động tín dụng, trong quá trình giám sát cần lưu ý một số nội dung sau:
Các khoản thu nhập từ lãi bởi lẽ phần lớn QTDND đều tạo ra lợi nhuận từ nguồn thu nhập lãi ròng; Các khoản chi phí dự phòng; Khi phân tích về biến động suy giảm của lợi nhuận, có vài nguyên nhân có thể liên quan nhƣ việc tăng rủi ro túi dụng, rủi ro thị trường (biên độ lãi ròng bị thu hẹp)...