CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÁC QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH
3.2. KHUYẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÁC QTDND TẠI NHNN VIỆT NAM– CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH
3.2.4. Phối hợp hoạt động của giám sát ngân hàng với các cơ quan, đơn vị có liên quan
Tổ giám sát cần nghe ý kiến của các cơ quan chức năng có liên quan đến nội dung giám sát.
Khai thác sử dụng những hồ sơ tài liệu của các cơ quan đã kiểm tra, thanh tra, giám sát hoặc của các cơ quan hữu quan khác, tránh đi vào những vấn đề đã có kết luận đúng đắn hoặc vô tình hợp pháp hóa các hành vi sai
phạm. Giám sát viên cần đi sâu, sử dụng có chọn lọc những tài liệu phục vụ cho kết luận, cảnh báo của mình.
Các cơ quan quản lý tổng hợp tình hình nhƣ tài chính, ngân hàng, kế hoạch, thống kê sẽ giúp cho đoàn giám sát nắm vững hơn các cơ chế quản lý chuyên ngành với đối tƣợng giám sát, cung cấp cho đoàn giám sát những đánh giá tối ƣu, khuyết điểm, sai phạm có đối chiếu so sánh với tình hình phát triển chung của cả nước. Cung cấp những tư liệu, báo cáo mà đối tượng giám sát trước đó đã báo cáo để đoàn thanh tra đối chiếu với kết quả thanh tra.
Tăng cường sự phối hợp với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong quá trình giám sát các QTDND và xử lý các vấn đề khó khăn, rủi ro của các QTDND là điều kiện tăng cường hoạt động công tác giám sát. Xây dựng cơ chế trao đổi thông tin và phối hợp hoạt động giữa Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và giám sát NHNN trên nguyên tắc tập trung vào một đầu mối để tránh sự chồng chéo, trùng lặp, gây phiền hà cho QTDND và lãng phí nguồn lực trong việc thực hiện nhiệm vụ thanh tra các QTDND; thanh tra, giám sát cung cấp cho Bảo hiểm tiền gửi danh mục xếp hạng các QTDND hàng năm và thông báo cho Bảo hiểm tiền gửi các QTDND có nguy cơ lâm vào tình trạng mất an toàn dẫn đến phá sản đƣợc phát hiện thông qua thanh tra. Ngƣợc lại, Bảo hiểm tiền gửi có trách nhiệm báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của giám sát ngân hàng và kết quả kiểm tra, giám sát và xử lý các tổ chức tham gia bảo hiểm.
Phối hợp với các đơn vị kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán các QTDND. Cần có quy định cho phép TTGSNH có quyền yêu cầu đơn vị kiểm toán độc lập phối hợp cung cấp các thông tin về QTDND khi các QTDND đã được kiểm toán; có thể cần thiết với 3 trường hình thức như sau:
Thứ nhất, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và công ty kiểm toán cần phát triển một mối quan hệ cởi mở, hợp tác và xây dựng hơn
Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và công ty kiểm toán cần duy trì
các đối thoại hai chiều cởi mở và mang tính xây dựng để hỗ trợ cả hai bên hoàn thành các nhiệm vụ của mình. Sự trao đổi thông tin nên đƣợc thực hiện qua các kênh chính thức nhƣ các cuộc gặp gỡ hai bên giữa kiểm toán viên với giám sát viên và các cuộc gặp ba bên giữa kiểm toán viên, giám sát viên và đại diện ngân hàng đƣợc giám sát; và qua các kênh không chính thức, chẳng hạn nhƣ các cuộc gọi điện thoại và các cuộc họp cho phù hợp.
Thứ hai, các giám sát viên và kiểm toán viên cần tham gia vào các cuộc đối thoại thường xuyên hơn
Trao đổi thông tin giữa người giám sát và kiểm toán viên nên được thực hiện thường xuyên khi cần thiết. Hình thức, nội dung và tần số các cuộc đối thoại sẽ tùy thuộc vào đặc điểm của ngân hàng đƣợc giám sát.
Đối với các cuộc họp chính thức, cần có ít nhất một cuộc họp định kỳ hai bên và một cuộc họp định kỳ ba bên. Các cuộc họp phải bao gồm tất cả các vấn đề mà có thể sẽ hữu ích cho mỗi bên trong việc thực hiện chức năng của mình. Các cuộc họp song phương bổ sung giữa các giám sát viên và kiểm toán viên nên đƣợc tiến hành vào thời điểm lập kế hoạch và kết thúc kiểm toán hàng năm.
Thứ ba, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và công ty kiểm toán cần chia sẻ các thông tin có liên quan để thực hiện nhiệm vụ của mỗi bên một cách kịp thời
Các quy định của pháp luật nên cho phép kiểm toán viên thông báo với Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng các thông tin hoặc ý kiến về một vấn đề mà kiểm toán viên cho rằng có liên quan đến chức năng giám sát của cơ quan giám sát. Ngƣợc lại, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng cần công bố các thông tin liên quan đến việc thực hiện chức trách của kiểm toán viên.
Giám sát viên và kiểm toán viên có trách nhiệm bảo mật các thông tin đƣợc chia sẻ giữa hai bên.
Thiết lập cơ chế trao đổi thông tin và phối hợp hành động hữu hiệu giữa giám sát ngân hàng với các cơ quan thanh tra giám sát tài chính trong nước nhƣ Thanh tra tài chính, Thanh tra bảo hiểm, Thanh tra chứng khoán,...
Tăng cường sự phối kết hợp giữa giám sát ngân hàng và bộ phận kiểm soát nội bộ của các QTDND. Bộ phận kiểm soát nội bộ của QTDND hoạt động tốt sẽ góp phần đắc lực vào việc giữ cho QTDND hoạt động an toàn, ổn định và phát triển. Vì vậy, cần có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa giám sát ngân hàng với kiểm soát nội bộ của QTDND. Ngoài ra, đánh giá hoạt động của bộ phận kiểm soát nội bộ có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá khả năng kiểm soát rủi ro của QTDND.
Quá trình kiểm tra, giám sát nếu phát hiện vi phạm hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý của cơ quan, sở, ngành nào thì giám sát ngân hàng có trách nhiệm thông báo cho cơ quan, sở, ngành đó.
Ngƣợc lại, tổ chức thanh tra của cơ quan, sở, ngành và thanh tra thành tỉnh trong quá trình thanh kiểm tra nếu phát hiện vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng thì có trách nhiệm báo cáo cho NHNN biết để phối hợp.
Giám sát ngân hàng nếu phát hiện dấu hiệu cấu thành tội phạm trong quá trình kiểm tra, giám sát thì phải kiến nghị Lãnh đạo cho thực hiện thanh tra đột xuất hoặc nếu đã đủ căn cứ thì kiến nghị chuyển hồ sơ sang cho cơ quan điều tra có thẩm quyền, đồng thời phối hợp với cơ quan điều tra trong suốt quá trình điều tra các vấn đề có liên quan đến hoạt động của các QTDND.