HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Một phần của tài liệu Hoạch định ngân sách tại công ty cổ phần công trình việt nguyên (Trang 22 - 25)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG

1.1. HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1.1. Khái niệm cho vay cá nhân kinh doanh của ngân hàng thương mại

a. Khái niệm cho vay

Cho vay là quan hệ vay mƣợn dựa trên nguyên tắc hoàn trả có lợi tức.

Cho vay là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị dưới hình thức hiện vật hay tiền tệ từ người sở hữu sang người sử dụng, sau một thời gian nhất định phải hoàn trả với giá trị lớn hơn

Tại Việt Nam, theo Luật các tổ chức tín dụng số 47, cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi (Quốc hội, 2010).

Theo Thông tƣ số 39/2016/TT-NHNN, cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi (Ngân hàng Nhà nước, 2016)

b. Khái niệm cá nhân kinh doanh

Theo Điều 2 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng số 59, (2010) cá

nhân kinh doanh là cá nhân thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tƣ, từ sản xuất đến tiêu thụ hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.

Cá nhân kinh doanh bao gồm: cá nhân sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện.

Nhƣ vậy, cho vay cá nhân kinh doanh của ngân hàng thương mại là việc ngân hàng thương mại giao cho cá nhân sử dụng một khoản tiền để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh trong khoảng thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi.

1.1.2. Đặc điểm cho vay cá nhân kinh doanh

Quy mô khoản vay nhỏ lẻ: do việc kinh doanh chỉ do cá nhân thực hiện nên thường sẽ tập trung kinh doanh các ngành nghề nhỏ lẻ, ít yêu cầu nhiều về trang bị kỹ thuật do đó chi phí để phục vụ hoạt động kinh doanh cá nhân thường thấp, vốn đầu tư ban đầu không cao do đó quy mô mỗi món vay cá nhân kinh doanh cũng chỉ ở mức trung bình trở lại.

Số lượng khoản vay nhiều: tuy rằng quy mô mỗi khoản vay cá nhân kinh doanh nhỏ nhưng với dân số hơn 90 triệu người, đồng thời nền kinh tế thị trường Việt Nam đang mở cửa thì nhu cầu về vay vốn để kinh doanh của cá nhân là rất lớn. Do đó số lƣợng khoản vay cá nhân kinh doanh tại các ngân hàng tăng lên, đặc biệt là các ngân hàng thương mại có định hướng tập trung phát triển thành ngân hàng bán lẻ thì tỷ trọng cho vay cá nhân kinh doanh tăng cao, số lƣợng khoản vay cá nhân kinh doanh chiếm phần lớn trong tổng dƣ nợ của ngân hàng.

Đa dạng hóa ngành nghề, địa bàn: với một nền kinh tế thị trường mở cửa của Việt Nam nhƣ hiện nay thì có rất nhiều lĩnh vực ngành nghề mà tƣ

nhân đƣợc phép tham gia, từ lĩnh vực nông nghiệp đến kinh doanh nhỏ lẻ, thương mại dịch vụ…. và trải rộng trên các địa bàn của cả nước, từ nông thôn đến thành thị, nơi nào có sự giao thương về kinh tế thì nơi đó có thể cho vay cá nhân kinh doanh.

Thủ tục vay vốn yêu cầu đơn giản, nhanh chóng: do đặc điểm của quy mô khoản vay cá nhân kinh doanh cho nên yêu cầu về việc cấp vốn phải đƣợc nhanh chóng. Do đó thủ tục hồ sơ vay vốn đơn giản, tiết giản tối đa các thủ tục giấy tờ tránh sự rườm rà nhằm cung cấp vốn cho cá nhân kinh doanh nhanh chóng.

Năng lực quản lý tài chính không cao: do đặc điểm ngành nghề kinh doanh của khách hàng cá nhân kinh doanh chủ yếu tập trung vào ngành nghề nhỏ lẻ, đơn giản nên không yêu cầu cao vào năng lực quản lý tài chính nhƣ công ty, doanh nghiệp. Do đó việc quản lý tài chính của khách hàng cá nhân kinh doanh ít thể hiện qua sổ sách chứng từ kế toán mà chủ yếu ghi chép tay hoặc thực hiện qua sổ sách chứng từ sơ sài, không thống nhất. Phương thức thanh toán chủ yếu là dùng tiền mặt. Việc này dẫn tới khi các ngân hàng tiến hành thẩm định sẽ thiếu các thông tin cần thiết, tạo ra sự bất đối xứng thông tin.

Chi phí giám sát và quản lý vay vốn nhiều: do đặc điểm quy mô nhỏ lẻ, đa dạng hóa ngành nghề và năng lực quản lý tài chính không cao nên để giám sát và quản lý việc vay vốn có đúng theo quy định hay không thì các ngân hàng phải bỏ ra nhiều chi phí để phục vụ công việc này nhƣ đầu tƣ vào công nghệ thông tin, đầu tư vào nhân sự, đầu tư mạng lưới….. để phục vụ công việc quản lý khách hàng vay vốn.

Một phần của tài liệu Hoạch định ngân sách tại công ty cổ phần công trình việt nguyên (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)