CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TUYỂN DỤNG

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách truyền thông cho dịch vụ 4g của vieel đăk lăk (Trang 34 - 43)

CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ NHÂN LỰC VÀ CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TUYỂN DỤNG

- Nhân tố kinh tế chính trị: Khi một quốc gia, một địa phương có tình hình chính trị ổn định, nền kinh tế ở đó sẽ có điều kiện phát triển bền vững, người lao động có thu nhập thì đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao về cả phương diện vật chất lẫn tinh thần. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tổ chức hoạt động kinh doanh có hiệu quả, hoàn thiện tổ chức và mở rộng quy mô quy mô phát triển. Lúc này đòi hỏi doanh nghiệp phải tuyển dụng thêm lực lượng lao động mới để đáp ứng với quy mô phát triển, với cơ cấu tổ chức ngày càng phình rộng và yêu cầu nâng cao chất lượng. Song sóng đó khi nền kinh tế phát triển, tình hình chính trị ổn định, trình độ dân trí của người dân tại địa phương đó sẽ được nâng cao. Nó chính là điểm thuận lợi cho công tác tuyển dụng của doanh nghiệp bởi vì với một việc còn trống sẽ có được nhiều ứng viên có trình độ cao tại cùng một khu vực địa lý sẽ cùng tham gia thi tuyển và phấn đấu. Sự cạnh tranh quyết liệt giữa họ sẽ giúp cho doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận với nhiều ứng viên chất lượng và sẽ có tỷ lệ lựa chọn được những người phù hợp nhất cao.

- Nhân tố văn hóa xã hội: Văn hóa - xã hội là toàn bộ giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra tại thời kỳ lịch sử cụ thể, giai đonạ thời

gian cụ thể. Hoạt động quản trị nhân sự cũng như công tác tuyển dụng nhân sự của doanh nghiệp bị ảnh hưởng rất nhiều bởi yếu tố văn hóa xã hội tại địa phương, tại quốc gia tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi văn hóa xã hội tại một khu vực địa lý phát triển nó sẽ giúp phẩm chất và ý thức con người ở khu vực địa lý đó được nâng cao. Điều này có nghĩa là sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng của các ứng viên tham gia vào quá trình tuyển dụng tại doanh nghiệp trên địa bàn đó, có nhu cầu sử dụng thị trường lao động đó. Chính tất cả các yếu tố đó sẽ ảnh hưởng gián tiếp tới chính sách và mục tiêu của công tác tuyển dụng ở một doanh nghiệp, chúng phải phù hợp với sự phát triển của xã hội. Ngược lại nếu một xã hội trong đó vẫn còn tồn tại những hủ tục và tư duy lạc hậu thì con người sẽ dễ bị thụ động trước các tình huống bất ngờ và dễ bị tụt hậu so với tiến bộ của loài người, do vậy mà công tác tuyển dụng sẽ gặp nhiều khó khăn và trở ngại. Mặt khác ý thức xã hội cũng ảnh hưởng đến công tác tuyển dụng của doanh nghiệp. Đối với những công việc mà xã hội quan tâm, được nhiều người mong muốn thì doanh nghiệp có thể thu hút được sự quan tâm của nhiều ứng viên có năng lực và lựa chọn được ứng viên giỏi như kì vọng. Ngược lại, khi quan niệm của xã hội về một loại công việc nào đó không tốt thì sẽ là một rào cản lớn đối với các Doanh nghiệp cần tuyển dụng lao động cho vị trí công việc đó, thật khó mà tuyển được lao động đáp ứng tốt công việc theo mục tiêu của Doanh nghiệp mình.

- Nhân tố pháp luật, chính sách, quy định về luật lao động liên quan đến tuyển dụng: Các chính sách và pháp luật hiện hành của nhà nước sẽ gián tiếp chi phối đến chính sách, chế độ trong công tác xây dựng hoạch định nguồn nhân lực và cụ thể đến khâu công tác tuyển dụng. Mỗi doanh nghiệp sẽ có những phương pháp tuyển dụng khác nhau, nhưng dù sử dụng phương pháp nào đi chăng nữa thì cũng phải chấp hành nghiêm túc các quy định của luật lao

động hiện hành. Doanh nghiệp phải chấp hành các quy định về đối tượng chính sách, đối tượng ưu tiên của nhà nước trong công tác tuyển dụng. Chẳng hạn nhà nước quy định ưu tiên tuyển dụng nhân quân xuất ngũ thì trong trường hợp này cùng với các ứng viên có đủ tiêu chuẩn, trình độ và điều kiện như nhau doanh nghiệp phải xếp thứ tự ưu tiên cho lực lượng lao động trên, nếu không đảm bảo thì có thể đối diện với việc ứng viên kiện ngược lại Doanh nghiệp không đảm bảo minh bạch trong công tác tuyển dụng, kỳ thị …

- Nhân tố về điều kiện thị trường lao động: Đây còn được hiểu là yếu tố cung – cầu của thị trường lao động. Yếu tố này có ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp về nghía cạnh nguồn nhân lực, tổ chức công tác tuyển dụng, nếu trên thị trường lao động đang dư thừa loại lao động mà doanh nghiệp đang có nhu cầu có nghĩa là nguồn cung đang lớn hơn cầu, việc này sẽ có lợi cho công tác tuyển dụng cả khía cạnh lựa chọn và cả khía cạnh chi phí tổ chức tuyển dụng. Doanh nghiệp sẽ tuyển dụng được lao động có trình độ cao và tiết kiệm được thời gian hay chi phí thu hút rất nhiều. Theo lệ thường thì tỷ lệ lao động thất nghiệp càng cao thì nguồn cung ứng viên càng nhiều và công ty càng dễ thu hút và tuyển chọn lao động, loại trừ trường hợp dư thừa lao động trình độ phổ thông nhưng nhu cầu là lao động chất lượng cao. Ngược lại, nếu cung nhỏ hơn cầu, doanh nghiệp không thể áp dụng phương pháp tuyển chọn thông thường mà phải chớp thời cơ tuyển dụng ngay nếu không nguồn nhân lực này sẽ rơi vào tay các đối thủ cạnh tranh. Nếu gặp phải trường hợp này doanh nghiệp phải mất đi một khoản tài chính cũng như thời gian lớn để có được nguồn ứng viên phù hợp với công việc đang có nhu cầu tuyển dụng. Doanh nghiệp phải xây dựng được nhiều chính sách ưu đãi nổi bật hoặc khác biệt để ứng viên thấy mới thu hút họ tham gia vào tuyển dụng được.

- Nhân tố về sự cạnh tranh của đơn vị khác: Thông thường cạnh tranh

xảy ra trong cùng ngành nghề hoặc cùng phân khúc thị trường lao động. Cạnh tranh sẽ ảnh hưởng hai mặt đến quá trình và chất lượng công tác tuyển dụng.

Khi môi trường cạnh tranh gay gắt thì các doanh nghiệp có lợi thế khả năng cạnh tranh cao sẽ thu hút được nhiều lao động trên thị trường và ngược lại các doanh nghiệp sức cạnh tranh kém hơn thì sẽ gặp khó khăn trong công tác tuyển dụng nhân tài. Tuy nhiên, môi trường cạnh tranh cũng sẽ làm cho Doanh nghiệp nhận diện được các điểm yếu trong công tác tuyển dụng làm hạn chế lợi thế của đơn vị mình, từ đó buộc các doanh nghiệp phải đa dạng hóa các hình thức và phương pháp tuyển dụng, xây dựng nội dung tuyển dụng khoa học, xây dựng chính sách chế độ có sự điều chỉnh phù hợp.

- Nhân tố về xu hướng kinh tế: Yếu tố này cần phải dự đoán từ nhiều khía cạnh, từ nhiều nguồn phân tích, từ đó nhận định xu hướng kinh tế tại khu vực để Doanh nghiệp hoạch định nguồn nhân lực tương ứng, tổ chức tuyển dụng như thế nào cho phù hợp để tránh thế bị động trong công tác thu hút lựa chọn ứng viên.

- Nhân tố về trình độ công nghệ khoa học kỹ thuật: Ngày nay, đi đâu chúng ta cũng nghe cụm từ “công nghệ”, “thời đại công nghệ 4.0” và trên thực tế công nghệ đang dần xâm chiếm và chi phối tỷ lệ hiện diện trong công tác điều hành quản trị trong Doanh nghiệp rất lớn. Như vậy, để đủ sức cạnh tranh trên thị trường các công ty phải luôn luôn cải tiến kỹ thuật, cải tiến trang thiết bị phục vụ hoạt ddoognj sản xuất kinh doanh. Sự thay đổi này đồng nghĩa với việc nhân sự phải cập nhật thường xuyên công nghệ để phục vụ cho công việc, nhân sự hiện tại và cả ứng viên mới cần phải đáp ứng yêu cầu công nghệ tối thiếu, nguồn lực này có thể phải thay mới cũng có thể tuyển mới hoặc đào tạo, gián tiếp là công tác tuyển dụng cần lựa chọn nguồn ứng viên phù hợp, sàng lọc đội ngũ nội bộ để tinh giãn bộ máy với sự can thiệp của máy móc hiện đại, kế hoạch tuyển dụng phải đón đầu xu thế.

Nhân tố bên trong doanh nghiệp

- Mục tiêu phát triển của chính Doanh nghiệp: Tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh của một Doanh nghiệp đều chạy theo sườn mục tiêu xây dụng định vị của Doanh nghiệp đó. Nguồn nhân lực chính là một trong các nguồn lực cơ bản của một Doanh nghiệp được chú trọng để hoàn thành mục tiêu đề ra. Mỗi doanh nghiệp đều xây dựng xứ mệnh, mục tiêu riêng cho đơn vị mình và tất cả các hoạt động đều được tiến hành để theo đuổi mục tiêu đã đề ra đó. Tuyển dụng nguồn nhân lực chính là để sắp xếp, bố trí nhân sự sao cho phù hợp đạt hiệu quả cao nhất cho tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh.

Do vậy, công tác tuyển dụng nhân sự cần được xây dựng phù hợp từng bộ phận, từng giai đoạn mục tiêu của Doanh nghiệp mà lập kế hoạch tuyển dụng và thực hiện kế hoạch tuyển dụng cho hiệu quả nhất.

- Hình ảnh và uy tín của Doanh nghiệp: Nhu cầu của người lao động là một Doanh nghiệp ổn định phát triển, có cơ hội thăng tiến, có khả năng thể hiện được năng lực bản thân và đam mê, có môi trường làm việc như kì vọng, có chế độ đãi ngộ đầy đủ, có thương hiệu. Với mô hình lý tưởng như thế này thì ứng viên thường sẽ tự tìm đến, đây chính là nguồn thu hút tự nhiên tiết kiệm nhất cho Doanh nghiệp. Nếu một công ty có uy tín về chất lượng sản phẩm thì cũng có nghĩa là công ty đó đang sở hữu nhiều nguồn nhân lực giỏi và có khả năng thu hút các ứng cử viên có trình độ và năng lực chuyên môn cao. Ngược lại, nếu hình ảnh và uy tín của công ty bị đánh giá là thấp thì triển vọng thu hút ứng cử viên là khá thấp, khó có khả năng thu hút ứng viên giỏi như kì vọng mà cần phải có một lộ trình đẩy. Hình ảnh và uy tín của Doanh nghiệp được các ứng viên đánh giá bao gồm cả lợi thế theo giá trị hữu hình và giá trị vô hình cho cá nhân và có thể theo phong trào. Vì vậy, các doanh nghiệp luôn luôn phải xây dựng hình ảnh thương hiệu song song với chất

lượng hoạt động kinh doanh để có sức thu hút mạnh đối với các ứng viên, có thêm nhiều sự lựa chọn nhân lực cho Doanh nghiệp.

- Hoạch định nguồn nhân lực của Doanh nghiệp (bao gồm đánh giá, nhu cầu, chiến lược, lộ trình ..): Đây là khâu cực kỳ quan trọng trong trọng quản trị nguồn nhân lực của một Doanh nghiệp. Hoành định nguồn nhân lực là quá trình tra soát, xem xét, xây dựng một cách hệ thống về tổng quan nguồn nhân lực, từ đó lập kế hoạch sử dụng nhân lực làm sao đảm bảo đúng người, đúng việc, đúng chức năng, đúng nhiệm vụ mà phát huy được tối đa nguồn lực tạo ra giá trị cao nhất phù hợp với mục tiêu Doanh nghiệp lập ra cho cả một quá trình. Để đảm bảo được điều đó, công tác tuyển dụng đòi hỏi là mấu chốt vấn đề lựa chọn nhân sự đảm bố trí, phân bổ đúng với kế hoạch nguồn lực công bố. Hiệu quả tối đa chỉ đạt khi tất cả hoạt động từ tuyển dụng, bố trí, đào tạo, chính sách … đều đi đúng mục tiêu ngay từ đầu.

- Ngân sách tài chính dành cho công tác Nhân sự của Doanh nghiệp:

Bao gồm ngân sách lương và các chế độ phúc lợi, ngân sách về đầu tư tuyể dụng. Nếu Doanh nghiệp càng cân đối tài chính cho chế độ phúc lợi càng lớn thì công tác tuyển dụng càng có thể trở nên dễ hơn hơn vì đó là điểm mấu chốt thu hút ứng viên bên cạnh các yếu tố môi trường hay cơ hội nghề nghiệp mà ứng viên quan tâm, ngân sách lớn thì cơ hội để tạo lợi thế cạnh tranh nguồn lực bằng chế độ phúc lợi càng cao. Ngân sách dành cho công tác tuyển dụng càng cao thì công tác tuyển dụng càng lợi thế trong việc phát triển kênh tuyển dụng để thu hút rộng rãi ứng viên và có nguồn ứng viên tốt.

- Chính sách quản lý nhân sự, Chính sách tuyển dụng: Liên quan đến ngân sách dành cho nhân sự, nếu chính sách quản lý nhân sự và tuyển dụng tốt thì ứng viên có cảm giác được thỏa mãn và dễ bị thu hút; ngược lại, nếu chính sách hông phù hợp, dù nhiều ngân sách Doanh nghiệp sẵn sàng chi trả

nhưng chính sách không làm cho ứng viên thấy hứng thú, không khích lệ mà thiên về áp đặt thì khó thu hút được ứng viên có năng lực cao, thậm chí khó giữ được nhân sự hiện tại, sẽ ảnh hưởng đến việc tuyển dụng thay thế liên tục trong tình trạng bị động.

- Năng lực quản lý, phối hợp giữa các phòng ban và ban tuyển dụng của Doanh nghiệp: Nhu cầu tuyển dụng thường được mô tả chi tiết xuất phát từ các phòng ban, khi không có sự phối hợp thì các thông tin về mô tả và yêu cầu sẽ bị khuyết hoặc không đầy đủ, không chính xác. Việc này làm cho công tác tuyển dụng dễ đi lệch hướng so với mục tiêu, nguồn ứng viên được lựa chọn sẽ không đáp ứng đúng yêu cầu hoặc khi đáp ứng yêu cầu của Doanh nghiệp nhưng ứng viên dễ bị phát sinh tâm trạng chán vì không đúng với yêu cầu ban đầu đặt ra khi thu hút ứng viên. Bên cạnh đó, ban tuyển dụng nếu năng lực chưa đạt đến trình độ yêu cầu, không nhận biết được vấn đề, sẽ bị sai phạm ngay khâu sàng lọc, ảnh hưởng vô cùng lớn đến cả quá trình tiếp theo của công tác tuyển dụng, hệ lụy đến kết quả nguồn lực toàn Doanh nghiệp.

- Văn hóa Doanh nghiệp: Là yếu tố được xây dựng cả quá trình hình thành và phát triển, từ thói quen và hệ thống chế tài khen thưởng của Doanh nghiệp. Ngày nay, xã hội ngày càng tiến bộ, con người càng chú trọng đến giá trị tinh thần thì văn hóa Doanh nghiệp trở thành một yếu tố cốt lõi xuyên suốt quá trình từ hội nhập đến làm việc của nhân sự. Chẳng hạn như khi chế độ lương và phúa lợi không là một lời thế, thì văn hóa doanh nghiệp lại đóng vai trò can thiệp đến sự đi và ở, đến sự lựa chọn của nhân sự. Một doanh nghiệp có mối quan hệ đồng nghiệp tốt, tương thân tương ái giúp đỡ lần nhau cùng tiến bộ, chia sẻ yêu thương nhau, không có mâu thuẫn nhiều giữa đồng nghiệp hay giữa các cấp thì con người trong Doanh nghiệp đó sẽ có điều kiện thuận lợi về tinh thần để thỏa sức thể hiện, phát huy vai trò và năng lực cá nhân,

giúp nâng cao hiệu quả lao động. Ngược lại, một môi trường đồng nghiệp ghanh tỵ, ghen ghét đố kị hay áp đặt chỉ làm cho nhân sự thêm mệt mỏi, mất đi tính chủ động và sáng tạo tạo công việc, xa rời sự gắn kết và tạo sự rời rạc trong tổ chức, không có kết nối gây ảnh hưởng mạnh đến quá trình tổ chức hoạt động, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, trưởng hợp xấu có thể là một yếu điểm để đối thủ cạnh tranh đánh mạnh vào đó. Vì vậy, môi trường, văn hóa doanh nghiệp ngày nay được các nhà quản trị cực kỳ chú trọng, đầu tư xây dựng ngay từ việc tuyển chọn đội ngũ và gầy dựng đội ngũ, giữ gìn bản sắc nhưng mang tính hội nhập.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Qua phân tích trên ta thấy công tác tuyển dụng có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mọi tổ chức. Trước hết tuyển dụng nhân lực có hiệu quả sẽ cung cấp cho doanh nghiệp một đội ngũ lao động lành nghề, năng động, sáng tạo, bổ sung nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ đó giúp doanh nghiệp thực hiện tốt các mục tiêu kinh doanh. Mặt khác, tuyển dụng là khâu đầu tiên của công tác quản trị nhân lực, chỉ khi làm tốt khâu tuyển dụng nhân lực mới có thể làm tốt các khâu tiếp theo. Không chỉ đối với doanh nghiệp, tuyển dụng còn có vai trò hết sức quan trọng đối với người lao động và xã hội. Quá trình tuyển dụng bao gồm các hoạt động như đã trình bày ở trên. Tuy nhiên, không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng thực hiện tuyển dụng đầy đủ qua các hoạt động mà quá trình tuyển dụng có thể được điều chỉnh, linh hoạt cho phù hợp với từng doanh nghiệp, từng đối tượng tuyển dụng để có thể đạt kết quả và tiết kiệm thời gian, chi phí.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách truyền thông cho dịch vụ 4g của vieel đăk lăk (Trang 34 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)