CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÁC QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÁC QTDND TẠI NHNN VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH
2.2.2. Công tác tổ chức và tình hình hình thực tế hoạt động giám sát đối với QTDND
Tổ giám sát từ xa; khiếu nại, tố cáo; phòng chống tham nhũng, rửa tiền;
thực hành tiết kiệm chống lãng phí; thanh tra ngoại hối (gọi tắt là Tổ 4 – Thanh tra, giám sát) là bộ phận thực hiện nhiệm vụ giám sát đối với các QTDND gồm hoạt động quản lý chuyên quản, hoạt động giám sát từ xa và hoạt động theo dõi khắc phục chỉnh sửa sau thanh tra:
- Hoạt động quản lý chuyên quản đối với QTDND
Tổ 4 – thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên quản, nhận báo cáo, thu thập các thông tin hàng ngày từ các QTDND. Mỗi cán bộ đƣợc phân công chuyên quản một số QTDND cụ thể. Cán bộ quản lý chuyên quản hàng tháng thực hiện nhận các báo cáo về tình hình hoạt động của QTDND theo quy định, thực hiện phân tích đánh giá tình hình hoạt động theo định kỳ; cán bộ quản lý thường xuyên nắm bắt thông tin từ các QTDND thông qua việc xuống làm việc trực tiếp với QTDND. Từ các thông tin thu thập đƣợc để đánh giá cụ thể về tình hình hoạt động của các QTDND, khi có những thay đổi về nhân sự hoặc có những biến động lớn về tình hình hoạt động, phát hiện những rủi ro trong hoạt động của QTDND sẽ có báo cáo với lãnh đạo Thanh tra, giám sát Chi nhánh để có cơ chế quản lý thích hợp đối với từng QTDND.
Với số lƣợng cán bộ đƣợc phân công thực hiện quản lý, theo dõi, giám sát đối với 24 QTDND trên địa bàn nhƣ vậy thì khối lƣợng công việc của bộ phận này là rất lớn (mỗi cán bộ bình quân phụ trách 8 QTDND); mặt khác trình độ năng lực cán bộ của bộ phận này còn có phần hạn chế nên việc quản lý, theo dõi, giám sát thường xuyên đối với các QTDND chưa thực sự mang lại hiệu quả nhƣ mong muốn.
- Hoạt động giám sát từ xa
Công việc giám sát từ xa đối với các QTDND trên địa bàn đƣợc thực
hiện chung với việc giám sát từ xa đối với các TCTD khác. Với số lƣợng chỉ có 3 cán bộ, bộ phận thực hiện giám sát từ xa hàng tháng phải thực hiện giám sát từ xa đối với 39 đơn vị (gồm hội sở và các chi nhánh TCTD trên địa bàn) trong đó có 24 QTDND. Thanh tra NHNN hướng dẫn thực hiện Quy chế giám sát từ xa đối với các TCTD hợp tác, trong đó có QTDND tại công văn số 329/CV-TTr1 ngày 4/5/2014 của Thanh tra NHNN.
+ Nội dung giám sát gồm: diễn biến về cơ cấu tài sản nợ, tài sản có; chất lƣợng tài sản có; tình hình thu nhập, chi phí và kết quả kinh doanh; giám sát việc thực hiện các quy định về các tỷ lệ để đảm bảo an toàn trong hoạt động của QTDND.
+ Nguồn thông tin phục vụ công tác giám sát: cân đối kế toán và báo cáo các chỉ tiêu thống kê của QTDND gửi cho NHNN Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình; thanh tra, giám sát Chi nhánh khai thác các chỉ tiêu báo cáo tháng của các QTDND gồm: nhóm chỉ tiêu tổng dƣ nợ tín dụng theo ngành kinh tế; nhóm chỉ tiêu các khoản nợ chờ xử lý theo ngành kinh tế; nhóm chỉ tiêu tổng dƣ nợ tín dụng theo loại hình kinh tế; nhóm chỉ tiêu các khoản nợ chờ xử lý theo loại hình kinh tế; nhóm chỉ tiêu huy động vốn; nhóm chỉ tiêu các chỉ tiêu liên quan đến thực hiện một số tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động. Giám sát Chi nhánh cũng có quyền khai thác một số chỉ tiêu từ mạng nội bộ NHNN nhƣ: các chỉ tiêu về hoạt động tín dụng theo ngành kinh tế (tổng dƣ nợ tín dụng; dƣ nợ có tài sản bảo đảm; doanh số cấp và thu nợ tín dụng; nợ vay đã gia hạn ...); các chỉ tiêu về huy động vốn trong nước; các chỉ tiêu góp vốn mua cổ phần; các chỉ tiêu giám sát bảo đảm an toàn trong hoạt động của các TCTD; các chỉ tiêu về phân loại tài sản có; các chỉ tiêu về trích lập và sử dụng dự phòng trong hoạt động ngân hàng.
+ Quy trình thực hiện giám sát:
Bước 1: tiếp nhận và kiểm tra tính chính xác của thông tin
Hàng tháng, các QTDND gửi bộ phận thực hiện giám sát từ xa bảng cân đối kế toán (bằng file và bằng văn bản) cùng các file chỉ tiêu thống kê khác bằng đường truyền qua mạng máy tính hoặc gửi trực tiếp cho bộ phận giám sát từ xa của thanh tra, giám sát Chi nhánh. Cán bộ tiếp nhận và kiểm tra tính chính xác đầu vào, kiểm tra đối chiếu giữa báo cáo cân đối kế toán bằng văn bản và bằng file; kiểm tra số dư cuối tháng trước với đầu tháng này; kiểm tra mã tài khoản kế toán; kiểm tra quy cách của file theo quy định; kiểm tra số liệu trong file cân đối ... Nếu phát hiện sai sót phải tiến hành tra soát với QTDND và yêu cầu QTDND sửa ngay để đảm bảo nguồn dữ liệu chính xác khi thực hiện giám sát.
Bảng 2.2: Tình hình tiếp nhận thông tin phục vụ giám sát từ xa các QTDND trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
STT Các Chỉ tiêu Năm
2016
Năm 2017
Năm 2018
1 Số lƣợng QTDND đƣợc giám sát 23 24 24
2
Số QTDND gửi file báo cáo qua đường
truyền kết nối 23 24 24
3
Số QTDND thường xuyên nộp báo cáo
chậm 5 4 3
4 Số QTDND có báo cáo sai sót 4 3 1 Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác giám sát từ xa của NHNN Việt Nam-
Chi nhánh Quảng Bình năm 2016 – năm 2018 Bước 2: tiến hành xử lý dữ liệu
Sau khi bộ phận chuyên quản QTDND kiểm tra tính chính xác của thông tin, bộ phận giám sát từ xa tiến hành xử lý số liệu theo phần mềm máy tính.
Bước 3: vận hành chương trình phần mềm giám sát, in ra một số bảng biểu theo thực đơn chỉ dẫn của chương trình.
Sau khi có được dữ liệu chuẩn cho chương trình từ bước 2, bộ phận giám sát từ xa tiến hành vận hành chương trình giám sát từ xa trên máy tính.
Các dữ liệu của QTDND cơ sở đƣợc xử lý chung với các dữ liệu của các TCTD khác khi vận hành chương trình.
Các số liệu sau khi được xử lý từ chương trình giám sát từ xa sẽ được in ra theo các phân hệ báo cáo của chương trình gồm:
Số liệu của từng QTDND: bảng chi tiết tài sản nợ; bảng chi tiết tài sản có; bảng chi tiết nợ xấu; bảng số liệu về thu nhập, chi phí; bảng các tài khoản sai số dƣ; bảng các tài khoản hạch toán sai tính chất;...
Số liệu tổng hợp của các QTDND, gồm: số liệu về nguồn vốn và sử dụng vốn của các QTDND theo mức vốn tự có, theo mức dƣ nợ, theo tùy chọn về tỷ lệ nợ xấu, theo tùy chọn về nguồn vốn huy động, theo tùy chọn về thu nhập và chi phí; doanh số cho vay, thu nợ; doanh số cho vay theo ngành nghề; số dƣ cho vay theo ngành nghề; tài sản cố định; các chỉ số tài chính chủ yếu; một số chỉ tiêu về vốn, dƣ nợ, thu chi của các QTDND,...
Bước 4: thực hiện phân tích
Các dữ liệu sau khi thực hiện vận hành chương trình phần mềm giám sát từ xa là các dữ liệu theo bảng biểu số liệu, chỉ số,... bộ phận giám sát từ xa tiếp tục phân tích diễn biến của các chỉ tiêu nhƣ nguồn vốn, sử dụng vốn, cơ cấu tài sản nợ, tài sản có, nợ xấu, kết quả kinh doanh, các chỉ số an toàn trong hoạt động,... để đưa ra những nhận định, tìm thấy những dấu hiệu bất thường từ các QTDND.
Kết quả của bước này là đưa ra một báo cáo tổng hợp về tình hình hoạt động của QTDND trên địa bàn trong kỳ báo cáo. Các nhận định có thể chứa đựng rủi ro trong hoạt động của từng QTDND nếu có dấu hiệu bất thường nhƣ: dƣ nợ tăng quá nhanh, nguồn vốn huy động sụt giảm mạnh, kết quả kinh doanh thua lỗ, nợ xấu tăng cao đột biến, vi phạm các tỷ lệ đảm bảo an toàn
trong hoạt động,...
Bước này đòi hỏi cán bộ thực hiện nghiệp vụ giám sát phải có kinh nghiệm, có hiểu biết trong hoạt động ngân hàng, có trình độ phân tích tổng hợp cao để có thể đƣa ra những nhận định chính xác về các số liệu giám sát.
Đây là bước quan trọng nhất quyết định chất lượng báo cáo giám sát của hoạt động giám sát từ xa.
Bước 5: thực hiện chế độ báo cáo giám sát từ xa
Báo cáo tổng hợp giám sát đối với các QTDND cơ sở trên địa bàn đƣợc lập từ bộ phận giám sát từ xa sau bước 4. Báo cáo phải tổng hợp được tình hình hoạt động của các QTDND trên địa bàn trong kỳ báo cáo, đánh giá về tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu phân tích như nguồn vốn, dư nợ, vốn điều lệ, vốn huy động, diễn biến nợ xấu, kết quả kinh doanh,... và đƣa ra các số liệu bất thường của các QTDND (nếu có) như sự giảm mạnh trong nguồn vốn huy động, nợ xấu tăng nhanh, kết quả kinh doanh lỗ liên tục, vi phạm về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động...; các kiến nghị, biện pháp xử lý tiếp theo.
Báo cáo bằng văn bản đƣợc gửi cho Cơ quan thanh tra, giám sát NHNN Việt Nam, lãnh đạo NHNN Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình, lãnh đạo thanh tra, giám sát Chi nhánh, các phòng, bộ phận liên quan trực tiếp theo định kỳ hàng quý (trước ngày 15 của tháng đầu quý tiếp theo). Ngoài ra hàng tháng sau khi xử lý xong dữ liệu ở bước 3 của quy trình giám sát từ xa, bộ phận giám sát phải kết suất file dữ liệu và gửi về Cơ quan thanh tra giám sát NHNN Việt Nam theo đường truyền dữ liệu trực tuyến.
Nếu phát hiện QTDND nào có dấu hiệu rủi ro cao, bộ phận giám sát từ xa phải báo cáo ngay và đề xuất biện pháp quản lý thích hợp với Giám đốc NHNN Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình, Chánh thanh tra, giám sát Chi nhánh để có biện pháp xử lý kịp thời.
+ Xử lý sau giám sát từ xa:
Kết quả của công tác giám sát từ xa là báo cáo giám sát từ xa. Báo cáo này phải nêu các kiến nghị biện pháp xử lý nếu có dấu hiệu bất thường và vi phạm quy định của các QTDND. Biện pháp xử lý chủ yếu thường được kiến nghị từ hoạt động giám sát từ xa đối với các QTDND là:
Yêu cầu QTDND giải trình, cung cấp thêm thông tin về những nội dung, dấu hiệu bất thường do công tác giám sát phát hiện;
Yêu cầu QTDND chấm dứt, có biện pháp khắc phục ngay tình trạng vi phạm hoặc hạn chế rủi ro trong hoạt động;
Tổ chức các đoàn thanh tra trực tiếp để tiếp tục làm rõ những vấn đề bất thường do công tác giám sát từ xa phát hiện;
Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định nếu xác định đƣợc hành vi của QTDND là vi phạm quy định pháp luật.
Các thông tin giám sát được lưu trữ và cung cấp cho bộ phận thực hiện thanh tra tại chỗ khi có nhu cầu hoặc phục vụ số liệu cho công tác quản lý đối với các QTDND trên địa bàn.
+ Kết quả giám sát từ xa một số nội dung chủ yếu đối với các QTDND trên địa bàn nhƣ sau:
Từ các sai phạm, rủi ro đƣợc phát hiện tại bảng 2.3 có thể đánh giá tình hình hoạt động của các QTDND trên địa bàn và hiệu quả xử lý của hoạt động giám sát từ xa. Các chỉ tiêu về tồn tại, sai phạm đƣợc phát hiện thuộc nội dung giám sát từ xa. Đó là:
Diễn biến về cơ cấu tài sản nợ, tài sản có: số liệu thống kê thể hiện qua chỉ tiêu 1 và 2 bảng 2.3 cho thấy số lƣợng QTDND có nguồn vốn huy động giảm mạnh chiếm tỷ lệ rất nhỏ trên tổng số 24 QTDND và chủ yếu tập trung ở 2 đơn vị có việc buộc phải cắt giảm địa bàn hoạt động không đúng quy định theo Thông tƣ 04/2015/TT-NHNN, ngoài ra tại 2 QTDND đó có việc giải ngân cho vay nhiều trong năm 2016, các năm sau tình hình đã ổn định. Nhìn
chung, điều này chứng tỏ hoạt động huy động vốn của các Quỹ trong các năm qua là tương đối tốt, nguồn vốn có sự tăng trưởng đều đặn, ít bị sụt giảm.
Bảng 2.3: Một số sai phạm, rủi ro đƣợc phát hiện qua giám sát từ xa đối với các QTDND trên địa bàn
STT Các Chỉ tiêu Năm
2016
Năm 2017
Năm 2018
1 Số lƣợng QTDND đƣợc giám sát 23 24 24
2
Số lƣợng QTDND đƣợc phát hiện có nguồn
vốn huy động giảm mạnh 2 1 -
3
Số QTDND đƣợc phát hiện có dƣ nợ diễn
biến bất thường - - -
4
Số QTDND đƣợc phát hiện có tỷ lệ nợ xấu
cao 1 1 1
9 Số kiến nghị, biện pháp xử lý áp dụng 9
9 6
Nguồn: Báo cáo giám sát NHNN Việt Nam- Chi nhánh Quảng Bình 2016 – 2018
Số lượng QTDND có dư nợ diễn biến bất thường qua các năm 2016 đến 2018 là không có, điều này đƣợc lý giải tình hình kinh tế ổn định, hoạt động kinh doanh, sản xuất, tình hình giá bất động sản có chiều hướng tăng trưởng tốt, các QTDND đã có thể đẩy mạnh cho vay, tăng trưởng tín dụng đã cao hơn so với các năm trước.
Chất lƣợng tài sản có (số liệu thống kê thể hiện qua chỉ tiêu 4 bảng 2.3):
thể hiện qua chỉ tiêu nợ xấu của các QTDND. Chỉ tiêu nợ xấu gần nhƣ không thay đổi. Năm 2016 đến năm 2018 vẫn chỉ có tồn tại 1 quỹ có nợ xấu cao, lý do QTDND này hoạt động ở địa bàn xã ven biển, tập trung cho vay vốn nhiều đối với đối tượng nuôi trồng, khai thác hải sản, do ảnh hưởng của ô nhiễm
môi trường do vụ FOMUSA năm 2014, mặc dù QDND đó đã tích cực khắc phục, thu hồi nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu có giảm nhiều, tuy nhiên vẫn ở mức cao.
Qua giám sát từ xa, khi phát hiện thấy những diễn biến bất thường trong hoạt động của các QTDND, thanh tra, giám sát Chi nhánh đã có những cảnh báo, những biện pháp xử lý sau giám sát, thể hiện qua số lƣợng các văn bản kiến nghị yêu cầu các QTDND báo cáo, giải trình nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Năm 2016 có 9 kiến nghị, năm 2017 có 9 kiến nghị, năm 2018 có 6 kiến nghị.
- Hoạt động theo dõi khắc phục chỉnh sửa sau thanh tra
Tổ 4 – là bộ phận đƣợc giao nhiệm vụ thực hiện việc theo dõi khắc phục chỉnh sửa sau thanh tra đối với các TCTD, trong đó có QTDND.
Có 2 cán bộ trực tiếp theo dõi việc thực hiện kiến nghị thanh tra đối với các QTDND, 01 Phó chánh thanh tra phụ trách theo dõi và chỉ đạo chung của Tổ 4.
Giám sát Chi nhánh thực hiện theo quy trình theo dõi, đôn đốc theo quy định tại Thông từ 01/2013/TT-TTCP ngày 01/05/2013 của Thanh tra Chính phủ.
Quy trình này gồm 3 giai đoạn: giai đoạn theo dõi, giai đoạn đôn đốc và giai đoạn kiểm tra.
Hết giai đoạn theo dõi, QTDND chƣa khắc phục xong các tồn tại, sai phạm đƣợc nêu trong kết luận thanh tra, Giám sát Chi nhánh sẽ chuyển sang giai đoạn đôn đốc (thời hạn tối đa 25 ngày kể từ ngày ra quyết định đôn đốc).
Hết giai đoạn đôn đốc, QTDND vẫn chƣa thực hiện đầy đủ các kiến nghị, sẽ chuyển sang giai đoạn kiểm tra tại QTDND để đánh giá kết quả khắc phục chỉnh sửa; xác định nguyên nhân khách quan, chủ quan, trách nhiệm cá nhân của lãnh đạo, nhân viên QTDND trong việc chƣa hoàn thành các kiến nghị thanh tra, từ đó đề ra các biện pháp xử lý phù hợp.
Kết quả theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kiến nghị thanh tra của Thanh tra, giám sát Chi nhánh nhƣ sau:
Số liệu bảng 2.4 cho thấy, tỷ lệ kiến nghị đã đƣợc QTDND khắc phục chỉnh sửa tăng dần qua từng năm. Năm 2016 là 83/92 kiến nghị, đạt 90,2%.
Năm 2017 là 90/98 kiến nghị, đạt 91,8%.
Năm 2018 là 82/88 kiến nghị, đạt 93,2%. Số lƣợng văn bản phải đôn đốc là rất ít. Năm 2016 là 2 văn bản, năm 2017 là 2 văn bản, năm 2018 là 1 văn bản.
Bảng 2.4: Số kiến nghị của đoàn thanh tra và số kiến nghị đã đƣợc các QTDND khắc phục, chỉnh sửa
Năm Số cuộc thanh tra
Số kiến nghị của đoàn thanh tra
Số kiến nghị đã đƣợc QTDND
khắc phục, chỉnh sửa
Số văn bản đôn đốc, chỉ đạo thực hiện khắc phục, chỉnh sửa
2016 11 92 83 2
2017 12 98 90 2
2018 12 88 82 1