CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIÊM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG
2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TRONG CHO
2.2.3. Hoạt động giảm thiểu tổn thất
a. Áp dụng hình th c, quy trình cho vay
- Nguyên tắc vay vốn tại QTDND Đại Trạch: (1). Khách hàng vay vốn của QTDND Đại Trạch phải đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng; (2). Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thoả thuận trong Hợp đồng tín dụng.
- Điều kiện vay vốn: QTDND Đại Trạch xem xét và quyết định cho vay đối với khách hàng có đủ các điều kiện sau:
(1). Đối với thành viên của QTDND Đại Trạch:
+ Phải tự nguyện xin ra nhập góp vốn điều lệ đƣợc HĐQT QTDND Đại Trạch kết nạp thành viên theo quy định tại điều lệ QTDND Đại Trạch.
+ Mục đích vay vốn: Hợp pháp, phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế – xã hội tại địa phương, phù hợp với năng lực và điều kiện hoạt động kinh doanh của thành viên, có hiệu quả kinh tế.
+ Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ gốc và lãi trong thời gian đã cam kết.
+ Có vốn tự có tham gia vào dự án, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ và đời sống. Dự án, phương án phải được thẩm định tính khả thi có hiệu quả kinh tế phù hợp với quy định của pháp luật.
+ Tại thời điểm vay vốn không có nợ quá hạn
(2). Đối với khách hàng không phải là thành viên của QTDND Đại Trạch:
+ Khách hàng có tiền gửi tại QTDND Đại Trạch được vay vốn dưới hình thức cầm cố bằng sổ tiền gửi do chính QTDND Đại Trạch phát hành.
+ QTDND Đại Trạch xem xét và giải quyết cho vay đối với hộ nghèo không phải là thành viên của QTDND Đại Trạch với các điều kiện: Phải có hộ khẩu thường trú tại địa bàn hoạt động của QTDND Đại Trạch, có sổ hộ nghèo, có tên trong danh sách hộ nghèo của Ban xoá đói giảm nghèo của xã Đại Trạch và các xã lân cận (Nam Trạch, Hòa Trạch, Trung Trạch); Có sức
lao động nhƣng thiếu vốn SXKD, có một tổ chức chính trị – xã hội bảo lãnh bằng tín chấp; Tại thời điểm xin vay, không có nợ vay các tổ chức tài chính, tín dụng và các tổ chức chính trị – xã hội; Chấp hành và thực hiện đúng quy định trong nghiệp vụ cho vay của QTDND Đại Trạch; chịu sự kiểm tra, giám sát của QTDND Đại Trạch về sử dụng vốn vay kể từ khi nhận tiền vay cho đến khi trả nợ gốc và lãi; Không có nợ quá hạn tại QTDND Đại Trạch.
- Thể loại cho vay: QTDND Đại Trạch xem xét quyết định cho thành viên và khách hàng vay theo các thể loại ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất, kinh doanh dịch vụ sinh hoạt và các dự án đầu tƣ.
- Thời hạn cho vay: QTDND Đại Trạch và khách hàng căn cứ vào chu kỳ sản xuất kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tƣ, khả năng trả nợ của khách hàng và nguồn vốn cho vay của Quỹ để thoả thuận về thời hạn cho vay.
- Lãi suất cho vay: Lãi suất cho vay do QTDND Đại Trạch và khách hàng thoả thuận trên cơ sở lãi suất do Hội đồng quản trị quy định phù hợp với lãi suất thị trường và quy định của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng. Mức lãi suất khoản nợ gốc quá hạn do QTDND Đại Trạch ấn định và thoả thuận với khách hàng trong Hợp đồng tín dụng, nhƣng không vƣợt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn đã ký kết trên hợp đồng tín dụng.
Lãi suất cho vay đƣợc niêm yết công khai tại trụ sở làm việc để thành viên và khách hàng biết.
- Trả nợ gốc và lãi vốn vay:
QTDND Đại Trạch và khách hàng thoả thuận về việc trả nợ gốc và lãi vốn vay theo một trong hai cách sau: Chia ra nhiều kỳ hạn trả nợ gốc và lãi;
Trả nợ gốc và lãi một lần khi đến hạn.
Đối với khoản vay không trả nợ đúng hạn, QTDND Đại Trạch sẽ xử lý theo một trong hai hướng sau: Đối với khoản nợ được QTDND Đại Trạch đánh giá là sẽ trả đƣợc nợ gốc và lãi vay trong một thời gian nhất định, QTDND Đại Trạch sẽ thoả thuận với khách hàng cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
Đối với khoản nợ QTDND Đại Trạch đánh giá là không có khả năng trở nợ đúng hạn và không chấp thuận cho cơ cấu lại thời hạn trả nợ, thì số dƣ nợ gốc của hợp đồng tín dụng đó là nợ quá hạn. QTDND Đại Trạch thực hiện chuyển vào tài khoản nợ quá hạn thích hợp và áp dụng các biện pháp để thu hồi nợ.
Việc phạt chậm trả đối với nợ quá hạn thực hiện theo quy định của đơn vị.
Đảm bảo tiền vay: Căn cứ vào tình hình kinh tế – xã hội thực tế trên địa bàn hoạt động của QTDND Đại Trạch; căn cứ các quy định của Nhà nước về đảm bảo tiền vay, hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước về cho vay có đảm bảo bằng tài sản và không có bảo đảm bằng tài sản, QTDND Đại Trạch quy định cụ thể việc đảm bảo tiền vay đối với khách hàng nhƣ: Cho vay thế chấp, cầm cố tài sản; Cho vay cầm cố; Cho vay tín chấp: QTDND Đại Trạch chủ yếu thực hiện cho vay tín chấp đối với hộ nghèo. điều kiện cho vay hộ nghèo theo quy định tại Điều 4 quy chế này. Trường hợp đặc biệt những khách hàng có uy tín, tín nhiệm với Quỹ, QTDND Đại Trạch có thể thực hiện cho vay bằng hình thức tín chấp. Số lƣợng cho vay theo thẩm quyền phán quyết của giám đốc hoặc Hội đồng quản trị quyết định.
- Hồ sơ vay vốn tại QTDND Đại Trạch
1, Giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu quy định) phải có đầy đủ chữ ký của người vay và người thừa kế.
Việc xác nhận của UBND xã trên giấy đề nghị vay vốn QTDND Đại Trạch quy định nhƣ sau:
- Những món xin vay từ 20 triệu đồng trở lên Giấy đề nghị vay vốn phải qua xác nhận của UBND xã (Không áp dụng đối với cho vay cầm cố bằng sổ tiền gửi tại QTDND Đại Trạch)
- Đối với hộ nghèo, Giấy đề nghị vay vốn phải đƣợc UBND xã xác nhận thuộc danh sách hộ nghèo và có ý kiến đề nghị cho vay, đƣợc ban xoá đói giảm nghèo và đƣợc tổ chức chính trị – xã hội bảo lãnh bằng tín chấp trên giấy đề nghị vay vốn.
2, Phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ
Căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương, QTDND Đại Trạch quy định việc khách hàng lập phương án sản xuất kinh doanh khi vay vốn tại đơn vị nhƣ sau:
Đối với những món cho vay ngắn hạn, những món vay trung hạn với số vốn vay dưới 70 triệu đồng, khách hàng lập dự án đầu tư gộp chung vào giấy đề nghị vay vốn.
- Đối với dự án, phương án sản xuất kinh doanh khách hàng phải có vốn đầu tư tối thiểu là 1/3 nhu cầu chi phí tham gia vào dự án hoặc phương án.
- Đối với những món vay có vốn đầu tƣ từ 70 triệu đồng trở lên khách hàng lập dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ hoặc phương án phục vụ đời sống bằng văn bản riêng.
3, Hợp đồng cầm cố, thế chấp tài sản và các giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật (đối với cho vay thế chấp, cầm cố tài sản)
4, Các giấy tờ sở hữu tài sản và các tài sản cho vay cầm cố, thế chấp đƣợc quản lý riêng trong kho đảm bảo an toàn
- Quy trình thẩm định và quyết định cho vay vốn tại QTDND Đại Trạch QTDND Đại Trạch thực hiện quy trình cho vay theo ba khâu: thẩm định, xét duyệt và quyết định cho vay. Mỗi bộ phận có một chức năng nhiệm
vụ riêng và hoạt động một cách độc lập, đồng thời phải chụi trách nhiệm cá nhân về khoản cho vay. Cụ thể cho từng đối tƣợng:
(1) Cán bộ thẩm định (Phân công theo địa bàn phụ trách):
+ Chậm nhất sau 3 ngày làm việc kể từ khi nhận đƣợc giấy đề nghị vay vốn của khách hàng, cán bộ thẩm định phải trả lời trực tiếp hoặc bằng văn bản cho khách hàng lý do không cho vay.
+Trường hợp khách hàng xin vay mà cán bộ thẩm định không báo cáo kịp thời với giám đốc hoặc để kéo dài thời gian, gây phiền hà, sách nhiễu sẽ phải chịu hình thức kỷ luật theo các Quy chế của QTDND Đại Trạch.
+ Cán bộ tín dụng phải thường xuyên kiểm tra sử dụng vốn vay, đôn đốc thu hồi nợ Mỗi lần kiểm tra phải lập biên bản để lưu hồ sơ tín dụng.
Trường hợp có vướng mắc, khó khăn trong công tác thu hồi nợ phải báo cáo giám đốc để có sự chỉ đạo phối hợp, hàng tháng sao kê dƣ nợ, theo dõi nợ vay của địa bàn mình phụ trách, Báo cáo đánh giá chất lƣợng tín dụng kịp thời.
+Trách nhiệm cá nhân: Nếu thẩm định không đúng, không thực chất khách quan dẫn đến mất vốn thì cán bộ thẩm định phải bồi hoàn 60%, chậm nhất sau 12 tháng (kể từ khi phát hiện mất vốn) phải nộp đủ số tiền bồi hoàn, quá thời hạn sẽ phải thực hiện biện pháp cƣỡng chế tài sản hoặc đề nghị giải quyết theo pháp luật. Nợ quá hạn chiếm trên 2% tổng dƣ nợ cho vay do mình thẩm định thì chỉ được tạm ứng 50% lương, nếu nợ quá hạn trên 2,5% thì không được lĩnh lương cho đến khi nào nợ quá hạn giảm xuống dưới 2% mới được tính truy thu và chi lương theo chế độ (trừ nợ quá hạn phát sinh do nguyên nhân khách quan).
(2) Cán bộ tín dụng:
+ Sau khi có báo cáo thẩm định cho vay của cán bộ thẩm định kèm theo hồ sơ vay vốn của khách hàng; cán bộ tín dụng có trách nhiệm kiểm tra lại toàn bộ các thủ tục, nội dung, yếu tố pháp lý, điều kiện vay vốn và khả năng
trả nợ của khách hàng (Trường hợp có nghi vấn, cán bộ tín dụng tiến hành thẩm định lại). Nếu đủ điều kiện vay vốn cán bộ tín dụng ghi rõ ý kiến của mình và ký tên vào hồ sơ sau đó lập hợp đồng tín dụng trên cơ sở đã có sự thoả thuận với khách hàng và trình giám đốc (món vay thuộc thẩm quyền giám đốc), trình ban tín dụng hoặc Hội đồng quản trị (đối với món vay thuộc thẩm quyền của ban tín dụng hoặc Hội đồng quản trị xét duyệt).
+ CBTD có trách nhiệm quản lý toàn bộ dƣ nợ cho vay của Quỹ trên cơ sở mở sổ theo dõi cho vay, thu nợ; thường xuyên kiểm tra đánh giá chất lượng tín dụng, giám sát chất lƣợng tín dụng của từng khu vực cán bộ thẩm định phụ trách báo cáo đề xuất với giám đốc về biện pháp xử lý thu hồi nợ.
+Trách nhiệm cá nhân: Trường hợp mất vốn do nguyên nhân chủ quan từ khâu thẩm định mà cán bộ tín dụng không phát hiện đƣợc dẫn đến mất vốn thì phải bồi hoàn 20%, nếu do chủ quan của cán bộ tín dụng gây ra mất vốn thì phải bồi hoàn 80% và thực hiện biện pháp bồi hoàn.
(3) Xét duyệt cho vay của cán bộ tín dụng hoặc Hội đồng quản trị:
+ Có trách nhiệm xem xét báo cáo thẩm định và toàn bộ hồ sơ do Giám đốc trình lên; trong trường hợp cần thiết, ban tín dụng hoặc Hội đồng quản trị tiến hành thẩm định lại hoặc giao cho cán bộ tín dụng thẩm định lại.
+ Ban tín dụng hoặc Hội đồng quản trị chỉ đƣợc quyết định cho vay khí có tối thiểu 2/3 số thành viên Ban tín dụng hoặc Hội đồng quản trị nhất trí cho vay; thành viên không đồng ý cho vay có quyền bảo lưu ý kiến của mình.
+ Ban tín dụng hoặc Hội đồng quản trị lập biên bản ghi rõ ý kiến cho vay hay không cho vay và chuyển toàn bộ hồ sơ cho giám đốc xử lý.
+ Chậm nhất sau 1 ngày kể từ khi cán bộ tín dụng trình, ban tín dụng phải tổ chức xét duyệt xong, nếu không cho vay chuyển hồ sơ cho cán bộ thẩm định để trả lời cho khách hàng biết.
+ Trách nhiệm cá nhân: Nếu mất vốn do nguyên nhân chủ quan của các khâu trước mà ban tín dụng không phát hiện ra phải chịu trách nhiệm bồi hoàn 20% trong đó trưởng ban phải chịu trách nhiệm 50% của số 20%.
Ban tín dụng có trách nhiệm quản lý chất lƣợng dƣ nợ cho vay của Quỹ trên cơ sở theo dõi các báo cáo về tình hình cho vay, chất lƣợng tín dụng của cán bộ tín dụng để có biện pháp phối hợp chỉ đạo, giải quyết khi cần thiết có thể trực tiếp tham gia kiểm tra, xử lý nợ vay tại cơ sở.
(4) Giám đốc:
+Có trách nhiệm xem xét báo cáo thẩm định và toàn bộ hồ sơ do cán bộ tín dụng trình lên. Trường hợp cần thiết giám đốc giao cho cán bộ tín dụng thẩm định lại.
+ Ký duyệt hồ sơ cho vay và chuyển hồ sơ lại cho cán bộ tín dụng để phối hợp với kế toán, thủ quỹ thực hiện giải ngân đúng quy định.
+Trách nhiệm cá nhân: Nếu mất vốn do nguyên nhân chủ quan của các khâu trước mà giám đốc không phát hiện được thì phải chịu trách nhiệm bồi hoàn 20%. Nếu chủ quan do giám đốc quyết định trong khi cán bộ thẩm định, cán bộ tín dụng không đồng ý dẫn đến mất vốn thì phải bồi hoàn 100%.
- Phương thức cho vay
QTDND Đại Trạch thực hiện cho vay theo 2 phương thức.
(1) Cho vay từng lần: Mỗi lần vay khách hàng và Quỹ tín dụng nhân dân Thanh Giang thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký hợp đồng tín dụng.
(2) Cho vay theo hạn mức, áp dụng với khách hàng có nhu cầu vay vốn thường xuyên phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh luân chuyển vật tư hàng hoá ổn định. Quỹ tín dụng và khách hàng xác định và thảo thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một thời gian không quá 12 tháng.
Nhận xét: quy trình tín dụng tại QTDND Đại Trạch đƣợc quy định cụ thể, đảm bảo tính khoa học, khách quan, tùy tính chất của từng món vay mà
cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định thường sử dụng một quy trình của cá nhân, đảm bảo nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, điểm hạn chế của QTDND Đại Trạch là do tâm lý của CB thẩm định và CB tín dụng còn chủ quan, công tác thu thập thông tin trong quá trình thẩm định chƣa chính xác, công tác thẩm định và kiểm tra xử lý rủi ro sơ sài, chất lƣợng thông tin chƣa cao, lưu trữ thông tin thiếu khoa học. Đối với khách hàng là doanh nghiệp, ngoài hồ sơ cá nhân, cán bộ tín dụng xem xét hiệu quả kinh doanh trong 2 năm tài chính gần nhất, xem xét chứng từ vay nhƣng thiếu xem xét đối tác của doanh nghiệp hoặc thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đối vối hộ tƣ nhân cá thể, cán bộ tín dụng chỉ tiến hành phỏng vấn khách hàng để biết mục đích vay vốn, xem hồ sơ vay có đầy đủ theo quy định chế độ hiện hành hay không và một số liệu liên quan khác. Nếu tài sản đảm bảo hợp pháp và khi tiến hành kiểm tra chỉ cần thấy khách hàng có sản suất kinh doanh là quyết định cho vay ít tìm hiểu các thông tin khác nhƣ: thông tin từ bạn hàng, từ hàng xóm, từ các tổ chức tín dụng khác … dẫn đến hậu quả có khách hàng chỉ vay lần đầu đã thất tín.
b. Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng
QTDND Đại Trạch thực hiện phân loại nợ và tỷ lệ trích lập dự phòng với 5 nhóm nợ nhƣ quy định tại văn bản số 22/VBHN-NHNN.
Trong giai đoạn 2017-2019, công tác dự phòng rủi ro tín dụng của QTDND Đại Trạch đƣợc chú trọng nhằm tránh những tổn thất cho đơn vị khi phát sinh nợ xấu. Cụ thể nhƣ sau:
Bảng 2.5: Mức dự phòng rủi ro tín dụng của QTDND Đại Trạch giai đoạn 2017-2019
Năm
Chỉ tiêu 2017 2018 2019
Tổng dƣ nợ (trđ) 206.146 246.925 295.714
Nợ đủ tiêu chuẩn 203.466 244.085 292.520
Nợ cần chú ý 2.515 2.652 3.031
Nợ xấu (trđ) 165 188 163
Quỹ dự phòng (trđ) 102,06 122,42 146,59
(Nguồn: QTDND Đại Trạch) Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng đƣợc trích lập theo quy định cụ thể về Phân loại nợ, trích loại và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD đƣợc NHNN ban hành tại Văn bản số 22/VBHN-NHNN. Cụ thể, nợ nhóm 2 đƣợc trích lập rủi ro tín dụng ở mức trích lập với mức 5%, nợ nhóm 3 trích lập với tỷ lệ 20%.
Quỹ không có nhợ nhóm 4 và nhóm 5. Trong giai đoạn 2017-2019 QTDND Đại Trạch trích lập quỹ dự phòng đúng theo tỷ lệ quy định của Ngân hàng Nhà nước. Xét về giá trị tuyệt đối, quỹ dự phòng của QTDND Đại Trạch năm sau cao hơn năm trước. Điều đó, chứng tỏ đơn vị sẵn sàng bù đắp cho những tổn thất, rủi ro xảy ra nếu có. Tỷ lệ trích lập dự phòng đảm bảo theo quy định của NHNN. Tuy nhiên, trong giai đoạn vừa qua, tỷ lệ nợ quá hạn của QTDND Đại Trạch rất hạn chế nên hoạt động này chƣa thực sự đƣợc chú trọng.