Các tiêu chí đánh giá kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động nhận tiền gửi tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh quận ngũ hành sơn thành phố đà nẵng (Trang 42 - 45)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIÊM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG

1.2 KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TẠI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN

1.2.4. Các tiêu chí đánh giá kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng

Dựa vào việc phân nhóm nợ theo tiêu chí rủi ro, từ đó xác định nợ xấu là nợ có mức độ rủi ro cao nhất đƣợc quy định cụ thể từ nhóm nợ nào trở lên trong phân nhóm nợ.

Nợ xấu theo Thông tư số 15/VBHN-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là nợ được phân loại vào nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn). Đây là những khoản nợ rất khó có khả năng hoàn trả. So với khái niệm phổ biến của thế giới, có thể thấy khái niệm “nợ xấu” của Việt Nam đã tiếp cận với những chuẩn mực quốc tế.

Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ phần trăm giữa nợ xấu (nợ nhóm 3, 4, 5) và tổng dƣ nợ cho vay ở một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm. Công thức tính tỷ lệ nợ xấu nhƣ sau:

Tỷ lệ nợ xấu = Dƣ nợ xấu

x 100%

Tổng dƣ nợ cho vay

Chỉ tiêu này càng cao cho thấy rủi ro trong hoạt động cho vay của QTDND càng cao. Nợ xấu bao gồm cả ba nhóm nợ có mức độ rủi ro tín dụng khác nhau nên cần xem xét kết hợp với việc xem xét biến động trong cơ cấu nhóm nợ để thấy cụ thể hơn mức độ rủi ro tín dụng.

b. Sự cải thiện ơ ấu nhóm nợ

Đây là việc TCTD thực hiện phân nợ vay theo nhóm có mức độ rủi ro từ thấp đến cao dựa vào các tiêu chí: thời gian quá hạn, phương pháp đánh giá rủi ro về định tính. Đánh giá sự cải thiện cơ cấu nhóm nợ dựa vào xu hướng

việc giảm tỷ trọng nợ có mức độ cao, tăng tỷ trọng nợ ít rủi ro hơn trong tổng dƣ nợ.

Theo văn bản số 22/VBHN-NHNN ngày 04/6/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì nợ vay được phân thành 05 nhóm nợ. Cụ thể được trình bày tại bảng 1.1.

. Tỷ lệ trí lập DPRR

Dự phòng rủi ro đánh giá khả năng chi trả của QTD khi rủi ro xảy ra.

Khi QTD phải sử dụng quỹ dự phòng điều đó đồng nghĩa với việc QTD đang gặp phải tình trạng rủi ro mất vốn, do đó, dự phòng rủi ro phản ánh tình trạng rủi ro mất vốn. Dự phòng của một QTD bao gồm dự phòng cụ thể để bảo hiểm các rủi ro cụ thể cho từng khoản vay và dự phòng chung, bảo hiểm các rủi ro chung không xác định vốn có trong danh mục tín dụng.

Các chỉ số thể hiện dự phòng rủi ro tín dụng:

Tỷ lệ dự phòng RRTD = Dự phòng RRTD đƣợc trích lập Tổng dƣ nợ cho kỳ báo cáo Hệ số khả năng bù đắp các khoản

cho vay bị mất =

Dự phòng RRTD đƣợc trích lập Dƣ nợ bị xóa

Hệ số bù đắp RRTD = Dự phòng RRTD đƣợc trích lập Nợ quá hạn khó đòi d. Tỷ lệ xóa nợ ròng

Nợ xóa (hay còn gọi là nợ đã xử lý rủi ro, nợ xử lý ngoại bảng…) là khoản nợ đƣợc xếp vào nợ xấu trong một thời gian theo quy định và khách hàng không còn khả năng chi trả nên TCTD phải xóa nợ bằng cách sử dụng nguồn dự phòng rủi ro đã trích để thực hiện xóa nợ. Những khoản nợ này sau khi xóa sẽ đƣợc hạch toán ngoại bảng, khi có điều kiện sẽ thu nợ. Công thức tính nhƣ sau:

Tỷ lệ xóa nợ ròng= Nợ xóa ròng

x 100%

Tổng dƣ nợ cho vay

Chỉ tiêu này đánh giá khả năng thu nợ từ các khoản nợ đã chuyển ra ngoại bảng và đang đƣợc TCTD sử dụng các biện pháp mạnh để thu hồi.

Thông tƣ số 32/2015/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn của các quỹ tín dụng nhân dân, bao gồm tỷ lệ an toàn vốn; tỷ lệ khả năng chi trả; tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn đƣợc sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn; giới hạn cho vay.

Quỹ tín dụng phải có quy định nội bộ về quản lý tỷ lệ an toàn vốn, quản lý thanh khoản (tỷ lệ khả năng chi trả, tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn đƣợc sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn), cho vay, quản lý tiền vay theo quy định tại Thông tƣ này và các văn bản có liên quan. Các văn bản quy định nội bộ và các văn bản sửa đổi, bổ sung quy định nội bộ phải do Hội đồng quản trị quỹ tín dụng nhân dân ban hành hoặc phê duyệt.

Về tỷ lệ an toàn vốn: Quỹ tín dụng phải thường xuyên duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8%. Tỷ lệ an toàn vốn đƣợc xác định bằng công thức sau:

Tỷ lệ an toàn vốn = Vốn tự có

x 100 Tổng tài sản "Có" rủi ro

Về tỷ lệ khả năng chi trả: Kết thúc ngày làm việc, quỹ tín dụng nhân dân phải duy trì tỷ lệ khả năng chi trả trong ngày làm việc tiếp theo và tỷ lệ khả năng chi trả trong khoảng thời gian 7 (bảy) ngày làm việc tiếp theo tối thiểu bằng 1. Tỷ lệ khả năng chi trả đƣợc xác định bằng công thức sau:

Tỷ lệ khả năng chi trả = Tài sản "Có" có thể thanh toán ngay Tài sản "Nợ" phải thanh toán

Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn đƣợc sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn: Quỹ tín dụng nhân dân phải duy trì tỷ lệ của nguồn vốn ngắn hạn đƣợc sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn tối đa là 30%. Tỷ lệ của nguồn

vốn ngắn hạn đƣợc sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn đƣợc xác định theo công thức sau:

A = (B - C)

x 100 D

(A: tỷ lệ của nguồn vốn ngắn hạn đƣợc sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn. B: tổng dƣ nợ cho vay trung hạn và dài hạn. C: tổng nguồn vốn trung hạn và dài hạn. D: nguồn vốn ngắn hạn).

Về giới hạn cho vay: Đối với khách hàng là doanh nghiệp, Quỹ tín dụng nhân dân không đƣợc cho vay không có bảo đảm, cho vay với điều kiện ƣu đãi (ƣu đãi về lãi suất, hồ sơ, trình tự, thủ tục xét duyệt cho vay, biện pháp bảo đảm nghĩa vụ nợ và các biện pháp xử lý thu hồi nợ so với quy định của pháp luật và các quy định tại quy định nội bộ về hoạt động cho vay, quản lý tiền vay) cho doanh nghiệp có Thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc, Phó Giám đốc, kế toán trưởng của quỹ tín dụng nhân dân sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó.

Tổng mức dƣ nợ cho vay đối với một thành viên là pháp nhân không đƣợc vƣợt quá tổng số vốn góp và số dƣ tiền gửi của pháp nhân đó tại quỹ tín dụng nhân dân tại mọi thời điểm. Thời hạn cho vay đối với thành viên là pháp nhân không đƣợc vƣợt quá thời hạn còn lại của số tiền gửi và khoản vay phải đƣợc đảm bảo bằng chính số tiền gửi tại quỹ tín dụng nhân dân của pháp nhân. Tổng mức dƣ nợ cho vay đối với một khách hàng không đƣợc vƣợt quá 15% vốn tự có của quỹ tín dụng nhân dân. Tổng mức dƣ nợ cho vay đối với khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 25% vốn tự có của quỹ tín dụng nhân dân, trong đó mức cho vay đối với một khách hàng không đƣợc vƣợt quá 15% vốn tự có của quỹ tín dụng nhân dân.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động nhận tiền gửi tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh quận ngũ hành sơn thành phố đà nẵng (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)